Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017
Thực phẩm chức năng - Hiểu thế nào cho đúng?
Phát hiện hàng loạt chất kịch độc trong thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng chứa thành phần gây co giật, suy thận
Việc vitamin và các thực phẩm chức năng thuộc nhóm không kê đơn không có nghĩa rằng chúng hoàn toàn vô hại. Chỉ tính riêng giai đoạn 2005 - 2012, tỉ lệ các cuộc gọi tới các trung tâm kiểm soát chất độc liên quan đến thực phẩm chức năng tại Mỹ đã tăng 49%.
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Medical Toxicology, giai đoạn 2002-2009 mức tăng các cuộc gọi tới TT kiểm soát chất độc chỉ là gần 9%, chủ yếu là FDA cấm Chi Ma Hoàng - vốn liên quan với đột quỵ và nhồi máu cơ tim nhưng giai đoạn 2005-2012 đã tăng tới 49%.
Phương pháp vi lượng đồng căn (một thực hành lâm sàng y khoa dựa trên ý tưởng mà cơ thể có khả năng tự chữa lành bệnh của chính mình) chiếm 36% các cuộc gọi; nguyên nhân thảo dược chiếm 32% và thực phẩm chức năng dạng hoóc môn (bao gồm cả melatonin và tăng cường hoóc môn nam) chiếm 15%.Có khoảng 5% cuộc gọi có hậu quả nghiêm trọng, trong đó các sản phẩm bổ sung năng lượng và dược thảo chiếm tỉ lệ cao nhất.
Khi xem xét các sản phẩm bổ sung năng lượng, phần lớn các trường hợp bị ảnh hưởng là nam giới và trẻ trên 6 tuổi. Và có gần 1/4 trường hợp chủ ý sử dụng quá mức.
Các sản phẩm bổ sung năng lượng thường chứa hỗn hợp caffein với các thành phần khác như taurine, guarana, nhân sâm , bạch quả, L-carnitine, kế sữa và vitamin B. Chúng gây ra nhịp tim bất thường, co giật và thở gấp.
Về dược thảo, hợp chất yohimbe (thường được cho là làm tăng sức mạnh của nam giới) gây nguy cơ cao nhất. Gần 30% trường hợp sử dụng đã gặp phải các vấn đề từ vừa đến nặng với các biểu hiện như nhịp tim nhanh, suy thận hay nhồi máu cơ tim.
Những kết quả này cho thấy cần phải có sự điều tiết của FDA đối với các sản phẩm bổ sung năng lượng và chất yohimbe như đã từng thành công với việc cấm cây Chi Ma Hoàng cách đây 10 năm. Vì vậy, nếu bạn đang định dùng thực phẩm chức năng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi một số chất trong thực phẩm chức năng có thể gây nguy hiểm khi bạn kết hợp dùng với thuốc khác.
Thực phẩm chức năng chứa hóa chất gây rối loạn tim mạch
Trên thế giới là vậy, còn ở Việt Nam, thời gian qua lực lượng chức năng đã không ít lần vào cuộc và thu giữ lượng lớn thực phẩm chức năng có chứa các thành phần độc hại gây nguy hiểm cho con người.
Công an Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2012 tới nay, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý ít nhất 5 đường dây sản xuất, tiêu thụ thực phẩm chức năng giả, không rõ nguồn gốc với số lượng lớn.
Đáng chú ý, không ít sản phẩm thực phẩm chức năng chứa hóa chất nguy hại cho sức khỏe người sử dụng. Điển hình là kết quả kiểm nghiệm bước đầu mẫu cà phê giảm cân của 2 nhãn hiệu : Coffee weight loss và Green Coffee, thu giữ tại một cơ sở chế biến trong ngõ 37, phố Mạc Thị Bưởi (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng) cho thấy, có chứa hàm lượng sibutramine, phụ gia không được phép sử dụng trong thực phẩm và độc hại rất cao, có thể gây các bệnh như: tăng huyết áp, rối loạn tim mạch, có nguy cơ đột quỵ, nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài một số loại đồ uống, thực phẩm chức năng giảm béo chứa hoạt chất độc hại, sibutramine còn được phát hiện trong viên uống giảm cân Lishou. Đại diện Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường cho biết, kết quả kiểm nghiệm 78 hộp thực phẩm chức năng dạng viên nén hiệu Lishou, bị thu giữ trong vụ mua bán thực phẩm chức năng giả cách đây 3 tháng trên địa bàn quận Cầu Giấy cũng chứa sibutramine hàm lượng lên đến 28,5mg/viên.
