Dù bỏ ra chi phí nâng ngực đắt đỏ nhưng bà mẹ này vẫn phải chịu biến chứng thẩm mỹ sau nhiều năm, thậm chí còn suýt gây nguy hiểm cho con trai mình.
Cô Điền, 28 tuổi người Trung Quốc là một người yêu làm đẹp, khi con trẻ vì mong muốn có một thân hình đầy đặn hơn cô đã thực hiện tại một trung tâm thẩm mỹ. Cô không ngờ rằng lần làm đẹp cho bản thân này về sau sẽ khiến cô ân hận cả đời.
Sau khi kết hôn, cô Điền sinh được một bé trai kháu khỉnh bụ bẫm. Cũng như bao bà mẹ khác cô Điền chọn cách nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên sau khoảng 3 tuần, một ngày khi đang cho con bú bỗng phát hiện ngực của mình cứng lại và đỏ tấy lên, kèm theo đó cảm giác đau đớn không chịu nổi.
Cô Điền bị vỡ túi độn ngực khi cho con bú
Chứng kiến cảnh tượng vợ đau đớn ngất đi khi cho con bú, chồng cô Điền giật mình kinh hãi, lập tức đưa vợ vào bệnh viện cấp cứu. Sau khi bác sĩ kiểm tra đã kết luận túi độn trong ngực cô Điền đã bị vỡ tung, dung dịch trong túi tràn ra ngoài khiến vùng ngực sưng tấy biến dạng nghiêm trọng, cần phải phẫu thuật gấp để loại bỏ, nếu không sẽ gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến tính mạng.
Sau khi biết được nguyên nhân thật sự cơn đau của vợ, chồng cô Điền đã rất tức giận. Lúc này bà mẹ 28 tuổi mới khóc lóc thừa nhận với chồng, nhiều năm trước cô đã dành 5 vạn tệ (tương đương 170 triệu đồng) để thực hiện thẩm mỹ nâng ngực. Khi đó, bác sĩ tư vấn luôn cam kết về chất lượng túi độn và đảm bảo không ảnh hưởng đến việc mang thai và cho con bú trong tương lai. Nhưng không ngờ rằng, chỉ sau vài năm, cô đã gặp sự cố đáng tiếc này.
Bác sĩ cho biết, túi độn ngực sau nhiều năm hoàn toàn có thể vỡ hoặc gây rò rỉ chất độn. Có hai nguyên nhân chính gây ra điều này đó là thời gian đặt túi quá lâu và bao xơ của cơ thể co bóp. Trong trường hợp của cô Điền, việc nâng ngực trong nhiều năm cộng thêm việc mang thai và cho con bú đồng thời gây nên hậu quả đáng tiếc.
Cô Điền bị vỡ túi độn ngực khi cho con bú
Sau khi được đưa đến bệnh viện kịp thời, cô Điền đã thoát khỏi nguy hiểm. Tuy nhiên chồng và gia đình không thể chấp nhận việc cô Điền vì làm đẹp cho bản thân mà suýt nữa mất mạng. Việc nâng ngực này cô Điền đều giấu kín trong nhiều năm, nên sau khi mọi chuyện vỡ lỡ, chồng và cả gia đình đều tỏ thái độ căng thẳng, thậm chí yêu cầu cô Điền ký giấy ly hôn ngay lập tức.
Qua câu chuyện của cô Điền, các chị em phụ nữ yêu làm đẹp nên có những hiểu biết nhất định trước khi phẫu thuật thẩm mỹ để không để lại hậu quả đáng tiếc. Trong thực tế, dù công nghệ có hiện đại như thế nào nhưng việc đặt túi ngực trong thời gian dài vẫn có những rủi ro tiềm ẩn.
Phẫu thuật nâng ngực có thể gặp những biến chứng gì?
Chảy máu
Đây là trường hợp chảy máu thứ phát sau mổ do cầm máu không kỹ khi phẫu thuật hoặc do các nguyên nhân bất thường khác như chấn động cơ thể trong quá trình vận chuyển bệnh nhân sau mổ hay do bệnh nhân đi lại quá sớm, bị té ngã...
Với loại tai biến này, nếu có sự theo dõi hậu phẫu chu đáo, có thể phát hiện sớm do ngực bệnh nhân bị căng, đau và bắt buộc phải được đưa vào phòng mổ kiểm tra để xử lý kịp thời.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng là tai biến nguy hiểm cần chú ý. Nhưng nếu điều kiện vệ sinh y tế tại các bệnh viện nghiêm ngặt và sự tuân thủ quy trình chống nhiễm khuẩn của các nhân viên y tế tốt thì tai biến nhiễm trùng sẽ dễ dàng bị loại trừ.
Hoại tử núm vú
Hoại tử núm vú có thể biểu hiện chỉ một vài ngày sau mổ khi nguồn máu nuôi núm vú bị tổn thương hoặc mất hẳn trong các trường hợp phẫu thuật đi qua đường quầng vú hoặc kết hợp với chỉnh sửa tổ hợp quầng núm vú. Nếu xảy ra hoại tử nặng, rụng mất núm vú sẽ gây hậu quả thẩm mỹ nặng nề và tổn thương nhiều về mặt tâm lý tinh thần cho người bệnh.
Ngoài ra người phẫu thuật ngực có thể phải đối diện với nguy cơ biến chứng muộn sau phẫu thuật một thời gian như: ngực không đều, biến chứng co thắt bao xơ làm ngực cứng, xấu, méo mó; sẹo xấu, túi gấp nếp, sờ thấy túi,.. thường ảnh hưởng tới hiệu quả thẩm mỹ và bệnh nhân không hài lòng.
An An (Dịch theo Sina)
Thánh nữ bolero dance Ivy Trần bị nổ túi ngực khi đang trên máy bay từ Đài Loan về Việt Nam.
Vì sao ca sĩ bolero Ivy Trần bị vỡ túi nâng ngực sau 7 năm phẫu thuật đặt silicon trên chuyến bay từ Đài Loan về Việt Nam. Có phải do áp suất máy bay như nhiều người phỏng đoán.
Nhiều vụ "nổ" ngực khi đang đi máy bay, một số khác gặp sự cố khi vừa nâng, nâng quá kích cỡ hoặc dùng chất liệu không đảm bảo.