Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

Tùy viên Đại sứ quán Pháp đăng ký hiến tạng tại Việt Nam

- Tùy viên Đại sứ quán Pháp Mourez Thomas quyết định đăng ký hiến mô tạng sau 2 tháng đến Việt Nam.

Ngày 19/12, ông Mourez Thomas, Tùy viên hợp tác y tế và phát triển xã hội, Đại sứ quán Pháp đã đến Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia để làm thủ tục đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết/chết não.

Ông Thomas chia sẻ, trong gia đình có 2 người thân đã nhận tạng từ người cho chết não, một người được nhận trái tim và người còn lại nhận thận nên hơn bao giờ hết, ông rất quan tâm đến lĩnh vực hiến tặng mô, tạng cũng như những câu chuyện về ghép tạng tại Việt Nam. 

Tùy viên Đại sứ quán Pháp đăng ký hiến tạng tại Việt Nam
Tùy viên Đại sứ quán Pháp nhận thẻ hiến tặng mô, tạng tại Việt Nam

Tùy viên Đại sứ quán Pháp cho biết, trước kia Pháp cũng thực hiện việc đăng ký hiến tặng mô, tạng như tại Việt Nam. Tuy nhiên, những năm gần đây, quy định này của Pháp đã thay đổi, các công dân Pháp đương nhiên là người hiến tặng mô/tạng, chỉ có những người không muốn hiến tặng mô/tạng sẽ phải tự làm đơn đăng ký chối từ. Quy định này được phổ biến rộng rãi và thường xuyên trên các phương tiện truyền thông.

Ông Mourez Thomas mới đến Việt Nam 2 tháng và sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình tại Việt Nam trong 4 năm.

Kể từ khi Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia đi vào hoạt động từ 2013, đến nay cả nước đã ghi nhận hơn 19.300 người đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết/chết não.

Đáng lưu ý, chỉ tính riêng 2017, có trên 12.000 người đăng ký sau hàng loạt câu chuyện cảm động của bé Hải An, bé Vân Nhi, của anh Nguyễn Ngọc Khiêm....

 

Trong 5 năm qua, trung tâm đã thực hiện 7 ca điều phối tạng xuyên Việt, trong đó có 4 ca điều phối tim, gan, thận chặng Hà Nội – TP.HCM; 2 ca điều phối tim từ Hà Nội vào Thừa – Thiên Huế; 1 ca điều phối tim, phổi từ TP.HCM ra Thừa – Thiên Huế.

Dù vậy đây là những con số vô cùng khiêm tốn, nguồn hiến tặng mô, tạng vẫn còn vô cùng hạn chế, trong khi 1 ngày trên khắp cả nước có hàng chục người chết/chết não. Hiện nay, khoảng 6.000 người bị suy thận mạn tính cần được ghép thận, 1.500 bệnh nhân suy gan cần được ghép gan, hơn 300.000 người bị bệnh lý giác mạc cần thay thế giác mạc…

Đến nay, cả nước đã có 3.378 bệnh nhân được ghép tạng, trong đó 3.223 ca ghép thận; 125 ca ghép gan; 26 ca ghép tim; 1 ca ghép khối thận – tụy; 1 ca ghép khối ghép tim - phổi và 2 ca ghép phổi.

Thúy Hạnh

Nhìn thấy người đàn ông 52 tuổi khoẻ mạnh, mang trong lồng ngực trái tim của chồng mình, chị Hằng xúc động không nói nên lời.

Khi nhìn thấy thùng đựng tim của anh Khiêm chuyển đi Huế, cháu ruột anh thốt lên: "Lần đầu tiên cậu được đi máy bay!".

Chị chạm khẽ vào tay chồng, nói như thể anh vẫn còn nghe thấy: "Em muốn trái tim anh vẫn đập, phổi vẫn thở, đôi mắt vẫn sáng để thấy mẹ con em".

Cứ ngỡ cuộc sống sẽ khép lại, chàng trai Phạm Văn Cơ bất ngờ hồi sinh nhờ trái tim hiến tặng của người xa lạ cách nhau 700km.

Khi cán bộ lấy giác mạc đến nhà, mẹ bé vẫn ôm cô con gái nhỏ như thiên thần đang ngủ trên giường.

 

Bài đăng phổ biến