Chứa nhiều chất kích dục
Thành phần của thuốc kích dục đều chứa các chất độc hại nên bị cấm buôn bán và sử dụng tại rất nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, thời gian qua, cơ quan chức năng phát hiện nhiều vụ kinh doanh thực phẩm chức năng (TPCN) chứa chất gây kích dục dành cho nam giới.
Thực phẩm chức năng chứa hoạt chất kích dục gây nguy hiểm cho sức khỏe, chất cấm nhưng được quảng cáo tráng dương, bổ thận.
Các loại thuốc "thần dược" này được bán tràn lan, có nguồn gốc xuất không rõ ràng nên những người có nhu cầu sẽ mua được không chút khó khăn. Nhưng không hiểu về thuốc và lạm dụng chúng trong một thời gian dài và xem chúng như một loại "thần dược" bạn sẽ nghiện và có tâm lý phụ thuộc vào thuốc và nguy cơ liệt dương là điều khó có thể tránh hỏi. Nó sẽ để lại hậu quả khôn lường cho sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
Điển hình hơn 400 hộp TPCN "Thận lực phiến" cùng hàng ngàn loại thuốc đã hết hạn sử dụng, đã bị cơ quan Công An và Sở Y Tế Hải Phòng thu giữ tại Văn phòng Đại diện của Công ty CP Dược Phẩm Khang Đạt đóng tại Hải Phòng. Ngoài ra, lực lượng chức năng phát hiện tại văn phòng có khoảng 70.000 tờ rơi về sản phẩm "Thận lực phiến" không có nội dung quảng cáo đính kèm giấy xác nhận nội dung do cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Nguy hiểm hơn khi "Thận lực phiến" được đơn vị phân phối quảng cáo là "thần dược" trị chứng liệt dương, xuất tinh sớm, suy giảm sinh lý. Nhưng qua xét nghiệm, cơ quan chuyên môn phát hiện loại TPCN này có chứa hoạt chất sildenafil với hàm lượng 18,18 mg/viên.
Đây là hoạt chất của thuốc điều trị rối loạn cương ở nam giới và không được phép có trong thành phần của sản phẩm TPCN do gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Thành phần này không được Công ty CP Dược phẩm Khang Đạt đăng ký trong bản công bố về an toàn thực phẩm (ATTP) theo quy định.
Trước đó, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng từng phát hiện TPCN "Kim Thận Bảo số 1" do một doanh nghiệp nhập ngoại có chứa chất trị rối loạn cương dương sildenafil và tadalafil với hàm lượng mỗi viên chứa 36 mg tadalafil và 123 mg sildenafil. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, cho rằng vardenafil và sildenafil là những hoạt chất bị cấm trong thành phần của TPCN
Những chiêu trò mới trong quảng cáo thực phẩm chức năng
Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017
Thực phẩm chức năng nguy hiểm hơn các loại đồ ăn đã qua chế biến
Phó giáo sư Cohen tới từ Đại học Dược Harvard cho biết, dưới sự bảo vệ của hai từ này, các nhà sản xuất không cần phải liệt kê tất cả mọi thành phần có trong sản phẩm.
Điều này "cho phép các công ty không cần phải thông báo số lượng thành phần các chất trong sản phẩm. Và chúng có khả năng là những sản phẩm mang đến rủi ro cao".
