Hiển thị các bài đăng có nhãn dot-quy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dot-quy. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

Suýt tử vong khi ngất xỉu lúc tập thể hình

 - Trong lúc đang tập ở phòng gym, nam thanh niên 17 tuổi đột nhiên ngất xỉu được đưa đi cấp cứu.

Khi sức khỏe dần ổn định, nam thanh niên được bác sĩ cho về nhà. Tuy nhiên sau đó người này lại bị nôn ói nên người nhà tiếp tục đưa tới bệnh viện.

Qua kết quả chụp CT, bác sĩ nhận thấy có dấu hiệu xuất huyết não nên tiến hành chụp phim DSA và phát hiện người bệnh mắc một dị dạng thông động tĩnh mạch. Trường hợp không được can thiệp nội mạch kịp thời, khả năng tử vong rất cao.

Nam thanh niên 17 tuổi được cứu sống

Ê-kíp bác sĩ sau đó đã can thiệp, kịp thời cứu sống tính mạng cho nam bệnh nhân 17 tuổi.

Theo BS Ngô Minh Tuấn - Trưởng đơn vị can thiệp mạch bệnh viện Trưng Vương, dị dạng động tĩnh mạch là một dạng tổn thương bẩm sinh, trong đó bao gồm nhiều mạch máu bất thường, nơi máu trong động mạch chảy trực tiếp vào tĩnh mạch mà không thông qua các mao mạch chuyển tiếp bình thường.

Dị dạng động tĩnh mạch xuất hiện như một "ổ" các mạch máu và thường xảy ra trong não hoặc cột sống. Bệnh chỉ gặp khoảng 1 - 2% trong dân số.

Triệu chứng khi bị bệnh này là xuất huyết (50%) và động kinh (25%). Áp lực lên não bộ xung quanh gây ra những triệu chứng giống như khi bị đột quỵ.

 

Đa số bệnh nhân sẽ bị xuất huyết não dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp.

Sự nguy hiểm của chứng dị dạng thông động tĩnh mạch chính là có thể không có triệu chứng. Bệnh có xu hướng được phát hiện tình cờ hay trong quá trình điều trị những bệnh khác.

Tuy nhiên, cũng có khi bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng với mức độ nghiêm trọng khác nhau như gây ra động kinh hoặc đau đầu.

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong, tàn phế thuộc hàng đầu. Tuy nhiên, có thể phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này nếu có chế độ hợp lý.

Trước khi bị đột quỵ, hầu hết các nạn nhân đều có chung biểu hiện nhưng vì thoáng qua nên không ai để ý, tới khi phát bệnh thì đã muộn.

Đột quỵ trước đây được coi là căn bệnh của tuổi già, thế nhưng, hiện nay, ghi nhận cho thấy nó đang có xu hướng lan sang cả những người trẻ.

Tình dục mang lại lợi ích không nhỏ cho mỗi người, tuy nhiên với người bị bệnh tim mạch thì không hẳn vậy.

Văn Đức

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Loại nước giúp đánh tan tế bào ung thư bạch cầu

- Khi bản thân hay những người thân bị ung thư bạch cầu, ngoài áp dụng các biện pháp trị liệu theo bác sĩ chuyên khoa, bạn nên kết hợp uống các bài thuốc tự nhiên hỗ trợ cho quá trình điều trị.



Ung thư máu hay còn gọi là hay bệnh bạch cầu thuộc loại ung thư ác tính. Căn bệnh này là hiện tượng bạch cầu trong cơ thể người bệnh tăng cao đột biến.

Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư bạch cầu chưa được xác định nhưng rất có thể là do các tác động của môi trường như ô nhiễm hóa học, nhiễm chất phóng xạ hay cũng có thể là do di truyền.

Như chúng ta biết, những bạch cầu trong cơ thể đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Vì vậy, khi loại tế bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ làm chúng thiếu "thức ăn" và có hiện tượng ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần, vì thế người bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu dẫn đến tử vong.

Ngày nay, căn bệnh này đã có một số biện pháp điều trị như: ghép tủy (cấy tế bào gốc, cuống rốn….) dùng hóa trị liệu theo phương pháp tây y hiện đại. 

