Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc cơ thể. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc cơ thể. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

Điều trị bệnh viêm phổi

 - Những dấu hiệu bệnh viêm phổi mà bạn đang gặp phải hoàn toàn có thể biến mất nhanh chóng nếu như được điều trị đúng cách và kịp thời.


Dấu hiệu bị viêm phổi

- Ho và sự thay đổi về màu sắc đờm: Ho có thể là triệu chứng sớm của viêm phổi, hoặc các bệnh phổi khác. Tuy nhiên, với những người bị viêm phổi thì thường ho húng hắng, ho thành cơn và ho có đờm, một số trường hợp có thể bị ho khan. Ngoài ra, dấu hiệu bị viêm phổi có thể cho bạn biết đó là tình trạng ho có đờm, đờm màu rỉ sắt, đờm màu xanh, vàng, đôi khi có mủ mùi hôi và thối.

- Sốt: Sốt cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo cho bạn biết bản thân đang bị bệnh viêm phổi. Sốt có thể thành cơn hoặc liên tục cả ngày kèm theo rét run. Những trường hợp có sức đề kháng yếu như suy giảm miễn dịch, trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh mạn tính kèm theo có thể sốt cao lên tới 40-41 độ C.

Ngoài việc sốt cao, người bệnh có thể xuất hiện hiện tượng da đỏ lên, nóng ran, tím môi, tím đầu chi hoặc suy hô hấp.

- Đau tức ngực và khó thở tăng dần: Tùy thuộc vào từng người bị viêm phổi sẽ có cảm giác đau ngực tại vùng bị tổn thương nhiều hay ít. Bên cạnh đó, tình trạng khó thở nhẹ hoặc nặng như thở nhanh nông, co kéo cơ hô hấp có thể diễn ra.

 

benh viem phoi

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi như: hút thuốc; nhiễm trùng đường hô hấp - cảm lạnh, viêm thanh quản, cúm; bệnh phổi mạn tính; các bệnh nghiêm trọng khác như bệnh tim, xơ gan hoặc tiểu đường; suyễn; có hệ miễn dịch yếu; bị hoặc ung thư; trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi.

Phương pháp dùng để điều trị bệnh viêm phổi

Điều trị viêm phổi chủ yếu phụ thuộc vào loại viêm phổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đối với một số trường hợp, viêm phổi có thể được điều trị tại nhà.

- Điều trị viêm phổi do vi khuẩn: Tốt nhất bạn nên dùng kháng sinh.

- Điều trị viêm phổi do virus: Một số loại thuốc kháng virus có thể giúp điều trị tình trạng này.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với viêm phổi:

- Nghỉ ngơi nhiều.

- Uống nhiều nước để tránh mất nước.

- Hãy để cho mình ho vì đó là cách cơ thể bạn tống xuất vi khuẩn. Nếu ho làm bạn khó ngủ vào ban đêm, thở khó hoặc gây nôn, bạn nên uống thuốc giảm ho.

- Dùng acetaminophen (Tylenol) hoặc aspirin có thể giúp bạn giảm sốt và làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn.

tuy điều trị được nhưng cũng là bệnh khá nguy hiểm cho trẻ nhỏ và người cao tuổi. Ngoài ra, các đối tượng bị tiểu đường, nghiện rượu hay suy giảm miễn dịch cũng dễ bị viêm phổi hơn với các tác nhân gây bệnh khá đặc thù. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi thấy các triệu chứng sốt, ho đờm màu đục, đau ngực kéo dài, đặc biệt là sau đợt bị cảm cúm. Bên cạnh đó, bạn hãy nhớ uống nhiều nước, nghỉ ngơi để giúp phục hồi bệnh hiệu quả.

Thành Luân (tổng hợp)

Tạp chí "American journal of case reports" (Mỹ) vừa công bố trường hợp đầu tiên trên thế giới ghép tế bào gốc chữa xơ phổi thành công được thực hiện tại Hệ thống y tế Vinmec, Hà Nội, Việt Nam.

Ung thư phổi là căn bệnh xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi. 

Ung thư phổi là bệnh ung thư mắc nhiều nhất tại Việt Nam, và cũng nguy hiểm nhất trong các bệnh ung thư. Tuy nhiên, thực tế ngày càng nhiều người bệnh ung thư phổi vẫn có thể kéo dài thời gian sống, thậm chí giai đoạn muộn.

3 việc đừng bao giờ làm trong kì "đèn đỏ" để giữ sức khỏe tốt

Trong những ngày đèn đỏ, cơ thể khá yếu ớt và mệt mỏi, vì vậy bạn gái cần nhớ không được làm những điều sau để bảo vệ cơ thể, tránh những trường hợp đáng tiếc nhé

Hạn chế áp lực công việc

Căng thẳng, áp lực là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến chu kì kinh nguyệt. Khi bạn quá căng thẳng sẽ gây ra rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh trung ương và sản sinh gonadotropin, cortisol – hormone có ảnh hưởng trực tiếp đến hormone giới tính estrogen, progesterone và DHEA khiến kinh nguyệt không đều.

Hình ảnh 3 việc đừng bao giờ làm trong kì đèn đỏ để giữ sức khỏe tốt số 1
Ảnh internet

Bên cạnh đó, khi đang trong giai đoạn hành kinh, bạn nên tránh lao động nặng nhọc và tập thể dục quá sức bởi các hoạt động quá mạnh sẽ gây ra sự cố tắc nghẽn ở vùng chậu, dễ dẫn đến rong kinh, đau bụng, đau lưng…

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Vào giai đoạn hành kinh, cơ thể bạn sẽ mất một lượng máu đáng kể, chính vì vậy bạn cần bổ sung vào chế độ ăn uống các loại dưỡng chất như vitamin C, axit folic, sắt, đồng… Các loại rau quả tốt cho kinh nguyệt của bạn là rau chân vịt, bắp cải, cà chua, carot, cam, táo,…

Hình ảnh 3 việc đừng bao giờ làm trong kì đèn đỏ để giữ sức khỏe tốt số 2
Bổ sung nhiều hoa quả rau xanh trong ngày đèn đỏ. Ảnh internet

Ngoài ra, bạn gái không nên ăn những đồ ăn sau trong "ngày đèn đỏ" nhé.

Không uống trà xanh: Vào những ngày thường, trà xanh là một đồ uống rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong thời kỳ "đèn đỏ", đây lại là một loại thực phẩm nằm trong danh sách cần loại bỏ. Nguyên nhân là vì trong trà xanh có chứa tới hơn 30% là axit tannic – chất có thể kết hợp với sắt tạo kết tủa, dẫn đến thiếu máu, làm tiêu hao vitamin B trong cơ thể và gây cản trở sự hấp thu của đường ruột.

Những cách ăn trứng gây nguy hiểm đến sức khỏe cả gia đình

Nếu vẫn giữ cách chế biến trứng như thế này thì hãy bỏ ngay để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Theo phunutoday, trong trứng gà có một lượng lớn vitamin A, D, E, B1, B6, B12,… Ngoài ra, còn phải kể đến canxi, mangiê, sắt và kẽm... Nguồn protein trong trứng rất dồi dào và các loại axit rất cần thiết cho hệ miễn dịch. Tuy nhiên ăn trứng gà thế nào thì tốt cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

Trứng gà chưa chín

Trong quá trình hình thành, trứng gà đã mang một số vi khuẩn gây bệnh nên khi chưa được nấu chín, các vi khuẩn này sẽ không bị tiêu diệt, rất dễ gây nên bệnh tiêu chảy.Ngoài ra, các protein trong trứng gà sống có kết cấu hóa học rất chặt chẽ, cơ thể con người hầu như không thể hấp thụ khiến cho bạn ăn không ngon và tiêu hóa kém.

Hình ảnh Những cách ăn trứng gây nguy hiểm đến sức khỏe cả gia đình số 1
Nguồn internet

Ăn trứng gà và đậu tương

Một số người có thói quen ăn trứng gà và uống sữa đậu nành trong bữa sáng, tuy nhiên diều này là không nên vì men phân giải protein trong đậu tương khiến cơ thể không hấp thu được giá trị dinh dưỡng.

Tuyệt đối không cho ai dùng chung tai nghe nếu không muốn hối hận

Nếu bạn có thói quen mượn tai nghe của người khác hoặc cho người khác mượn của mình thì nên suy nghĩ lại ngay vì rất có thể bạn sẽ bị nhiễm một số bệnh nguy hiểm này.

Hình ảnh Tuyệt đối không cho ai dùng chung tai nghe nếu không muốn hối hận số 1
Dùng chung tai nghe là một thói quen không hề tốt chút nào. Ảnh internet

Nhiều người nghĩ rằng sử dụng chung tai nghe sẽ không có gì nguy hại mà không biết rằng việc này có thể khiến vi khuẩn dễ dàng lây lan từ người này sang người khác. Vì tai nghe là nơi tiếp xúc trực tiếp với tai nên các vi khuẩn mang bệnh có thể bám vào các lỗ nhỏ trên loa tai nghe và trú ngụ ở đấy. Trong khi, chúng ta rất khó có thể vệ sinh kỹ từng lỗ nhỏ trên tai nghe.