Những rủi ro này có thể rất nghiêm trọng. Một vài loại thực phẩm chức năng có liên quan tới việc gia tăng một số loại ung thư nhất định; một số khác gắn với nguy cơ gia tăng sỏi thận. Mặc dù nghiên cứu này đã được công bố rộng rãi, nhưng mỗi năm vẫn có hơn 20.000 người phải đến phòng cấp cứu do thực phẩm chức năng.
Nhà nghiên cứu Cohen đã so sánh khuôn khổ an toàn của thực phẩm bổ sung với các loại thức ăn có cùng mục đích đó. "Thức ăn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn phổ biến, và đó không phải là tiêu chuẩn dành cho thành phần trong thực phẩm chức năng – một tiêu chuẩn này không hề chặt chẽ".
Tuy vậy, ở Mỹ có một số luật quy định về chế độ sử dụng thực phẩm chức năng. Năm 1994, Quốc hội Mỹ đã thiết lập Luật giáo dục và Chế độ thực phẩm chức năng bổ sung (DSHEA), trong đó có đề cập đến việc ghi nhãn và an toàn của thực phẩm chức năng, và có một số quy định gần đây yêu cầu các nhà sản xuất phải tuân theo "thực hành sản xuất tốt" – GMPs, trong đó có cả việc kiểm tra thành phần sản phẩm.
Theo DSHEA, các thành phần được liệt kê dưới danh mục "công thức độc quyền" không cần phải nêu thông tin chi tiết về định lượng của mỗi thành phần trong danh mục đó. Thay vào đó, họ chỉ phải liệt kê tổng lượng và các thành phần trong "công thức" theo thứ tự về trọng lượng.
Điều này có thể là một vấn đề lớn về liều lượng sử dụng, vì nếu dùng các thành phần này ở một lượng nhất định có thể sẽ dẫn đến tác dụng phụ nguy hiểm, hoặc tương tác với các loại thuốc trị bệnh.
Phó giáo sư Cohen cho rằng, "từ góc độ pháp lý, chúng đều rất an toàn, nhưng trên thực tế lại có nhiều người bị tổn hại do thực phẩm chức năng"Thực phẩm chức năng: Quản lý không theo kịp đà tăng trưởng
Thực phẩm chức năng không có tác dụng hỗ trợ điều trị?
Tại buổi Tọa đàm, PGS. TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng , khẳng định: "Thực phẩm chức năng (TPCN) có 2 chức năng cơ bản: một là tăng cường sức khỏe (chống lão hóa, tăng sức đề kháng, sung mãn, làm đẹp) và tác dụng thứ 2 là hỗ trợ điều trị bệnh tật (góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh, làm giảm tác hại của bệnh)."
Cùng quan điểm, Dược sĩ Nguyễn Xuân Hoàng, Chủ tịch HĐQT Cty tư vấn Y Dược IMC, cho rằng TPCN không phải khái niệm mới. Trước đây, người dân đã quen thuộc với thuốc bổ. Hiện nay, các nhà sản xuất đã bổ sung các vi chất, emzym, probiotic, chất khoáng… vào các loại thuốc và như vậy 1 bộ phận thuốc đã chuyển thành TPCN. Và thuốc bổ trước đây cũng đã trở thành TPCN. Như vậy TPCN có tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng bệnh cho con người.
Không nhắc tới vai trò hỗ trợ điều trị, GS Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, bày tỏ quan điểm thực phẩm chức năng là sản phẩm bổ sung dưỡng chất.
"Thực phẩm chức năng là khái niệm chung của thế giới, có tên thực phẩm bổ sung, chế độ ăn uống bổ sung, sản phẩm sức khỏe. Nó (thực phẩm chức năng - PV) không nặng về dinh dưỡng toàn diện như thức ăn mà chỉ bổ sung vi chất nào đó cho cơ thể như vitamin và khoáng chất, chất xơ, bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt khác, thực phẩm giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hoá…", GS Lân Dũng giải thích.