4 bài thuốc tự nhiên hỗ trợ trị ung thư máu rất hiệu quả

Bên cạnh việc trị liệu theo Tây y, trong y học cổ truyền Việt Nam cũng có khá nhiều bài thuốc quý nổi tiếng hỗ trợ chữa trị bệnh bạch cầu.

Uống nước dừa dâu + cam thảo

Để hỗ trợ điều trị ung thư máu, mỗi ngày bạn nên uống nước một trái dừa dâu nấu với 2g cam thảo (nấu sôi vài dạo). Sau đó để vừa nguội rồi uống. Thực hiện đều đặn, mỗi ngày uống một ly. Sau ba tháng đi xét nghiệm sẽ thấy kết quả tốt.

Uống nước cà rốt

 

Nhiều người bị ung thư máu thấy rằng, mỗi ngày uống nước cốt cà rốt liền trong một khoảng thời gian. Mỗi ngày bạn nên uống bốn ly nước cà rốt, kết hợp ăn nhiều rau xanh và trái cây sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh cực tốt.

Uống nước cây dừa cạn

Tuy đến nay, y khoa vẫn chưa tìm ra phương pháp gì điều trị bệnh ung thư bạch cầu tốt nhất nhưng chiết xuất dừa cạn được khá nhiều người kháo nhau rất quý với người mắc bệnh ung thư này. Để chữa bệnh máu trắng, bạn cũng có thể dùng lá dừa cạn sắc uống.

Bạn có thể dùng khoảng 15g thân lá khô/ngày. Nên sử dụng loại dừa cạn có hoa trắng làm thuốc vì hoạt chất của chúng cao hơn cây hoa đỏ, hồng.

Do dừa cạn có thành phần vincristin, thành phần này có tác dụng với bệnh nhân ung nhưng chúng lại là thành phần gây hại với thai nhi, ức chế hệ thần kinh. Vì thế, loại cây này tránh dùng cho phụ nữ có thai và người huyết áp thấp.

Uống nấm lim xanh

Được biết, các dược chất trong giúp cân bằng và ức chế mọi sự sản sinh, phân chia, tăng trưởng mất kiểm soát và mọi hoạt động bất thường trong cơ thể.

Ung thư bạch cầu,Điều trị ung thư bạch cầu,Nguyên nhân gây bệnh ung thư,Triệu chứng bệnh ung thư,Điều trị bệnh ung thư

Nấm giúp nâng cao hệ miễn dịch nhờ hoạt chất polysaccharide phòng ngừa các mầm mống có hại, từ đó triệt tiêu các nguy cơ có thể gây bệnh như chất phóng xạ, virut…

Các dưỡng chất có ích trong nấm lim xanh giúp cơ thể chống lại các triệu chứng khó chịu từ thể bệnh, giúp người bệnh nâng cao thể trạng và đảm bảo sức khỏe, thể trạng tốt nhất trong quá trình điều trị bệnh.

Nguyễn Thu Hiền

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

5 việc đơn giản giảm nguy cơ đột quỵ ai cũng thực hiện dễ dàng

 - Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong, tàn phế thuộc hàng đầu. Tuy nhiên, có thể phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này nếu có chế độ hợp lý.

5 việc đơn giản mà bản thân mỗi người có thể thực hiện dễ dàng, đó chính là chế độ ăn hợp lý, tập thể dục, kiểm tra huyết áp, ngừng hút thuốc lá và làm cho bữa ăn đơn giản hơn.

Tập thể dục mỗi ngày

Hoạt động thể lực cải thiện chức năng tim và mỡ bằng cách hạ thấp cholesterol toàn phần, làm giảm huyết áp và nhịp tim lúc nghỉ ngơi, làm giảm nguy cơ và mức độ nặng của bệnh tiểu đường bằng cách tăng độ nhạy cảm insulin. Hoạt động thể lực còn giúp cải thiện sức khỏe, sự cân bằng, độ bền và sức khỏe não lâu dài.

Ngoài những lợi ích thể chất, tập thể dục có thể tăng cường sự tự tin, giảm căng thẳng, trầm cảm và lo âu.

Cân bằng số lượng năng lượng ăn vào và chế độ luyện tập thể lực mỗi ngày sẽ giúp duy trì trọng lượng cơ thể tốt nhất. Đi bộ hoặc tập các hoạt động thể lực khác ít nhất 30 phút mỗi ngày, để giảm cân, đốt cháy năng lượng ăn vào hàng ngày.