Thế nên, việc dùng chung tai nghe với người khác trong một thời gian dài có thể mang lại cho bạn hàng tá bệnh mà bạn không mong muốn.

Hình ảnh Tuyệt đối không cho ai dùng chung tai nghe nếu không muốn hối hận số 2
Mỗi người nên có 1 chiếc tai nghe cá nhân. Ảnh internet

Theo một nghiên cứu do BuzzFeed thực hành đã khẳng định người chơi không nên san sẻ hoặc mượn tai nghe với người khác bởi nó góp phần phát tán các vi khuẩn có thể có hại.

Ăn quá nhiều thịt, người đàn ông hoảng hốt khi xem kết quả xét nghiệm máu

Nếu ăn thịt không đúng cách và ăn quá nhiều trong một thời gian dài có khả năng sẽ gây ra những căn bệnh nguy hiểm thậm chỉ là ung thư.

Theo Trí Thức Trẻ dẫn nguồn từ Daily Mail, tháng 6/2017 một người đàn ông ở Trung Quốc tên Zhao đã vô cùng kinh hoàng khi xem kết quả xét nghiệm máu của mình. Huyết tương của ông đặc quánh lại và có màu trắng đục như màu sữa chứ không phải là màu vàng như bình thường.

Hình ảnh Ăn quá nhiều thịt, người đàn ông hoảng hốt  khi xem kết quả xét nghiệm máu số 1
Hình ảnh huyết tương của ông Zhao (bên trái) khi đem so sánh với huyết tương của người bình thường (bên phải). Ảnh internet

Kết quả xét nghiệm đã chỉ rõ, tỉ lệ chất béo trong huyết tương của ông Zhao cao gấp 25 lần so với quy định. Nhiều người tò mò nguyên nhân tại sao. Đáp án chính là vì ông Zhao đã nạp một lượng lớn thịt trong một thời gian dài, hệ quả của việc này chính là ông đã phải nhập viện vì bị mắc chứng viêm tụy cấp tính vô cùng nguy hiểm.

Ăn thịt nhiều có hại như thế nào?

Sau 28 năm theo dõi 121.342 người, công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Archives of Internal Medicine (Mỹ) đã ghi nhận được 5.910 ca bệnh tim và 9.364 ca bị ung thư đều có mối liên quan đáng kể đối với thói quen tiêu thụ quá nhiều thịt.

Hình ảnh Ăn quá nhiều thịt, người đàn ông hoảng hốt khi xem kết quả xét nghiệm máu số 2
Ăn quá nhiều thịt có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Ảnh internet

Cung cấp quá nhiều đạm mà lại thiếu chất xơ sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, trĩ, tiểu đường, táo bón, gout, viêm khớp ….

Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

Sai lầm "chết người" khi dùng dầu ăn hầu như ai cũng mắc

Những cách dùng dầu ăn dưới đây rất phổ biến, nhưng có thể bạn chưa biết đó là sai lầm "chết người" gây bệnh cho cả nhà.

Dầu ăn chiên đi chiên lại

Rất nhiều người có thói quen khi chiên, rán thức ăn thường dùng nhiều dầu mỡ. Sau khi rán xong, thay vì đổ đồ mỡ thừa đi thường giữ lại chiên đi chiên lại hoặc rán, xào các món ăn cho bữa ăn sau. Tuy nhiên, đây là cách không tốt cho sức khỏe chút nào.

Hình ảnh Sai lầm chết người khi dùng dầu ăn hầu như ai cũng mắc số 1
 

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm (ĐHBK Hà Nội), dầu ăn sau khi dùng để chiên, rán tốt nhất nên bỏ đi không nên sử dụng lại vì sau khi rán, mùi mỡ đã có mùi thức ăn cũ, khét khi dung chế biến tiếp sẽ làm thực phẩm mất hương vị thơm ngon. Sau khi nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, trong dầu ăn rất dễ sản sinh ra transfat – một chất có hại cho sức khỏe, aldehyde, fatty acid oxide... Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, các bệnh lý tim mạch, ung thư…

Dầu ăn chiên đi chiên lại cũng làm giảm giá trị của dầu, phá hủy các vitamin có trong dầu. Đồng thời những cặn thực phẩm bị cháy trong quá trình chiên rán còn đọng lại trong dầu đã qua sử dụng mà mắt thường không nhìn thấy cũng là một tác nhân gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Vì vậy, khi nấu ăn, các bà nội trợ cần cân đối lượng dầu mỡ phù hợp tránh lãng phí và không dùng lại dầu, mỡ thừa.

Dùng dầu ở nhiệt độ cao

Một sai lầm "chết người" mà rất nhiều người mắc phải là cho dầu vào nồi rồi chờ tới khi dầu ăn sôi và bốc khói mới cho thức ăn vào chế biến. Nhiệt độ cao không những làm ảnh hưởng, phá vỡ chất dinh dưỡng có trong dầu ăn và còn sản sinh ra các chất độc là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư.

Hình ảnh Sai lầm chết người khi dùng dầu ăn hầu như ai cũng mắc số 2
 

Các nhà khoa học cho rằng, dầu ăn khi đun nóng trên 180 độ C sẽ khiến dầu biến chất sinh ra các chất độc hại. Cụ thể, khi bị ra nhiệt quá cao (đun nấu ở nhiệt độ cao), các chất axit béo trong dầu thực vật sẽ bị rối loạn cấu trúc tế bào, có thể gây đột biến gen. Chúng có thể tạo ra các amin sinh vật dẫn đến nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng, ung thư gan, phổi, vú. Ngoài ra chúng còn có nguy cơ làm giảm miễn dịch của cơ thể do làm dư thừa lipid...

Để an toàn, bạn có thể dùng chảo hay nồi để trên bếp cho tới khi nóng già rồi mới đổ dầu vào và chế biến. Nhận biết nhiệt độ dầu qua cảm quan bằng cách dầu càng sôi lâu thì nhiệt độ càng tăng.

Nếu không muốn bị ngộ độc hãy kiểm tra thật kỹ những thực phẩm này trước khi sử dụng

Muốn có được sức khỏe tốt hãy kiểm tra những thực phẩm dưới đây một cách cẩn thận nếu không sẽ bị ngộ độc thực phẩm.

1. Phô mai nhà làm

Từ "nhà làm" nghe có vẻ rất an toàn, thế nhưng một số nơi vẫn bổ sung tinh bộ và biến sản phẩm thành "sữa đông" chứ không phải phô mai. Để kiểm tra, bạn hãy thêm một vải giọt i-ốt vào miếng phô mai và khuấy đều. Nếu nó chuyển sang màu xanh thì nó thực sự là "sữa đông" chất lượng kém chứ không phải phô mai đâu.

Hình ảnh Nếu không muốn bị ngộ độc hãy kiểm tra thật kỹ những thực phẩm này trước khi sử dụng số 1
Nguồn Brightside

2. Sữa

Một số cơ sở sản xuất sữa giả dùng sữa kém chất lượng và hương liệu để đóng vào bao bì của nhiều hãng sữa. Vì vậy, nếu cảm thấy nghi ngờ sữa mua về, bạn có thể làm theo cách này.

Hình ảnh Nếu không muốn bị ngộ độc hãy kiểm tra thật kỹ những thực phẩm này trước khi sử dụng số 2

Nguồn Brightside

Để phát hiện giữa giả, trộn nó với sữa thanh trùng theo tỉ lệ 1:2. Nếu sữa có chất lượng tốt, váng sữa sẽ xuất hiện trong 5-7 giây; nếu là giả, nó sẽ mất nhiều thời gian hơn.

3. Trái cây khô

Trái cây khô được sên trong đường sau đó làm khô. Hãy nhớ rằng trái cây làm khô tự nhiên không bao giờ có màu sắc sặc sỡ. Bạn có thể kiểm tra chất lượng trái cây khô bằng cách ngâm chúng vào nước ấm. Nếu chúng bị mất màu hoặc hòa tan hoàn toàn, điều này có nghĩa là nhà sản xuất đã lừa bạn với một số gelatin và màu nhuộm hóa học.

Hình ảnh Nếu không muốn bị ngộ độc hãy kiểm tra thật kỹ những thực phẩm này trước khi sử dụng số 3

Nguồn Brightside

4. Bơ

Bơ động vật (butter) được chế biến từ phần chất béo của sữa bò trong khi bơ thực vật (margarine) là sản phẩm của các loại dầu tinh chế ví dụ như dầu thực vật. Bơ thực vật có giá thành rẻ hơn nên một số nhà sản xuất cũng có thể dùng để đánh lừa người tiêu dùng.

Hình ảnh Nếu không muốn bị ngộ độc hãy kiểm tra thật kỹ những thực phẩm này trước khi sử dụng số 4

Nguồn Brightside

Để phân biệt 2 loại bơ này, bạn hãy đặt một miếng bơ vào nước sôi. Bơ động vật sẽ nhanh chóng tan chảy và tạo thành một lớp trên bề mặt còn bơ thực vật sẽ đông lại thành cục.

Một cách khác để xem nếu bơ chứa kem là chỉ đơn giản là đông lạnh và sau đó cắt nó bằng một con dao. Nếu các miếng bơ không bị dính dao thì đó là bơ động vật.