Ảnh: L.T.C
Còn GS. TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Y tế (ảnh trên), khẳng định luôn: Thực phẩm chức năng không có công dụng hỗ trợ điều trị. Bởi theo định nghĩa được Bộ Y tế công nhận, TPCN chỉ có tác dụng "tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật".
Cũng theo ông Quang, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang lợi dụng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe với danh nghĩa thực phẩm hỗ trợ điều trị để bán hàng với giá trên trời, cung cấp thông tin sai lệch, lừa đảo người tiêu dùng... do đó, loại thực phẩm chức năng này cần phải được quản lý chặt chẽ.
Quản lý không theo kịp đà tăng trưởng
Một vấn đề khác được các thành viên của buổi Tọa đàm quan tâm đó là khung pháp lý quản lý thực phẩm chức năng chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng của ngành này.
Theo Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) tại Việt Nam trong những năm qua đã có mức tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu như năm 2.000 mới chỉ có 63 sản phẩm TPCN do 13 cơ sở sản xuất thì đến nay cả nước đã có tới 3.600 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh với hơn 20.000 sản phẩm được công bố với thành phần cấu tạo hết sức phức tạp.
Còn theo số liệu từ Bộ Y tế, số sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường tăng nhanh theo từng năm. Nếu năm 2014 chỉ có 1.062 sản phẩm mới đăng ký thì 1 năm sau đã tăng gấp 10 lần và năm 2016 cũng có số lượng đăng ký mới tương tự như 2015.
Kéo theo đó là tình trạng sản xuất thực phẩm chức năng giả; Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng không đúng chất lượng đã công bố; Quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật, cường điệu hóa công dụng của sản phẩm; Sản xuất thực phẩm chức năng không đảm bảo vệ sinh.
Mặc dù TPCN tăng trưởng mạnh mẽ và nảy sinh nhiều bất cập như vậy nhưng cho đến nay mới chỉ có Thông tư 43 quy định về quản lý thực phẩm chức năng (24/11/2014).
Ảnh: L.T.C
Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn (ảnh trên) cho rằng chính điều này "dẫn đến việc giám sát các hoạt động sản xuất, bảo quản TPCN chưa được chặt chẽ". Nguyên Thứ trưởng kiến nghị: Bộ Y tế có thể xem xét và kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị định, chứ không thể là Thông tư.
"Theo tôi ít nhất phải có 3 Nghị định ra đời, nhưng hiện nay chưa có Nghị định nào cả, do đó, khi có những vấn đề vượt thẩm quyền của Bộ Y tế thì Bộ Y tế không giải quyết được. Do đó, theo tôi cần thiết phải xây dựng Nghị định", PGS Trịnh Quân Huấn nói.
Còn theo GS Nguyễn Lân Dũng, "Rất cần có Nghị định bởi vì đây là sản phẩm liên quan tới con người".
Trên thực tế, hiện Bộ Y tế đang trình dự thảo Nghị định Quy định điều kiện sản xuất, kinh doanh, quảng cáo và ghi nhãn thực phẩm chức năng.
Ông Nguyễn Hùng Long, Cục phó Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, cho biết: "Việc xây dựng nghị định sẽ giúp việc quản lý TPCN tốt hơn".
Đồng thời ông Long cũng cho biết sẽ chọn lọc tên Nghị định sao cho mang tính nội hàm và bao quát hơn sau khi ông Trần Đáng kiến nghị nên đổi tên Nghị định thành Nghị định Quản lý thực phẩm chức năng
Thị trường thực phẩm chức năng: Nhộn nhạo một tấc đến trời
Giấy phép ATTP
Theo quy định của pháp luật, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (trừ những cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định, những người bán hàng rong)
Công bố chất lượng
Với mục đích mang lại những sản phẩm chất lượng, sạch, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, hầu hết các công ty, cơ sở chế biến thực phẩm phải công bố chất lượng thực phẩm trước khi bán ra thị trường. Công bố chất lượng thực phẩm đạt tiêu chuẩn còn khẳng định sản phẩm được hợp phát bán ra thị trường.