đột quỵ,tai biến mạch máu não
Đột quỵ là bệnh cực nguy hiểm

Kiểm tra huyết áp

Huyết áp cao có thể không có triệu chứng nào. Cách duy nhất để biết mình cao huyết áp là đo huyết áp. Nếu huyết áp cao, bạn nên có chế độ ăn uống, tập thể dục, nếu điều đó không hiệu quả, cần dùng thuốc ổn định huyết áp theo chỉ định của bác sĩ.

Ngừng hút thuốc lá

Thuốc lá là một trong những nguyên nhân sâu xa gây dẫn đến đột quỵ và nhiều bệnh khác, vì thế cần phải quyết tâm từ bỏ thuốc lá.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Để có đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, theo các chuyên gia, nên chọn các loại thực phẩm như rau, trái cây, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo.

 
đột quỵ,tai biến mạch máu não
Các nguy cơ gây nên bệnh đột quỵ

Khi ăn nhiều loại trái cây và rau quả có thể giúp bạn kiểm soát tốt cân nặng và huyết áp của bạn vì nó có nhiều chất vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt chưa tinh chế, có chứa chất xơ có thể giúp giảm cholesterol trong máu của bạn và giúp bạn cảm thấy no, có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng của bạn.

Ăn cá ít nhất hai lần một tuần. Nghiên cứu cho thấy rằng ăn dầu cá có chứa các axit béo omega-3 (ví dụ như cá hồi, cá trích) có thể giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh động mạch vành.

Hạn chế ăn các loại thực phẩm và đồ uống có chứa lượng năng lượng cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng, và hạn chế chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol và natri. Chọn thịt nạc và thịt gia cầm mà không cần thêm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.

Làm cho bữa ăn dễ dàng hơn

Có thể chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, khi ăn cần ăn chậm và thoải mái trong bữa ăn. Khuyến khích có bữa ăn nhẹ lành mạnh hoặc bữa nhỏ trong ngày. Một chế độ ăn tốt cho tim cũng tốt cho não của bạn.

Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bị đột quỵ cải thiện, nhanh hồi phục sức khỏe, giảm bớt sự tiến triển của bệnh. Vậy những thực phẩm nào tốt cho người bệnh đột quỵ.

Trước khi bị đột quỵ, hầu hết các nạn nhân đều có chung biểu hiện nhưng vì thoáng qua nên không ai để ý, tới khi phát bệnh thì đã muộn.

Đột quỵ là bệnh cực nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế. Vậy khi trong nhà có người thân bị đột quỵ, bạn phải xử trí ra sao?.

Đột quỵ trước đây được coi là căn bệnh của tuổi già, thế nhưng, hiện nay, ghi nhận cho thấy nó đang có xu hướng lan sang cả những người trẻ.

Văn Đức

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Cách chăm sóc và thực phẩm nào tốt cho người đột quỵ?

 - Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bị đột quỵ cải thiện, nhanh hồi phục sức khỏe, giảm bớt sự tiến triển của bệnh. Vậy những thực phẩm nào tốt cho người bệnh đột quỵ.

Các thực phẩm tốt cho người đột quỵ

- Ăn nhiều cá (mỗi tuần 2 - 3 lần) để thu nhận acid béo hệ Omega 3 (có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu) có tác dụng bảo vệ mạch máu.

- Rau muống: chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường, là loại rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu.

- Cà chua: có công dụng thanh nhiệt giải độc. Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.

đột quỵ,tai biến mạch máu não
Các loại cá, đặc biệt là cá hồi, cá ngừ, cá mòi...tốt cho người đột quỵ

- Tỏi: có công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm dấm, hay uống 5ml dấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường.

- Hành tây: thêm gia vị xào không hoặc luộc, kiêng dùng mỡ động vật, mỗi ngày ăn 100g, dùng cho người chứng bệnh mỡ máu cao, tăng huyết áp.

- Bưởi: trong bưởi có hợp chất naringenin, một chất chống ôxy hóa có thể giúp gan đốt cháy lượng mỡ dư thừa, đồng thời giúp cải thiện quá trình kiểm soát lượng đường trong máu, làm hạ đường huyết, rất tốt cho những người mắc bệnh tim mạch hay béo phì.