Hình ảnh Nếu không muốn bị ngộ độc hãy kiểm tra thật kỹ những thực phẩm này trước khi sử dụng số 5

Nguồn Brightside

5. Gạo

Trên thị trường, một số loại gạo giả làm bằng nhựa tổng hợp và khoai tây trông rất tự nhiên. Để kiểm tra: Lấy một muỗng gạo và đặt nó vào lửa. Gạo giả sẽ có mùi nhựa và có khói đen.

Hình ảnh Nếu không muốn bị ngộ độc hãy kiểm tra thật kỹ những thực phẩm này trước khi sử dụng số 6

Nguồn Brightside

6. Trứng cá muối Caviar

Caviar là món ăn xa xỉ vì giá thành cao. Tuy nhiên, vẫn có những nơi làm giả loại trứng cá muối này bằng rong biển. Bạn có thể kiểm tra bằng cách đặt một số trứng cá muối vào nước sôi. Nếu là thật, protein sẽ gấp lại và tạo thành một vòng tròn trắng. Trứng cá giả sẽ tan trong nước.

Hình ảnh Nếu không muốn bị ngộ độc hãy kiểm tra thật kỹ những thực phẩm này trước khi sử dụng số 7

Nguồn Brightside

7. Mật ong

Ngoài cách thêm đường thì mật ong kém chất lượng còn được thêm phấn hoặc tinh bột để tăng trọng lượng. Hãy hòa một muỗng mật ong trong nước và thêm một vài giọt axit axetic. Nếu hỗn hợp bắt đầu nổi bong bóng, mật ong có thể chứa toàn phấn và bột. 

Hình ảnh Nếu không muốn bị ngộ độc hãy kiểm tra thật kỹ những thực phẩm này trước khi sử dụng số 8

Nguồn Brightside

Một cách nữa để phát hiện phấn và tinh bột trong mật ong là thêm i-ốt, hỗn hợp sẽ trở nên tối.

Hình ảnh Nếu không muốn bị ngộ độc hãy kiểm tra thật kỹ những thực phẩm này trước khi sử dụng số 9

Nguồn Brightside

8. Cá

Tốt nhất là bạn hãy mua những con cá đang bơi lội tung tăng, nếu mua cá chết thì phải hết sức cẩn thận. Bạn hãy nhìn bề ngoài cá, nếu còn nhớt bóng, mắt cá còn trong suốt, vảy cá không rời ra, mang cá còn hồng, bỏ con cá vào nước thì cá chìm xuống, đó là con cá tươi. Còn nếu bề ngoài cá có dịch dính, mắt lõm xuống, vảy cá dễ rơi ra, có màu nhợt nhạt, thịt cá không còn đàn hồi, bụng cá và hậu môn cá trương ra, bỏ vào nước cá nổi, thì con cá đó đã bị ươn.

Hình ảnh Nếu không muốn  bị ngộ độc hãy kiểm tra thật kỹ những thực phẩm này trước khi sử dụng số 10

Nguồn Brightside

Hà Trang (tổng hợp)

Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

Bị bệnh tim nên 'yêu' thế nào?

 - Tình dục mang lại lợi ích không nhỏ cho mỗi người, tuy nhiên với người bị bệnh tim mạch thì không hẳn vậy.

Tình dục không chỉ là việc giao hợp đơn thuần, mà là hoạt động liên quan trực tiếp đến nhịp tim và huyết áp. Đối với những người mắc bệnh tim mạch và huyết áp, hoạt động tình dục cần được quan tâm chú ý và có chế độ sinh hoạt khác với người bình thường.

Tuy nhiên trong thực tế, vấn đề này rất ít được các bác sĩ tim mạch đề cập và tư vấn cho người bệnh vì tính chất nhạy cảm của nó.

Theo PGS TS BS Trương Quang Bình – Phó Giám đốc kiêm Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, đa phần người bệnh tim mạch rất ngại ngùng, xấu hổ khi bản thân gặp trục trặc về sinh hoạt tình dục, nên không thường chủ động đến thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên môn.

Người bị bệnh tim mạch phải có chế độ sinh hoạt tình dục khác người bình thường

Người bệnh sẽ tìm cách giấu giếm các vấn đề tim mạch của mình và cố gắng duy trì sinh hoạt tình dục với chế độ giống người khỏe mạnh, hoặc người bệnh lo sợ sinh hoạt tình dục sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, dẫn tới việc "kiêng cử" quá mức.

Đây là những quan niệm sai lầm vì người bệnh tim mạch hoàn toàn có thể sinh hoạt tình dục, nhưng cần có chế độ phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân để không gây ra những biến cố tim mạch.

Hoạt động tình dục đúng mức, phù hợp không những giúp duy trì chất lượng cuộc sống và tinh thần tích cực đối với người bệnh, mà còn giúp bảo vệ hạnh phúc gia đình và đem lại những lợi ích khác cho sức khỏe.

Dựa trên những khảo sát, nghiên cứu khoa học về hoạt động tình dục trên người bệnh tim mạch, năm 2015, một nhóm các giáo sư, bác sĩ người Canada đã tạo ra mô hình KiTOMI giúp các bác sĩ tim mạch có thể đo lường, xếp loại các mức độ nguy cơ biến cố theo tình trạng sức khỏe của người bệnh từ đó đưa ra những tư vấn chuyên môn, cũng như chế độ sinh hoạt tình dục phù hợp với từng đối tượng.

Mô hình KiTOMI tóm tắt quá trình sinh hoạt tình dục bình thường của con người bao gồm các hoạt động theo thứ tự tăng dần về mức độ như hôn (Kissing – Ki), vuốt ve âu yếm (Touching – T), quan hệ tình dục bằng miệng (Oral Sex – O), thủ dâm (M – Masturbation) và giao hợp (Intercourse – I).

Mô hình KiTOMI

Bên cạnh đó, dựa trên kết quả thăm khám và xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ xếp loại người bệnh vào ba nhóm nguy cơ biến cố tim mạch:

- Nhóm nguy cơ cao: Người có bệnh lý tim mạch không ổn định, người bị suy tim mức độ 3 trở lên với những biểu hiện khó thở, đau ngực dù không gắng sức hoặc gắng sức nhẹ.

 

- Nhóm nguy cơ trung bình: Người bị bệnh tim mức độ 2, có những triệu chứng đau ngực, khó thở khi có những hoạt động gắng sức vừa phải như đi lên 1, 2 tầng lầu.

- Nhóm nguy cơ thấp: Người bệnh bị suy tim mức độ 1, có những cơn đau ngực ổn định hoặc khi gắng sức nhiều, người bệnh cao huyết áp nhưng đã được kiểm soát.

Sau khi phân loại tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh vào các nhóm nguy cơ phù hợp, bác sĩ tim mạch sẽ tư vấn cho người bệnh về mức độ sinh hoạt tình dục tương ứng với từng nhóm theo mô hình KiTOMI.

Đối với người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao có thể áp dụng mức độ KiT, tức sinh hoạt tình dục chỉ gồm việc hôn (Ki) và vuốt ve (T) bạn tình.

Người bệnh thuộc nhóm nguy cơ trung bình nên áp dụng chế độ KiTOM, nghĩa là được phép thực hiện các hoạt động ở mức KiT và hoạt động quan hệ bằng miệng (O), thủ dâm (M).

Mô hình KiTOMI đầy đủ, bao gồm cả việc thực hiện giao hợp (I) sẽ áp dụng cho người bệnh tim mạch được xếp vào nhóm nguy cơ thấp.

Phó GĐ BV Đại học Y dược TP.HCM khuyến cáo đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động tình dục, người bệnh tim mạch nên đến các cơ sở y tế uy tín để làm các xét nghiệm và nhận được sự tư vấn đúng đắn từ các chuyên gia.

Trái tim là cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Một số thói quen phổ biến lại gây tổn thương trái tim một cách không ngờ.

Cô gái người dân tộc Cơ Ho mang chứng bệnh tim loạn nhịp nhanh thất hiếm gặp với nhịp tim lên tới 250 lần/phút, có thể tử vong bất cứ lúc nào.

Nếu giúp một bệnh nhân ốm nặng hồi phục và xuất viện là điều khiến PGS. BS. Paul Chiam, chuyên gia can thiệp tim mạch Singapore mỉm cười thì khi bệnh nhân bị tai biến, trái tim ông tan vỡ.

Nam bệnh nhân được chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng hôn mê, thở máy qua nội khí quản. Người này bị 8 vết thương do dao gây ra.

Được điều trị bằng phương pháp thay van động mạch chủ qua da (TAVI) - một trong những kỹ thuật thay van tim hiện đại và phức tạp nhất thế giới, ông Ngự không còn những cơn đau ngực, khó thở, thoát nguy cơ đột tử do suy tim.

Văn Đức

Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi

Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi dễ mắc các bệnh: cảm sốt, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn,… và thường xuyên bị tái đi tái lại nhiều lần do sức đề kháng suy giảm dẫn đến suy dinh dưỡng ngày thêm trầm trọng. Vậy đâu là giải pháp?

Trẻ suy dinh dưỡng mãi chẳng lớn

Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng quan trọng:

• Vitamin nhóm A, C, D, E giúp phát triển hệ miễn dịch & chuyển hóa.

