Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

Tốc độ già hoá dân số Việt Nam nhanh gấp 4 lần các nước

- Mỏ vàng không khai thác vẫn còn, cơ cấu dân số "vàng" của Việt Nam không khai thác thì sẽ mất vào năm 2040.

Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số Nguyễn Doãn Tú cho biết, công tác dân số trong tình hình mới đặt ra nhiều thách thức mới, nhất là khi tỉ lệ sinh ngày cảm giảm, tỉ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn còn cao, tốc độ già hoá dân số nhanh...

Năm 2011, dân số 60 tuổi trở lên của nước ta là 10%, nghĩa là Việt Nam đã chính thức bước vào quá trình già hoá.

Đáng lưu ý, tốc độ già hoá dân số của Việt Nam diễn ra quá nhanh. Trong khi các nước có nền kinh tế phát triển mất nhiều thập kỷ, chậm chí hàng thế kỷ để chuyển sang giai đoạn dân số già (nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên chiếm 20%) thì Việt Nam chỉ mất 20-22 năm. 

Tốc độ già hoá dân số Việt Nam nhanh gấp 4 lần các nước
Dân số Việt Nam già hoá nhanh gấp 4 lần các nước 


Đơn cử như Pháp mất 115 năm, Thuỵ Điển 85 năm, Australia 73 năm, Mỹ 69 năm, Canada 65 năm...

Theo dự báo, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già vào năm 2035, khi tỉ lệ này tăng lên tới 20 % với khoảng 21 triệu người cao tuổi.

Già hóa dân số là biểu hiện của thành tựu phát triển kinh tế, xã hội, do đó đặc trưng dân số già, giảm sinh là của các nước phát triển,

Tuy nhiên, Việt Nam là một nước đang phát triển, thế hệ người cao tuổi hiện nay trải qua nhiều năm chiến tranh và nghèo khó nên già hóa dân số đặt ra nhiều vấn đề như: An sinh xã hội, thu nhập, chăm sóc sức khỏe, việc làm cho người cao tuổi…

Dân số "vàng" sẽ mất vào năm 2040

Già hoá dân số nhanh khiến cơ cấu dân số "vàng" cũng rút ngắn nhanh.

Cơ cấu dân số "vàng" là  tình trạng số người trong độ tuổi từ 15 - 64 (độ tuổi có khả năng lao động) nhiều gấp 2 lần tổng số người dưới 15 tuổi (phụ thuộc trẻ) và số người từ 65 tuổi trở lên (phụ thuộc già).

Nói khác đi, một dân số có cơ cấu vàng khi tỉ lệ những người trong độ tuổi (15-64)  chiếm 66% trở lên.

Tốc độ già hoá dân số Việt Nam nhanh gấp 4 lần các nước
Ông Doãn Hữu Tú 
 

Ông Tú cho biết, nếu năm 1979, tỉ lệ những người trong độ tuổi (15-64) ở nước ta chỉ có 53% thì đến năm 2007 đã đạt 66% (bắt đầu bước vào thời kỳ cơ cấu dân số "vàng") và hiện nay, tỉ lệ này xấp xỉ 70%.

Hơn nữa, khoảng nửa dân số trong độ tuổi lao động là những người trẻ, dưới 34 tuổi, thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật và linh hoạt trong chuyển đổi nghề.

Đây là dư lợi rất lớn của cơ cấu dân số "vàng" về số lượng lao động, mang lại cơ hội cho phát triển kinh tế và nhiều vận hội khác cho nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Bằng chứng, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singgapore… đều có nền kinh tế "thần kỳ" trong giai đoạn cơ cấu dân số "vàng".

Tuy nhiên, cơ cấu dân số "vàng" mới chỉ là tỉ lệ và số lượng "dân số trong độ tuổi hoạt động kinh tế" lớn, mang lại "khả năng", "cơ hội" chứ chưa phải trực tiếp có ngay kết quả cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Để tận dụng cơ hội cơ cấu dân số "vàng" còn phải đảm bảo nhiều yếu tố như: Những người trong "độ tuổi hoạt động kinh tế" có khả năng làm việc; những người "có khả năng làm việc" phải có việc làm; những người có việc làm phải làm việc với năng suất, thu nhập cao.

Do đó, trong khoảng thời gian 20 năm tới, Việt Nam phải khẩn trương tận dụng cơ hội quý hiếm này để phát triển nhanh và bền vững đất nước.

"Mỏ vàng không khai thác thì còn, cơ cấu dân số "vàng" không khai thác thì sẽ mất vào năm 2040", ông Tú nhấn mạnh.

Thúy Hạnh

Việt Nam đang đối mặt hàng loạt thách thức về dân số, nhiều vùng có mức sinh thấp và rất khó đưa lên.

Nhiễm virus viêm gan B (HBV) là một vấn đề sức khỏe toàn cầu ảnh hưởng đến hơn 350 triệu người trên thế giới. Riêng ở Việt Nam đã có đến khoảng 10-20% dân số bị nhiễm.

Thói quen của người Việt vào đầu năm mới hay chúc gia đình sinh con một bề "có thêm quý tử". Đây là thói quen văn hoá lâu rồi, nên bỏ.

Không chỉ lười đẻ và thích đẻ con trai, dân số Việt Nam đang có tốc độ già hoá thuộc top nhanh nhất thế giới.

 

Bài đăng phổ biến