- Dưa hấu: thanh nhiệt và lợi niệu khá tốt, từ đó giúp cho huyết áp được ổn định. Người ta còn dùng vỏ dưa hấu 12g và thảo quyết minh 12g sắc uống thay trà hàng ngày.

- Táo: chứa nhiều Kali có thể kết hợp với lượng Natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường. Mỗi ngày nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml.

- Nho: rất tốt cho người bị cao huyết áp, kể cả nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa nhiều muối Kali nên có công dụng giảm áp, lợi niệu và bồi phụ lượng Kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu Tây y.

- Chuối tiêu: thanh nhiệt, lợi niệu, thông tiện và giáng áp. Mỗi ngày nên ăn từ 1-2 quả, hoặc dùng vỏ quả chuối tiêu tươi 30 - 60g sắc uống thay trà.

- Sữa đậu nành: là đồ uống lý tưởng cho người bị cao huyết áp, có công dụng phòng chống vữa xơ động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và giáng áp. Mỗi ngày nên dùng 500ml sữa đậu nành pha với 50g đường trắng, chia uống vài lần trong ngày.

- Nấm linh chi xay nhỏ: hãm uống ngày 10g, do nấm linh chi không độc nên có thể dùng lâu dài.

- Lá sen 50g, mỗi ngày sắc uống, dùng cho người mỡ máu cao. Sơn trà 10g, hoa cúc 10g, quyết minh tử 10g: sắc nước uống thay trà, dùng cho người mỡ máu cao, kèm huyết áp cao.

Cách chăm sóc người đột quỵ

Các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng sau khi bị đột quỵ, người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, một trong những khó khăn đó là vấn đề ăn uống.

đột quỵ,tai biến mạch máu não
Người đột quỵ ăn uống khó khăn nên cần chăm sóc cẩn thận

Đa số người bệnh đột quỵ thường gặp phải chứng rối loạn nuốt, dẫn đến suy dinh dưỡng, viêm phổi và ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống.

 

Vậy nên thức ăn của người bệnh đột quỵ cần được cắt nhỏ, nấu mềm, lỏng. Nếu người bệnh có nhai khó, nuốt khó, thức ăn cần phải được xay nhuyễn.

Đối với thức uống: nếu người bệnh có ho sặc, thức uống cần được chế biến đặc hơn (do chất lỏng chảy nhanh hơn, khiến bệnh nhân dễ sặc hơn).

Tư thế ăn uống: người bệnh cần ngồi thẳng khi ăn, uống thuốc, súc miệng.

Nếu người bệnh không thể tự ngồi, người chăm sóc nên quay đầu giường lên cao hoặc đỡ người bệnh xuống ghế có dựa lưng và chỗ đỡ tay, sử dụng gối chêm để hỗ trợ tư thế đúng và thoải mái.

Tư thế tốt nhất là vuông góc ở hông, đầu gối và cổ chân, với bàn chân chạm sàn hoặc để trên bục nếu ngồi trên giường cao.

Người bệnh cần ngồi hoặc đi tới lui sau khi ăn 30 phút để tránh trào ngược.

Đặc biệt, chỉ cho người bị đột quỵ ăn uống khi tỉnh táo:

- Khi ăn, uống chậm, từng muỗng, từng ngụm nhỏ.

- Nuốt 2 - 3 lần cho hết trước khi ăn, uống muỗng tiếp theo.

- Để thức ăn ở phía bên môi và lưỡi mạnh (bên yếu là bên thức ăn bị chảy ra ngoài).

- Không nói khi đang nhai và nuốt.

- Nếu người bệnh khó mở miệng, người chăm sóc dùng tay hỗ trợ môi, hàm, cằm của người bệnh.

- Nhắc người bệnh nuốt nước bọt hoặc nhổ ra.

- Khi người bệnh ngậm lâu, người chăm sóc nhắc người bệnh nuốt bằng lời nói hoặc bằng động tác sờ vào 2 bên má người bệnh.

- Khi ăn canh, phở thì ăn phần nước và phần cái riêng.