• Các khoáng chất như Sắt, Kẽm, Selen… nếu không được cung cấp đầy đủ sẽ khiến trẻ biếng ăn, ủa oải, dễ ốm vặt, nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa.

Thiếu hụt vi chất khiến sức đề kháng trẻ suy yếu. Trong khi đó, sức đề kháng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Đây được xem như "hàng rào bảo vệ" giúp cơ thể chống chọi lại các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, trường học, các sân chơi dù rất lành mạnh nhưng cũng là môi trường dễ dàng lây lan vi khuẩn, sức đề kháng của trẻ cũng vì thế mà càng thêm "thử thách" nhiều hơn.

Chị Thùy Dung (quận Tân Phú, TP.HCM) chia sẻ: "Mình phát hiện bé nhà mình bị suy dinh dưỡng, thấp còi khi cháu được khoảng 26 tháng tuổi, kể từ đó bé thường xuyên ốm vặt: nhẹ thì cảm cúm, sổ mũi, nặng thì rối loạn đường ruột, viêm phế quản. Cứ vậy, bé càng ngày càng gầy ốm khiến cả gia đình càng thêm sốt ruột".

Mặc khác, khi bị suy dinh dưỡng, thấp còi trẻ thường giảm cảm giác thèm ăn, rối loạn vị giác nên không còn thấy ngon miệng. Ngoài ra hệ tiêu hóa kém cũng hạn chế khả năng hấp thu dưỡng chất của trẻ.

Cứ thế, các bà mẹ có con suy dinh dưỡng, thấp còi mãi bị bủa vây trong vòng tròn luẩn quẩn: Trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi  Sức đề kháng suy yếu  Dễ nhiễm bệnh  Biếng ăn  Tình trạng suy dinh dưỡng không được cải thiện, thậm chí còn trầm trọng hơn.

 


Vậy có cách nào để giúp mẹ thoát khỏi vòng luẩn quẩn này và giúp con gia tăng sức đề kháng từ đó tăng trưởng tốt hơn?

Giải pháp tăng sức đề kháng tối ưu với sữa non Colostrum

Các nghiên cứu cho thấy sữa non Colostrum (loại sữa được vắt ra trong 48 giờ đầu sau khi sinh) có độ béo thấp nhưng hàm lượng cacbon hydrat, đạm cao và đặc biệt chứa nhiều kháng thể giúp cho trẻ luôn được khoẻ mạnh.

Bên cạnh đó, sữa non Colostrum còn rất dễ tiêu hóa, chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như A, C, D, E, Selen, Kẽm hỗ trợ tăng sức đề kháng, giúp trẻ chống chọi với các tác nhân gây bệnh tốt hơn, đặc biệt là đối với các trẻ đang phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi.


Tăng trưởng toàn diện luôn là mấu chốt để trẻ vui khỏe, khám phá thế giới xung quanh

Với những lợi ích kể trên, có thể thấy sữa non là một thành phần không thể thiếu trong kế hoạch giúp con thoát nhanh suy dinh dưỡng, thấp còi. Vậy nên, mẹ đừng quên bổ sung sữa non Colostrum trong chế độ ăn hằng ngày cho trẻ.

Mẹ có thể tìm thấy sữa non Colostrum trong các sản phẩm đặc trị cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi và một trong những sản phẩm mẹ có thể tin dùng là Dielac Grow Plus. Dielac Grow Plus đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi của các tổ chức quốc tế: FAO/WHO, CODEX, DRI Hoa Kỳ và đã được Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia chứng nhận lâm sàng có hiệu quả giúp trẻ thoát nhanh suy dinh dưỡng, thấp còi, tăng cân sau 3 tháng (**).

Thúy Ngà

Điều trị tâm thần phân liệt bằng liệu pháp

 - Để hỗ trợ điều trị bệnh tâm thần phân liệt, các nhà tâm lý học lâm sàng đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng thực tế lâm sàng những liệu pháp tâm lý nhằm giúp bệnh nhân phục hồi lại chức năng sống.

 


1. Áp dụng liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)

Liệu pháp nhận thức cá nhân được chứng minh là giúp bệnh nhân thay đổi hành vi và niềm tin thích nghi kém. CBT không tác động trực tiếp nhiều lên triệu chứng tâm thần phân liệt, nhưng nó giúp bệnh nhân tuân thủ chương trình điều trị, và có tác động hiệu quả đối với chất lượng cuộc sống nói chung. Ngoài ra liệu pháp nhóm cũng mang lại hiệu quả.

CBT nên được tiến hành một lần một tuần từ 12-15 tuần để có kết quả tốt nhất. Các buổi trị liệu có thể lặp lại nếu cần.

Ở một số quốc gia, chẳng hạn như Vương quốc Anh, CBT là phương pháp điều trị phổ biến đối với tâm thần phân liệt so với thuốc chống . Tuy nhiên, các nước khác vẫn chưa thể tiếp cận CBT một cách hiệu quả.


benh tam than

2. Điều trị giáo dục tâm lý

Đây là dạng điều trị với mục đích giáo dục bệnh nhân về triệu chứng và ảnh hưởng đối với cuộc sống. Nghiên cứu cho rằng việc tìm hiểu triệu chứng tâm thần phân liệt giúp bạn nắm rõ cách thức mà những triệu chứng này ảnh hưởng đến bản thân, và trang bị tốt để kiểm soát chúng.

Một trong những đặc điểm của tâm thần phân liệt đó là thiếu hiểu biết, bốc đồng, và không có kế hoạch rõ ràng. Việc hiểu rõ kết quả chẩn đoán giúp bạn đưa ra lựa chọn liên quan đến tình huống ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của bạn.

Giáo dục là quá trình lâu dài, không phải là mục tiêu ngắn hạn. Hình thức điều trị này nên đóng vai trò khi làm việc với chuyên gia trị liệu, và có thể được kết hợp với các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như CBT.

3. Cân nhắc phương pháp điều trị bằng xung điện (ECT)

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ECT mang lại lợi ích nhất định đối với bệnh nhân mắc chứng tâm thần phân liệt. Phương pháp này được áp dụng cho người bị trầm cảm mạn tính. Đây là dạng điều trị phổ biến ở EU, và hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu hỗ trợ việc sử dụng phương pháp để trị tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, một số nghiên cứu ở người có triệu chứng không phản ứng với phương pháp khác lại đáp ứng tốt với ECT.

ECT thường được áp dụng ba lần một tuần. Bệnh nhân có thể yêu cầu tối thiểu ba hoặc bốn buổi trị liệu hoặc tối đa 12 đến 15. Phương pháp ECT hiện đại không gây đau như phương pháp trong những thập kỷ trước khi mới hình thành phương pháp ECT.

Mất trí nhớ là tác dụng phụ tiêu cực chính của ECT. Vấn đề liên quan đến trí nhớ thường phục hồi trong vài tháng sau lần điều trị cuối cùng.

4. Sử dụng phương pháp kích thích từ trường xuyên sọ lặp lại (TMS) để khắc phục triệu chứng

Đây là phương pháp thử nghiệm được chứng minh có triển vọng trong một số nghiên cứu. Tuy nhiên, dữ liệu của phương pháp này vẫn còn khá hạn chế. Phương pháp điều trị này được sử dụng để khắc phục tình trạng ảo giác âm thanh.

Nghiên cứu đã chỉ ra triển vọng với những người bị ảo giác âm thanh nghiêm trọng, dai dẳng, hoặc "âm thanh".

Quá trình điều trị bao gồm áp dụng TMS 16 phút mỗi ngày trong bốn ngày liên tục.

Trên đây là các liệu pháp điều trị mà có thể áp dụng để giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục.

Thành Luân (tổng hợp)

Bệnh tâm thần do hoạt động của não bộ bị rối loạn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh cơ thể... làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. 

Bị cha mẹ tịch thu điện thoại, cậu bé 14 tuổi bị co giật, ảo giác khi luôn nghe tiếng thúc giục bên tai "mày phải chơi đi".

Stress như là thi vị của cuộc sống và có thể khẳng định cuộc sống không thể không có stress.

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Chăm sóc móng tay, móng chân cho mẹ bầu đúng cách

- Trong thời kỳ mang thai do có sự thay đổi nội tiết tố và hàm lượng hoóc-môn trong cơ thể nên móng tay, móng chân của các bà bầu sẽ mọc ra rất nhanh tuy nhiên chúng dễ bị yếu, giòn, gãy… gây ra cảm giác rất khó chịu. Vì vậy để hạn chế điều này, các bà bầu cần chú trọng hơn đến việc chăm sóc móng cũng như chế độ dinh dưỡng hàng ngày.



Chăm sóc móng

Cần chăm sóc những gì?

Trước khi đi ngủ, các bà bầu hãy lấy một chút dầu ô liu và dùng bông thoa đều trên móng tay. Để khoảng 5-10 phút, dùng tay massage nhẹ nhàng và rửa sạch. Điều này giúp tăng tuần hoàn máu xung quanh đầu móng, đem lại sự mềm mại. Massage móng giúp máu lưu thông tốt hơn, đẩy nhanh sự phát triển và khoẻ mạnh của móng. Sau khi rửa tay sạch, dùng kem dưỡng ẩm xoa bóp tay và móng tay.