Tư vấn tiêu chuẩn ISO
Tư vấn và đào tạo chuyên nghiệp với sức mạnh hợp nhất của 03 lĩnh vực "DỊCH VỤ PHÁP LÝ - ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ - TƯ VẤN TRIỂN KHAI" Chúng tôi được thành lập với sứ mệnh giúp khách hàng của Chúng tôi - các tổ chức và doanh nghiệp - nâng cao hiệu quả quản lý, năng lực cạnh tranh và hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh.
Sở hữu trí tuệ
Do tầm quan trọng của NHÃN HIỆU trong việc xác định sự thành công của sản phẩm trên thị trường, nên cần phải bảo đảm rằng chúng có được sự bảo hộ của pháp luật. Việc đăng ký Nhãn hiệu và Bản quyền tác giả mang đến cho công ty của bạn độc quyền sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu, logo, bao bì... ngăn cản người khác xâm phạm.
Tem chống giả BCA
Để hỗ trợ tốt doanh nghiệp chống tệ nạn hàng giả hàng nhái, ATV MEDIA cung cấp dịch vụ tư vấn làm thủ tục miễn phí và là đơn vị phân phối Tem Chống Hàng Giả của Bộ Công An để cung cấp các giải pháp chống giả, chống nhái, nhằm bảo vệ hàng thật, chống hàng giả và hỗ trợ bảo vệ thương hiệu cho các Doanh Nghiệp.
7 lý do chọn ATV Media
Với nhiều năm kinh nghiệm Ấn tượng Việt tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ Tư vấn doanh nghiệp hàng đầu Tp. HCM.
Khách hàng chọn chúng tôi vì các lý do sau:
- Tư vấn miễn phí 24/7 trong các ngày trong tuần từ thứ 2 - thứ 7
- Đội ngũ chuyên viên và chuyên gia nhiều kinh nghiệm và tận tâm
- Cam kết lãnh đạo "Chăm sóc khách hàng là mục tiêu phát triển"
- Chính sách hậu mãi hợp lý, mang đến sự hài lòng khi hợp tác
- Thời gian là NHANH NHẤT: Chúng tôi đảm bảo làm thủ tục hành chính nhanh chóng, chính xác. Tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
- Chi phí là RẺ NHẤT: Chúng tôi mong muốn trở thành đối tác tin cậy của mọi khách hàng vì thế chúng tôi đảm bảo thu phí dịch vụ thấp nhất.
- Chất lượng là TỐT NHẤT: Chúng tôi có đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc.
Bài viết nổi bật
Giấy phép ATTP
Tin an toàn thực phẩm
Công bố chất lượng
Tin công bố chất lượng
Tư vấn tiêu chuẩn ISO
Sở hữu trí tuệ
Tin nhãn hiệu hàng hoá
Tin bản quyền tác giả
Tem chống giả BCA
Tin thực phẩm chức năng
Tin chống hàng giả
Bài đăng phổ biến
-
Dưới đây là những thói quen có hại cho răng miệng mà nhiều người vô tình mắc phải và âm thầm hủy hoại hàm răng của mình hằng ngày. 1. Đá...
-
- 95% người mắc hội chứng cực kỳ hiếm gặp có các nốt sắc tố sậm màu rải rác trên môi, niêm mạc má. Chị Oanh (tên người bệnh được thay ...
-
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 754.000 người tử vong do ung thư gan, trong đó ung thư biểu mô tế bào gan (hepatocellular carcinoma - HCC) ...
-
- Bệnh nhân bị tại nạn chấn thương nghiêm trọng có nguy cơ phải mất một chân. Bệnh viện Quân y 175 đã động tổ cấp cứu hàng không bay thẳng...
-
Ăn uống thiếu khoa học, stress trong công việc, lười vận động, lạm dụng rượu bia, thuốc lá… là những nguyên nhân góp phần làm giảm sinh lý ...