Trước khi bị đột quỵ, hầu hết các nạn nhân đều có chung biểu hiện nhưng vì thoáng qua nên không ai để ý, tới khi phát bệnh thì đã muộn.

Đột quỵ là bệnh cực nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế. Vậy khi trong nhà có người thân bị đột quỵ, bạn phải xử trí ra sao?.

Dù là người trẻ tuổi, nhìn bề ngoài khỏe mạnh, nếu gặp biến chứng này cũng có thể tử vong mà không có dấu hiệu báo trước.

Đột quỵ trước đây được coi là căn bệnh của tuổi già, thế nhưng, hiện nay, ghi nhận cho thấy nó đang có xu hướng lan sang cả những người trẻ.

Văn Đức 

Dấu hiệu đột quỵ cực nguy hiểm ai cũng bỏ qua

 - Trước khi bị đột quỵ, hầu hết các nạn nhân đều có chung biểu hiện nhưng vì thoáng qua nên không ai để ý, tới khi phát bệnh thì đã muộn.

Từ cơn đau đầu...

TS BS Trần Chí Cường - Giảng viên trường ĐH y Dược TP.HCM, Chủ tịch Hội can thiệp thần kinh của TP.HCM kể lại sự việc cách đây khoảng 1 tháng, một chuyên gia người nước ngoài 50 tuổi bất ngờ ngất xỉu khi đang trong lúc làm việc.

Nam chuyên gia được chuyển qua nhiều bệnh viện thăm khám và chẩn đoán cuối cùng của bác sĩ là người bệnh bị đột quỵ do xuất huyết não.

Trường hợp khác là nam sinh viên trường Bách khoa khi đang ngồi học trong giảng đường thì đau đầu dữ dội rồi lăn ra ngất xỉu.

Khi được đưa tới bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán nam sinh viên bị đột quỵ khi tắc một mạch máu lớn lên não.

Ê-kíp bác sĩ đã tiến hành chụp mạch máu, dùng các dụng cụ chuyên dùng luồn trực tiếp vào động mạch, lấy ra cục máu đông đang làm tắc mạch máu của người bệnh.

đột quỵ,tai biến mạch máu não
Đột quỵ gây nguy cơ tử vong và tàn phế cao hàng đầu

Bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) hiện nay ngày càng phổ biến, có thể xảy ra mọi lúc mọi nơi và mọi đối tượng trong xã hội.

Đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ với bất kì ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp. Có nhiều người trẻ, nhìn rất khỏe mạnh nhưng cũng có thể bị đột quỵ bất cứ lúc nào.

BS Cường nói rằng trước lúc bị đột quỵ, 80% người bệnh sẽ có biểu hiện "cơn thiếu máu não thoáng qua".

Đầu tiên bệnh nhân có cảm giác tê yếu tay chân thoáng qua, tê yếu tay chân cùng bên nửa người thoáng quá, cơn mờ mắt thoáng qua, nói khó, mất kiểm soát tay chân thoáng qua.

"Đây là biểu hiện đầu tiên của người bị đột quỵ, nhưng vì là thoáng qua nên hầu như không ai chú ý và dễ bị bỏ qua" - BS Cường nhấn mạnh.

TS BS Trần Chí Cường cho hay thống kê chỉ ra rằng hàng năm nước ta có hơn 200.000 trường hợp bị đột quỵ.

Con số này tăng lên theo từng năm.

Đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới, sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế.

Theo BS Cường, đột quỵ có nguy cơ cao trong cộng đồng, chiếm 20%, trung bình có 1 người bị đột quỵ trong số 5 người được theo dõi trong suốt cuộc đời.

Trong lần đột quỵ đầu tiên, khoảng 1/3 số người bị tàn phế nhẹ, 1/3 tàn phế nặng và 1/3 tử vong.

Các lần đột quỵ tái phát sẽ có nguy cơ tử vong và tàn phế cao hơn.

 

Ai dễ bị đột quỵ?

Theo Trung tâm truyền thông - giáo dục sức khỏe TP.HCM, những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ:

- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ. Nếu không kiểm soát tốt huyết áp, nguy cơ đột quỵ tái phát sẽ rất cao.

- Bệnh tim mạch: Bệnh tim mạch là yếu tố nguy cơ quan trọng thứ hai sau tăng huyết áp. Bệnh lý tim mạch nguy hiểm nhất liên quan đến đột quỵ là rung nhĩ.

