Đây là trường hợp đông lạnh phôi dài kỷ lục, mà vẫn giữ được khả năng phát triển thành một bé gái khỏe mạnh tại Trung Quốc.
Hoàng Quỳnh, 48 tuổi, đến từ Giang Tô, Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện về hành trình dài đằng đẵng 18 năm để bảo vệ và giúp con gái chào đời.
Thời điểm vào năm Hoàng Quỳnh 27 tuổi, là độ tuổi lập gia đình, nhưng cô lại gặp vấn đề khó sinh nở. Từng phải chữa trị bệnh tắc ống dẫn trứng, khó đậu thai, người phụ nữ trẻ quyết định chọn cách . Tuy nhiên, vòi trứng và độ mỏng nội mạc tử cung của Hoàng Quỳnh không đạt tiêu chuẩn, 3 lần cấy ghép phôi thai vào cơ thể đều thất bại.
Vì vậy, bác sĩ Trần Hoa, người điều trị trực tiếp cho Hoàng Quỳnh, đưa ra lời khuyên về đông lạnh phôi, bảo quản cho đến khi người mẹ có sức khỏe tốt hơn để tiếp nhận. Phương pháp này được cô gái trẻ và gia đình đồng ý. Ngay sau khi thụ tinh ống nghiệm thành công, phôi thai luôn được bảo quản tại bệnh viện với các tiêu chuẩn nghiêm ngăt.
Bác sĩ đang cấy phôi vào bể chứa nitơ lỏng -196 độ C để tiến hành đông lạnh.
18 năm sau, Hoàng Quỳnh được gọi trở lại bệnh viện. Lúc này y học đã tiến bộ hơn và chứng bệnh khó đậu thai của cô đã có phương pháp chữa trị. Các bác sĩ đưa ra đề nghị loại bỏ ống dẫn trứng để gia tăng sự thành công cho ca cấy ghép. Người phụ nữ 45 tuổi hoàn toàn sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật cấy ghép phôi.
Sau đó, quá trình đưa phôi đông lạnh 18 năm vào cơ thể người mẹ đã diễn ra thành công. Hai tuần sau khi phẫu thuật, Hoàng Quỳnh đến bệnh viện kiểm tra và nhận được thông báo mang thai. Và vào tháng 6 năm 2015, cô hạ sinh một bé gái nặng 3,3kg, đáng yêu, khỏe mạnh.
Sau sự thành công của trường hợp này, Phó giám đốc bệnh viện Tôn Hiểu Khê đã cho biết 18 năm trước, công nghệ thủy tinh hóa phôi thai không được áp dụng cho lĩnh vực hỗ trợ sinh sản ở Trung Quốc. Hầu hết quá trình đông lạnh phôi được lập trình công nghệ đông lạnh chậm. Tỷ lệ sống sau khi rã đông là khoảng 80%. Tỷ lệ thành công trung bình của thai kỳ chỉ khoảng 30%. Ngày nay, công nghệ thủy tinh hóa phôi đã phát triển hơn rất nhiều. Năm 2015, tỷ lệ cấy phôi đông lạnh ở bệnh viện khoảng 99,5%, và tỷ lệ mang thai lâm sàng sau khi cấy ghép khoảng 43,4%.
Với hầu hết các quốc gia trên thế giới thì một phôi thai thông thường chỉ được "đông lạnh" từ 5-10 năm. Sau quá trình bảo quản lâu dài, nếu tình trạng phôi thai tốt, đáp ứng được các tiêu chuẩn y tế thì mới được "rã đông". Tuy nhiên, với một phôi thai được duy trì 18 năm liên tục nhưng vẫn đáp ứng tốt các tiêu chuẩn y khoa, quả thực là một trường hợp hi hữu. Đây là phôi thai lâu đời nhất được sinh ra cho đến nay của Trung Quốc.
An An(Dịch theo Jiaodong)
Em bé sinh non bé như ổ "bánh mì" nặng chỉ 700g kèm theo bệnh lý võng mạc, suy hô hấp đã can trường vượt qua 123 ngày ở viện.
Các bác sĩ Brazil đã "trình làng" những hình ảnh về bé gái đầu tiên trên thế giới ra đời khỏe mạnh từ chiếc tử cung hiến tặng của một "người mẹ ma", đã mất từ trước khi bé thành hình.
Khoảnh khắc em bé may mắn được phẫu thuật ngay trong tử cung của mẹ chào đời cũng là lúc vết sẹo lớn trên lưng lộ diện.