Mỗi tuần một lần, các bà bầu nên ngâm móng tay, móng chân trong nước ấm với chút muối. Ngâm khoảng 10 phút, các bà bầu dùng vải mềm để lau khô. Để việc chăm sóc móng hiệu quả, các bà bầu nên dùng thêm kem dưỡng móng tay hoặc vaseline để móng tay của các bà bầu khỏe mạnh và ngăn ngừa khô, gãy.

Dinh dưỡng

Các loại vitamin cần thiết để tổng hợp dưỡng chất giúp móng khỏe mạnh và sáng bóng. Thiếu vitamin A, và canxi có thể làm cho móng khô và giòn. Việc bổ sung các loại vitamin từ hoa quả và rau xanh trong thực đơn hàng ngày là cách đơn giản nhất để giúp móng của các bà bầu luôn chắc khỏe.

Các loại thực phẩm như đỗ, lạc, nấm và súp lơ rất giàu vitamin B. Đây là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể, vừa giúp da các bà bầu chống lão hóa, vừa tăng cường sức khỏe cho móng tay, móng chân luôn chắc, khỏe và bóng đẹp.

Ngoài vitamin, các bà bầu cũng nên ăn nhiều thực phẩm chứa canxi, protein trong chế độ ăn hàng ngày để tốt cho móng.

Bổ sung những loại thực phẩm giàu biotin vào trong chế độ ăn như gan, trứng, gạo nguyên cám, súp lơ, quả bơ… để giúp móng tay trở nên khoẻ hơn và ít gãy. Uống đủ ít nhất hai lít nước mỗi ngày sẽ hạn chết tình trạng móng tay bị khô và hư tổn.

 

Điều nên tránh

Các bà bầu nên tránh sử dụng các sản phẩm như nước sơn móng tay, chất tẩy rửa móng tay, nước sơn bóng…như thế sẽ làm cho móng tay dễ bị khô và yếu. Ngoài ra các mẹ bầu cũng nên cẩn thận trong việc lựa chọn các sản phẩm có chứa chất acetone hoặc formaldehyde vì chúng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé.

Các bà bầu không nên để móng tay dài, không được cắn hay cậy móng tay. Điều quan trọng là các bà bầu phải biết các kỹ thuật cắt tỉa móng đúng cách. Sau khi đã định dạng hình thù móng theo ý thích, các bà bầu nên dùng bàn giũa nhám để giũa từ hai bên vào giữa móng. Ngoài ra, các bà bầu nên tránh giũa mặt trên của móng.

Nên giữ cho móng tay, móng chân được khô thoáng sạch sẽ. Tránh ngâm móng tay, móng chân lâu trong nước. Nếu móng tay bị bẩn, hãy cắt một nửa quả chanh và chà trực tiếp lên móng trong vài phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Những vết ố bẩn trên móng của mẹ bầu sẽ được loại bỏ rất an toàn và hiệu quả.

Các bà bầu không nên dùng chung bộ bấm móng tay với người khác để tránh nhiễm khuẩn đặc biệt là không dùng bộ bấm tay ở các cửa hiệu làm tóc. Nếu sử dụng thì phải khử trùng bằng rượu trước khi sử dụng.

Các mẹ bầu hay chú ý và ghi nhớ những thông tin trên để chăm sóc móng tay, móng chân của mình để cho đúng cách nhé.

Thái Hậu (tổng hợp)

Mướp hương có nhiều công dụng làm đẹp da như trị nám, tàn nhang, giữ ẩm, làm trắng, căng mịn da; đồng thời làm tăng sản xuất tế bào mới và giảm sự xuất hiện sẹo, giải độc một cách tự nhiên, chống lão hóa da...

Không phải công thức làm đẹp nào cũng có thể áp dụng cho mọi loại da. Ở mỗi loại da khác nhau, sẽ có những cách thức làm đẹp khác nhau phù hợp.

Những sản phẩm làm đẹp, chăm sóc da từ tự nhiên sẽ hết sức an toàn với bạn. Đây là cách làm đẹp da vô cùng đơn giản, an toàn, tiết kiệm.

Sàng lọc tiền hôn nhân, tránh bệnh tan máu bẩm sinh

Bệnh tan máu bẩm sinh - Thalassemia là một trong những căn bệnh về máu nguy hiểm mà nếu không theo dõi, quản lý và tầm soát kịp thời có thể dẫn đến các ảnh hưởng xấu về di truyền và sự phát triển của giống nòi.

Theo ước tính, thế giới có khoảng 7% dân số mang gen bệnh Thalassemia, trung bình cứ 10 người thì có 1 người mang gene bệnh tan máu bẩm sinh. Ở nước ta, con số này là trên 10 triệu người mang gene bệnh, có trên 20.000 bệnh nhân đang phải điều trị. Mỗi năm cả nước có khoảng 2.000 trẻ sơ sinh mang gene bệnh Thalassemia.

Mặc dù tan máu bẩm sinh là một căn bệnh chẩn đoán và điều trị không phức tạp nhưng chi phí cho điều trị rất tốn kém, vì phải điều trị cả đời. Chi phí cho một bệnh nhân điều trị hết khoảng 3 tỷ đồng tính từ lúc đứa trẻ được sinh ra đến khi người đó 30 tuổi. Điều này đặt ra bài toán về chất lượng cuộc sống của gia đình người bệnh, và theo nhận thấy của chúng tôi, nhiều gia đình có con bị bệnh thường có tỷ lệ ly hôn cao hơn so với những gia đình bình thường khác.

Trả lời phỏng vấn của Đài Phát thanh & Truyền hình Thanh Hóa, GS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh, người mang gene bệnh thalassemia vẫn có thể kết hôn, sinh con nhưng cố gắng xây dựng với người không mang bệnh thì tỉ lệ sinh ra được những đứa con khỏe mạnh sẽ nhiều hơn, hoặc cùng lắm là những đứa con mang gene bệnh, chứ không có con bị bệnh. Bởi theo Giáo sư, "sợ nhất là không tầm soát để biết trước tình trạng bệnh lý của mình và bạn đời. Nếu hai người mang gene bệnh lấy nhau thì tạo ra đồng hợp tử mang gene bệnh, sinh ra những đứa con bị bệnh thalassemia".


GS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí – Chủ tịch Hội tan máu bẩm sinh Việt Nam

Để xác định được có mang gene bệnh hay không, trẻ em từ 2 tuổi, các bạn trẻ trước khi kết hôn cần làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu. Nếu kết quả xét nghiệm được nhận định là hồng cầu nhỏ thì phải nghi ngờ đến Thalassemia và cần có những biện pháp can thiệp kịp thời dưới hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường, bệnh có các biểu hiện như thiếu máu, sạm da, chậm phát triển, trán dô, mũi tẹt, răng vẩu, bụng to do lách to….

 

Sở dĩ bệnh Thalassemia nguy hiểm vì đây là căn bệnh di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, việc điều trị kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, tốn kém. Những bệnh nhi mắc bệnh Thalassemia sẽ phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị đầy đủ, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng làm người bệnh chậm phát triển thể trạng, ảnh hưởng của thiếu máu và truyền máu nhiều lần sẽ làm da bị sạm đen, xương sọ, mặt bị biến dạng....

Đối với lứa tuổi tiền hôn nhân, đặc biệt nếu trường hợp hai người cùng mang gen bệnh Thalassemia kết hôn với nhau, nên được tư vấn trước khi dự định có thai. Nếu cặp vợ chồng cùng mang một thể bệnh Thalassemia có thai, nên được chọc ối chẩn đoán trước sinh tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Trong những trường hợp như vậy, y học có thể can thiệp để người mang gen bệnh Thalassemia có thể sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh, không mang gen bệnh.


ThS Vũ Hải Toàn - Phó Giám đốc Trung tâm Thalassemia - Viện huyết học truyền máu TW

Hiện nay, bệnh tan máu bẩm sinh đang được truyền tải rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và rất cần sự chung tay của toàn xã hội, trong đó quan trọng nhất là kênh tuyên truyền, phổ cập kiến thức cho các bác sĩ tại cơ sở. Xuất phát từ thực tiễn đó, ngày 4/11 vừa qua, Bệnh viện đa khoa MEDLATEC đã phối hợp với Sở Y tế Thanh Hóa - Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn "Các xét nghiệm y khoa và Thalassemia", trong đó tập huấn chuyên sâu các kiến thức về bệnh Thalassemia do ThS, Bác sĩ Vũ Hải Toàn - Phó Giám đốc Trung tâm Thalassemia Viện huyết học truyền máu TW trình bày.


Trao giấy chứng nhận tập huấn cho các bác sĩ tham dự Hội nghị

Thanh Loan

Cách phòng ngừa bệnh sỏi thận

 - Những người làm việc trong môi trường nóng hoặc có thói quen uống không đủ nước, chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý sẽ dễ bị sỏi thận. 

 


Để phòng ngừa bệnh sỏi thận hiệu quả bạn hãy áp dụng bảy bí quyết sau đây.

1. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước trong ngày và vào ban đêm trước khi đi ngủ để cơ thể của bạn vẫn giữ đủ nước trong cả 24 giờ.