Rung nhĩ là tình trạng co bóp bất thường của tim dẫn đến sự bất thường của dòng chảy trong mạch máu, tạo điều kiện hình thành các cục huyết khối trong buồng tim và nhanh chóng di chuyển đến nơi khác, có thể gây tắc nghẽn các mạch máu não.

đột quỵ,tai biến mạch máu não
Tăng huyết áp nằm trong nhóm nguy cơ cao dẫn tới đột quỵ

- Hút thuốc lá: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ rất quan trọng dẫn đến đột quỵ. Thuốc lá làm tăng thêm quá trình xơ vữa mạch máu và các chất gây đông máu.

- Nghiện rượu: Nghiện rượu nặng, tức là nhiều hơn 60g/ngày (10g rượu tương đương với 330ml bia hoặc 100ml rượu vang hoặc 30ml rượu mạnh) làm tăng nguy cơ đột quỵ.

- Béo phì: Khả năng dẫn đến đột quỵ ở người béo phì cao hơn nhiều lần so người bình thường. Những người béo phì mức độ thấp cũng phải cẩn trọng nếu có thêm các yếu tố nguy cơ khác (tiểu đường type 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu) vì đột quỵ vẫn có thể xảy ra.

- Tiểu đường: Nguy cơ bị đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 3 lần so với người bình thường.

- Tăng cholesterol trong máu (mỡ trong máu): Tăng cholesterol trong máu có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng cholesterol lên thành mạch máu, từ đó tạo thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu.

- Căng thẳng thần kinh: Căng thẳng thần kinh làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, khiến người bệnh dễ bị tăng huyết áp, tăng co bóp cơ tim… Áp lực máu tăng lên đột ngột có thể dẫn tới xuất huyết não hoặc hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu não.

- Giới tính: Nguy cơ đột quỵ ở nam giới cao gấp 1,25 lần so với nữ giới. Tuy nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn, nhưng nữ giới lại tử vong do đột quỵ nhiều hơn. Nam giới bị đột quỵ ở độ tuổi trẻ hơn và do đó, tỷ lệ được cứu sống cao hơn nữ giới.

Dù là người trẻ tuổi, nhìn bề ngoài khỏe mạnh, nếu gặp biến chứng này cũng có thể tử vong mà không có dấu hiệu báo trước.

Đột quỵ trước đây được coi là căn bệnh của tuổi già, thế nhưng, hiện nay, ghi nhận cho thấy nó đang có xu hướng lan sang cả những người trẻ.

Châm cứu, bấm huyệt cấp cứu trong các trường hợp tai biến mạch máu não là hết sức cần thiết, đặc biệt khi chưa thể đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế. 

Nhiều bệnh nhân đột quỵ não dưới 30 tuổi, trong đó có nhiều trường hợp là học sinh, sinh viên.

Với hầu hết người trẻ tuổi, bị đột quỵ có vẻ là điều không thể. Và đây là suy nghĩ tai hại bởi đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh.

Văn Đức

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Tỷ lệ người trẻ tuổi bị đột quỵ tăng đột biến

Theo ghi nhận ở các bệnh viện trong thời gian gần đây thì tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tăng lên nhanh chóng, mặc dù đột quỵ là một căn bệnh của tuổi già. Từ đâu mà tỷ lệ này lại tăng lên chóng mặt như vậy? đặc biệt lại nằm ở lứa tuổi được coi là khỏe nhất, giàu sức sống nhất của đời người? 
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng này không thể không nhắc tới lối sống mà đa số người trẻ hiện tại đang mắc phải.

Mỡ máu - đột qụy: Cặp bài trùng

Mới đây, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã đưa ra những con số đáng báo động về căn bệnh rối loạn mỡ máu. Cứ 4 người thì lại có một người bị máu nhiễm mỡ hoặc gan nhiễm mỡ. Nếu như ngày trước, bệnh máu nhiễm mỡ thường chỉ tập trung ở những người trên 60 tuổi với tỷ lệ 63% thì ngày nay, nó đang có xu hướng trẻ hóa.
Tỷ lệ người trẻ tuổi bị đột quỵ tăng đột biến

Bài đăng phổ biến