Uống nước là cách đơn giản nhất để bù lại lượng nước bị hao hụt khỏi cơ thể (thông qua nước tiểu, mồ hôi). Cơ thể đủ nước cũng sẽ giúp thận và gan lọc những chất độc tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tích tụ chất độc trong gan, thận dẫn đến sỏi.

Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không tốt vì nó có thể gây ra tình trạng thừa nước và phù các tế bào trong cơ thể.


thận - niệu,nguyên nhân bệnh thận niệu,điều trị bệnh thận niệu

2. Uống nước chanh

Sỏi thận được hình thành khi các thành phần của nước tiểu là chất lỏng, khoáng sản và axit bị mất cân bằng. Nghĩa là lúc này hàm lượng các chất như oxalat, canxi và axit uric trong nước tiểu rất nhiều. Bình thường, các chất này có thể được hòa tan bởi các chất lỏng hoặc chất citrate. Khi không được hòa tan, chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành sỏi ở thận.

Nước chanh giúp nâng cao mức citrate trong nước tiểu nên có thể giúp phòng ngừa sỏi oxalat canxi, cũng như sỏi axit uric.

3. Cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalate

Oxalat là loại axit có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalat canxi. Soda, trà đá, sô cô la, cây đại hoàng, dâu tây và các loại hạt là những loại thực phẩm chứa nhiều oxalat. Cắt giảm các loại thực phẩm này chính là cách đơn giản để phòng .

4. Giảm lượng muối ăn hàng ngày

Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận.

5. Cắt giảm lượng caffeine

Nên tránh tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ăn, thức uống chứa caffeine như cà phê, trà, thuốc lá vì chúng chính là nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị mất nước ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình vẫn bổ sung nước đầy đủ. Mất nước chính là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến bệnh sỏi thận.

6. Kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm động vật, bao gồm thịt, trứng và cá

Những thực phẩm này chứa nhiều purin, đó là những chất tự nhiên chuyển hóa hoặc phân hủy thành axit uric trong nước tiểu và góp phần hình thành sỏi thận. Hạn chế ăn các thực phẩm thịt, trứng và cá... sẽ giảm nguy cơ hàm lượng axit uric trong nước tiểu nên cũng phòng được bệnh sỏi thận.

7. Giảm cân an toàn để giữ sức khỏe

Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Đại học Y Johns Hopkins (Mỹ) thì béo phì làm tăng gấp đôi nguy cơ sỏi thận. Vì vậy, việc tập thể dục để và duy trì sức khỏe là hết sức cần thiết. Nó không những giúp bạn tránh được tình trạng béo phì mà nó còn giảm các nguy cơ bệnh tật khác như: , tiểu đường, huyết áp cao...

Thành Luân(tổng hợp)

Tình trạng dịch sởi đang có những diễn biến phức tạp khiến nhiều bậc phụ huynh tỏ ra rất lo lắng. Một số lưu ý sau sẽ giúp các bố mẹ có hướng chăm sóc con nhỏ.

Ở bất cứ giai đoạn nào, bệnh nhân suy thận cũng cần tuân theo một chế độ dinh dưỡng khắt khe vì nó quyết định trực tiếp đến sự diễn tiến của bệnh cũng như các ảnh hưởng thứ phát do suy thận gây ra.

Muốn mập phải ăn nhưng cũng phải đúng cách. Hành trình tăng cân sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu bạn biết áp dụng những bí kíp dưới đây.

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Tẩy sơn móng tay an toàn mà không cần aceton

- Sau khi sơn móng tay một thời gian, bạn thấy nhàm chán và muốn thay màu sơn mới. Hoặc màu sơn móng của bạn bị bong tróc, bạn muốn tẩy chúng đi để sơn lại. Thứ bạn thường dùng là dung dịch aceton đúng không? Bạn có biết, đó là chất tẩy rửa gây hại cho móng cũng như da tay không. Bài viết này sẽ giúp bạn tẩy sơn móng tay bằng những dung dịch tự chế an toàn mà không cần dùng đến aceton.



Tẩy sơn móng bằng chanh + giấm

– Trước hết, bạn cắt trái chanh làm đôi và lấy nước ép chanh trong một chiếc bát. Sau đó, cho thêm một chén giấm vào trộn đều.

Chăm sóc móng

– Ngâm móng tay trong khoảng một phút.

– Dùng bông gòn hoặc vải mềm lau phần sơn móng.

Tẩy móng bằng keo xịt tóc

– Phun keo xịt tóc lần lượt lên từng móng tay

– Sau khi phun xong, bạn ngay lập tức lau đi.

– Rửa tay thật sạch bằng xà phòng.

Tẩy móng bằng sơn bóng

– Lấy lọ sơn bóng, bôi một lớp lên trên móng tay.

– Sử dụng bông gòn lau móng. Khi ấy lớp sơn sẽ trôi đi cùng phần sơn bóng.

Tẩy sơn móng bằng bình xịt khử mùi

– Làm tương tự như cách hai nhưng thay vì là keo xịt tóc, ta đổi thành bình xịt khử mùi.

– Xịt dung dịch vào bông gòn rồi lau sạch sẽ.

– Sơn móng sẽ trôi theo cùng với phần xịt khử mùi.

Tẩy móng bằng nước hoa

– Xịt hoặc bôi chút nước hoa lên móng tay

– Dùng bông gòn lau móng.

 

Tẩy móng bằng rượu

– Bạn có thể dùng sẵn rượu trong nhà để tẩy đi lớp sơn móng tay vì rượu cũng có cồn, tương tự như Aceton.

Tẩy sơn móng tay bằng kem đánh răng

Kem đánh răng không đơn giản là chỉ vệ sinh răng miệng, mà nó còn có công dụng làm sạch sơn móng tay cũng rất tốt nhé.

Cách thực hiện:

Rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng một chút kem đánh răng thoa trực tiếp lên phần sơn móng tay, rồi dùng bàn chải đánh răng chà sát mạnh vào phân sơn là được. Bạn cứ lặp đi lặp lại việc cách tẩy sơn móng tay đơn giản, hiệu quả bằng kem đánh răng này vài lần lớp sơn sẽ tự động bong dần và biến mất mà không cần sử dụng Acetone đâu nhé.

Tẩy sơn móng tay bằng nước lau kính

Có thể bạn chưa biết, nước lau rửa kính ngoài việc làm sạch những vết bẩn trên gương, kinh mà nó còn có tác dụng phụ như làm sạch sơn móng tay cực hiệu quả đấy nhé.

Cách thực hiện:

Đầu tiên, bạn chuẩn bị một bình xịt nước lau rửa kính rồi xịt trực tiếp lên phần sơn móng tay. Sau đó dùng miếng vải sạch chà sát thật mạnh lên phần sơn là được. Với cách tẩy sơn móng tay bằng nước lau rửa kính này tuy có đơn giản, những hiệu quả nó đem lại cũng rất tốt đấy.

Tẩy sơn móng tay bằng baking soda

Baking soda trong lĩnh vực được xem là nguyên liệu có rất nhiều công dụng như: Tẩy da chết, , chữa tóc bết dính… mà nó còn giúp làm sạch móng hiệu quả nữa nhé.

Cách thực hiện: Chuẩn bị một thìa baking soda cho ra bát con + một chút nước ấm rồi dùng đũa khuấy đều các nguyên liệu này lại với nhau để tạo thành hỗn hợp hơi sánh sánh là được.

Sau đó bạn quết hỗn hợp này đều lên các móng tay và để khoảng 15 – 20 phút, rồi dùng bàn chải đánh răng bỏ đi chà sát vào phần sơn móng là được, phần sơn sẽ nhanh chóng biến mất.

Với cách tẩy sơn móng tay bằng baking soda khá đơn giản mà hiệu quả, nên được rất nhiều chị em phụ nữ tin dùng và sử dụng.

Trên đây là những cách tẩy sơn móng tay rất an toàn và hiệu quả cho các chị em mà không cần dùng đến nước tẩy aceton nhiều tác hại nữa.

Thái Hậu(tổng hợp).

Theo nhiều chuyên gia về y học, tác dụng làm đẹp của tinh trùng là có thật nhưng cách sử dụng cần đảm bảo tính vệ sinh và an toàn sức khỏe.

Theo các nhà khoa học, tinh chất nhau thai là món quà vô giá mà tự nhiên đem lại cho con người, giúp bảo vệ sức khỏe và gìn giữ nét thanh xuân, đặc biệt hưu ích với chị em phụ nữ bị nám, tàn nhang, nếp nhăn.

Những sản phẩm làm đẹp, chăm sóc da từ tự nhiên sẽ hết sức an toàn với bạn. Đây là cách làm đẹp da vô cùng đơn giản, an toàn, tiết kiệm.

Biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả

 - Các bệnh truyền nhiễm có thể phòng chống được bằng những biện pháp đơn giản sau đây.


Bệnh truyền nhiễm là các bệnh có mầm bệnh là các vi sinh vật - virus vi khuẩn, vi nấm, các loại giun sán, ký sinh đơn bào. Các tác nhân vi sinh này có khả năng xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Các bệnh sốt virus, cúm, sởi, quai bị, sốt xuất huyết, viêm gan do virut, tay - chân - miệng, thương hàn, viêm màng não... đều không xa lạ với mọi người và được gọi chung là bệnh truyền nhiễm.

Bệnh này gia tăng nhanh trong những năm gần đây và có nguy cơ cao thành các đợt dịch bệnh lớn, đe dọa sức khỏe con người. Thời tiết đang lạnh dần và có những hình thái thất thường. Đây là cơ hội cho các bệnh truyền nhiễm phát triển. Tuy nhiên, điều đáng mừng là hiện bệnh dạng này đã có cách phòng ngừa nhờ những việc vô cùng đơn giản.

 
truyền nhiễm,nguyên nhân bệnh truyền nhiễm,điều trị bệnh truyền nhiễm


Tiêm vắc-xin: Là biện pháp chủ động tạo cho người có khả năng bị lây nhiễm khi tiếp xúc với mầm bệnh. Việc tiêm phòng phải được thực hiện khi người còn khỏe mạnh và theo lịch tiêm phòng chung. Tỉ lệ người tiêm phòng càng cao, số người có miễn dịch trong cộng đồng càng lớn và bệnh càng khó lây truyền.

Giữ vệ sinh cá nhân: Hàng ngày cần thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đồ vật. Giữ vệ sinh răng miệng. Tắm rửa thường xuyên phòng bệnh viêm nhiễm trên da. Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi đi đường và khi đến chỗ đông người. Thường xuyên ngủ màn.

Vệ sinh an toàn thực phẩm: Ăn các thức ăn đã nấu chín, uống nước đã đun sôi, đã được lọc hoặc xử lý; bảo quản thức ăn đã chế biến một cách phù hợp (như bảo quản lạnh); ngăn không cho ruồi nhặng đậu vào thức ăn; không dùng chung các dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín. Các biện pháp này giúp ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tiêu hóa như: tả, lỵ, thương hàn...

Vệ sinh môi trường: Nhằm ngăn ngừa sự lây truyền của các bệnh lây qua đường tiêu hóa, qua vết đốt côn trùng. Cần loại bỏ chỗ sinh sản của muỗi truyền sốt rét, và các bệnh do muỗi truyền khác. Cung cấp nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt. Cần thu gom và xử lý rác thải, xử lý các chất thải của người và động vật hợp vệ sinh. Nuôi cá diệt bọ gậy, phun những hóa chất diệt muỗi, ruồi; loại bỏ các dụng cụ chứa nước và các vật thải rắn để hạn chế nơi sinh sản của muỗi.

Sống lành mạnh và quan hệ tình dục an toàn: Sống chung thủy, không quan hệ với người bán dâm, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không tiêm chích ma túy. Sống lành mạnh giúp ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục (như giang mai, lậu, HIV,…) và các bệnh lây qua các dịch tiết cơ thể khác (viêm gan B, viêm gan C,…).

Khi bị mắc , người bệnh cần đến khám ở các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Việc điều trị sẽ giúp bệnh nhân chóng hồi phục, tránh diễn biến nặng và tránh nguy cơ tử vong, giảm sự lây truyền bệnh ra cộng đồng.

Thành Luân(tổng hợp).

Để ngăn chặn dịch sốt xuất huyết (SXH), đầu năm học mới 2017, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã thiết kế tờ rơi với màu sắc và hình ảnh bắt mắt, hướng dẫn cách phòng chống SXH tới các trường tiểu học tại Hà Nội.

Bạn có thể nghiên cứu cách theo dõi, điều trị sốt xuất huyết tại nhà theo một số gợi ý.

Người bị sốt xuất huyết cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Sỏi thận và những điều cần biết

 - Sỏi thận hình thành khi nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao hay lượng nước tiểu quá ít, lắng đọng lại ở thận.


Nếu sỏi thận nhỏ, có thể tự đẩy ra ngoài theo đường tiểu. Nhưng nếu sỏi lớn, viên sỏi di chuyển cọ xát vào đường niệu có thể gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu hoặc sỏi thận bị kẹt trong cuống đài thận, gây tắc nghẽn, ứ đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm, suy thận...

Có bốn loại sỏi thận, chúng được hình thành bởi những nguyên nhân khác nhau: 

 

thận - niệu,nguyên nhân bệnh thận niệu,điều trị bệnh thận niệu

1. Sỏi canxi

Là loại sỏi thường gặp nhất trong các loại sỏi, chiếm khoảng 80% các trường hợp. Bình thường, sỏi canxi cứng, có nhiều hình dạng, kích thước, mật độ khác nhau. Nguyên nhân chính là tình trạng nước tiểu quá bão hòa về muối canxi do tăng hấp thu canxi ở ống thận. Xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy canxi niệu tăng cao. Bình thường, hàng ngày thận sẽ đào thải khoảng 300mg canxi qua nước tiểu, trường hợp nước tiểu bị quá bão hòa về muối canxi, lượng canxi đào thải qua nước tiểu có thể tăng lên 800 - 1.000mg trong 24 giờ với chế độ ăn bình thường. 

Nguyên nhân thứ hai là giảm citrate niệu. Citrat niệu có tác dụng ức chế kết tinh các muối canxi. Khi có toan máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, hạ máu thì thường citrate niệu giảm. Khi thiếu citrate nước tiểu sẽ bão hòa muối canxi tạo điều kiện kết tinh sỏi. Nguyên nhân thứ ba là nước tiểu quá bão hòa về oxalate. Nếu bị ngộ độc C, thức ăn chứa nhiều oxalat sẽ dẫn đến tình trạng này hoặc ở người bị viêm ruột, cắt bỏ phần ruột non, người có rối loạn chuyển hóa. Những loại rau có hàm lượng oxalat cao bao gồm: cần tây, tỏi tây, củ cải, khoai lang, đậu xanh, đậu nành, bí, ớt, cà tím, măng tây, đào lộn hột, rau diếp, nho, mận (miền Bắc), trà,…

2. Sỏi struvite hay sỏi nhiễm trùng

Sỏi struvite chiếm khoảng 10% các loại sỏi thận. Sỏi struvite là do nhiễm khuẩn lâu dài đường tiết niệu, vi khuẩn giải phóng chất khiến giảm hòa tan struvite, tạo điều kiện hình thành sỏi. Sự xuất hiện sỏi struvite hầu như luôn đi kèm với tình trạng tắc nghẽn hay nhiễm trùng đường tiểu. Vì thế, trong trường hợp này, việc dùng kháng sinh được xem là một bước bắt buộc, không thể thiếu trong quá trình điều trị.

3. Sỏi acid uric

Thường gặp ở những người có nồng độ acid uric cao, chiếm khoảng 10% các trường hợp sỏi thận. Sỏi acid uric không cứng và cũng không dễ phát hiện bằng tia X như sỏi canxi. Lý do là nước tiểu quá bão hòa acid uric tạo điều kiện gây sỏi urat và thường có tăng acid uric niệu đi kèm. Sỏi acid uric gặp trong tăng acid uric máu, , trong một số trường hợp di truyền, béo phì, những người tiểu đường kháng insulin. Người bệnh nên có những xét nghiệm về bệnh mắc kèm và cần giảm ăn những thức ăn quá nhiều đạm.

4. Sỏi cystin

Sỏi cystin rất hiếm, hình thành do cystin bị đào thải nhiều qua thận nhưng ít hòa tan nên dễ đọng thành sỏi. Trong các loại thì sỏi cystin có tính di truyền rõ rệt nhất. Những người với tiền sử gia đình có người mắc bệnh có nguy cơ cao bị mắc loại sỏi này.

Thành Luân(tổng hợp).

Để phòng ngừa cũng như giảm nguy cơ xảy ra các cơn gút cấp, bạn cần tuân thủ theo thực đơn dành cho người bị gút sau đây.

Người bị bệnh gút nên vận động cơ thể bằng những bài tập nhẹ nhàng. Việc tập thể dục có thể giúp ngăn chặn những cơn phát tác của bệnh gút. 

Lâu nay có bài thuốc dân gian bình dân chữa trị bệnh gút hiệu quả, không tốn kém, dễ thực hiện, nhiều người tin dùng là sử dụng đậu xanh như một phương thuốc.

Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2017

Phòng và chữa đau mỏi chân khi đeo giày cao gót thường xuyên

- Chọn lựa giày dép đúng cách, cẩn thận và phù hợp với chân bạn là vô cùng quan trọng bởi chúng không chỉ đóng vai trò lớn trong việc tạo nên phong cách hoàn chỉnh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe chủ nhân.



Đặc biệt, khi mang giày cao gót thường xuyên khiến các nàng thường cảm thấy đau nhức hay mỏi nhừ đôi chân. Hãy cùng tham khảo một số bí quyết dưới đây để phòng ngừa và chữa những tổn thương do giày cao gót gây ra.

Chăm sóc chân

Phòng ngừa đau chân do đi giày cao

- Chọn giày thực sự vừa vặn và không quá cao (sau khi mang thử, nếu thấy khó kiễng chân lên thì có nghĩa là đôi giày đó quá cao). Nên đi lại quanh cửa hàng một lúc trong đôi giày mới để cảm nhận sự thoải mái. Không bao giờ mua giày quá chật vì nó sẽ làm bó các cơ và dây chằng, gây áp lực cho chân.

- Nên chọn giày có phần gót to, chắc chắn để trọng lượng cơ thể phân bổ đều hơn, tránh gây đau nhức gót.

- Ưu tiên các chất liệu mềm mại để chân không quá gò bó và tránh bị biến dạng, sần sùi.

Chữa đau chân do đi giày cao

Chườm đá

Đá lạnh không chỉ làm dịu cảm giác đau nhức bàn chân mà còn ngăn chặn được sự phù nề hiệu quả, giảm thiểu đau nhức. Hãy làm ngay khi bạn vừa về nhà nhé, làm như vậy với đá lạnh trong 15 phút.

Ngâm chân

Cho vào thau nước ấm một ít muối epsom hoặc tinh dầu, ngâm chân vào và chà nhẹ hai chân vào nhau nhằm tăng cường lưu thông máu, giảm phản ứng viêm và giãn các cơ chân đang căng cứng. Ngâm chân là biện pháp giảm đau tuyệt vời nhất, nếu có thời gian, hãy làm ngay cách này nhé.

 

Chuyển sang giày đế thấp

Nên mang giày đế thấp, không phải giày đế bệt khi đi lại trong nhà. Vì đây là thời điểm, đôi chân đang rất nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương thêm, do vậy, việc mang giày đế bệt khiến sẽ khiến chân phải tiếp xúc nhiều hơn với nền đất cứng. Lựa chọn tốt nhất là mang giày đế thấp.

Mát xa chân

Nếu không đi spa, bạn nên học vài động tác mát xa chân đơn giản để tự thực hiện tại nhà. Thoa một ít kem dưỡng ẩm (hoặc kem giảm đau nếu tình trạng thật sự khó chịu) lên chân và mát xa đều đặn trong 15-30 phút trước khi ngủ để đôi chân của bạn được xoa dịu hoàn toàn.

Cổ chân, gót chân, mắt cá chân và ngón cái là những nơi chịu lực và tổn thương nặng nhất, bạn cần massage bấm huyệt những vị trí đó. Ngoài ra, bạn có thể ngồi trên ghế, buông lỏng chân đặt lên quả bóng tennis  và lăn chúng để tăng lưu thông tuần hoàn vùng đó.

Nằm xuống giường và gác chân lên một vật nào đó cao khoảng 30cm để máu được phân bố đều trên toàn bộ chân và bàn chân.

Mù tạt pha trong nước ấm cũng rất hiệu quả trong việc giảm đau. Trộn hai thìa mù tạt vào chậu nước ấm và ngâm chân trong khoảng 30 phút, bạn sẽ thấy giảm cảm giác đau mỏi. Một cách khác là làm nóng mù tạt rồi thoa đều lên toàn bộ chân, sau đó xoa bóp trong ít nhất 10 phút.

Đó là một vài  cho bạn để cải thiện tình trạng đau chân, nhức mỏi của mình khi đeo giày cao gót thường xuyên.

Thái Hậu (tổng hợp)

Bạn vẫn có thể níu giữ sự tươi trẻ của đôi tay bằng việc học cách chăm sóc da tay ngay từ bây giờ.

Phụ nữ thông thường chú tâm chăm da mặt. Phụ nữ đích thực chăm da mặt một thì dưỡng da cơ thể gấp mười. 

Bạn đã biết sáu điều cơ bản cho một làn da khỏe mạnh chưa? Tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

Các phương pháp phòng và điều trị bệnh động kinh

 - Động kinh là một căn bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy điều trị sớm bệnh động kinh là một vấn đề quan trọng.


Điều trị bằng cách dùng thuốc

Hầu hết tất cả các trường hợp mắc bệnh động kinh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng động kinh nhằm điều trị và kiểm soát được các cơn co giật. 

Điều trị động kinh không dùng thuốc

Không phải dạng động kinh nào cũng có thể đáp ứng ngay với các thuốc điều trị, trong một số trường hợp do các yếu tố như cơ địa hoặc sử dụng thuốc không đúng theo chỉ định của bác sĩ dẫn đến tình trạng , và gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên còn có một số biện pháp có khả năng ức chế sự kích thích quá mức của các và  mang lại những hiệu quả bất ngờ trong kiểm soát những cơn co giật, động kinh.

động kinh,nguyên nhân bệnh động kinh,điều trị bệnh động kinh
 


Thay đổi chế độ ăn: Chế độ ăn kiêng Ketogenic giàu chất béo và protein nhưng ít carbohydrate có thể sẽ giúp làm giảm bớt các cơn co giật ở bệnh nhân động kinh, nhưng cần được thực hiện dưới sự theo dõi của chuyên viên y tế.

Thay đổi chế độ sinh hoạt, làm việc, và điều chỉnh về tinh thần: Bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho hợp lý, tránh làm việc quá sức, thức quá khuya hay rượu bia, thuốc lá, kết hợp thư giãn bằng cách tập hít thở sâu, ngồi thiền, hoặc tập yoga rất tốt cho sức khỏe.

Sử dụng những sản phẩm bổ trợ chứa những hoạt chất thiên nhiên tốt cho người bệnh động kinh. Việc bổ sung GABA đang là một hướng đi mới nhằm làm giảm tần suất và mức độ co cứng, co giật. Đồng thời, hoạt chất Rhynchophyline trong cây Câu đằng có tác dụng tương tự thuốc chống co giật, giúp an thần, trấn tĩnh, bảo vệ tế bào thần kinh và làm tăng nồng độ GABA nội sinh trong cơ thể. Chính vì vậy, sự phối hợp của hai chất này sẽ là giải pháp tối ưu để hỗ trợ và điều trị bệnh.

Điều trị bằng phẫu thuật

Một số loại động kinh có thể được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ vùng não bị tổn thương nhằm ngăn ngừa cơn tái phát. Tuy nhiên sau một thời gian áp dụng tại Việt Nam thì phương pháp này hiện nay đang tạm dừng lại do nguy cơ gây tai biến và các di chứng khác cho bệnh nhân.

Cách xử trí và chăm sóc cho người bệnh động kinh

Khi gặp người lên cơn động kinh, nên thực hiện theo những lời khuyên sau để để giúp họ mau chóng bình phục:

Đặt đầu bệnh nhân lên một chiếc gối hoặc vải mềm và nghiêng đầu bệnh nhân sang một bên.

Không ghì chặt bệnh nhân.

Không đặt bất cứ thứ gì vào miệng vì rất có thể gây tắc ngẽn đường thở.

Người thường cảm thấy mặc cảm và tự ti về tình trạng bệnh của mình, bởi vậy gia đình, bạn bè và những người xung quanh cần có thái độ cảm thông, động viên và chia sẻ để họ có thể sống hòa nhập với cộng đồng.

Dương Uyên(tổng hợp)

Động kinh, hay dân gian vẫn thường gọi là giật kinh phong, là một bệnh mạn tính với các biểu hiện đặc trưng là các cơn co cứng, co giật và mất ý thức tạm thời. 

Bệnh tâm thần do hoạt động của não bộ bị rối loạn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh cơ thể... làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. 

Bị cha mẹ tịch thu điện thoại, cậu bé 14 tuổi bị co giật, ảo giác khi luôn nghe tiếng thúc giục bên tai "mày phải chơi đi".

Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

Cách điều trị bệnh thủy đậu cho phụ nữ đang mang thai

 - Thủy đậu có thể trở thành một mối lo lớn đối với những người phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Nếu ở ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ bị nhiễm thủy đậu thì virus thủy đậu có thể sẽ gây sảy thai. Đặc biệt còn rất nhiều các biến chứng nguy hiểm khác đối với thai nhi, trong đó có hội chứng thủy đậu bẩm sinh.



Thủy đậu,Triệu chứng bệnh thủy đậu,Điều trị bệnh thủy đậu 

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh

Đối với những thai phụ bị bệnh thủy đậu nguyên phát (mắc bệnh lần đầu tiên) khi mang thai, tùy vào tuổi của thai nhi mà bệnh sẽ có độ ảnh hưởng nhiều hay ít. Vào tuần lễ thứ 8 – 12 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4%. Biểu hiện thường hay gặp phải nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là có sẹo ở da. Những bất thường khác có thể xảy ra là , bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tâm thần.

Vào tuần thứ 13 đến tuần thứ 20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%. Sau tuần lễ thứ 20 thai kỳ, bệnh hầu như không có ảnh hưởng trên thai. Nếu trong vòng năm ngày trước sinh và hai ngày sau khi sinh người mẹ bị nhiễm bệnh, thì bé sơ sinh dễ bị bệnh thủy đậu lây từ mẹ sang. Do lúc đó người mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Tỉ lệ tử vong bé sơ sinh lúc này khá cao, lên đến khoảng 25 – 30% số trường hợp bị nhiễm.

Cách điều trị thủy đậu cho phụ nữ mang thai

Cách tốt nhất để tránh bệnh thủy đậu đối với bà mẹ mang thai là nên kiểm tra sức khỏe thật kỹ trước khi có thai, đồng thời tiêm phòng để đảm bảo có một khoảng thời gian mang thai khỏe mạnh.

 

Trong trường hợp phát hiện bản thân có thể bị nhiễm , thì điều quan trọng là cần cung cấp cho cơ thể thuốc kháng virus varicella – zoster Ig ( đây là một loại kháng thể giống với kháng thể do cơ thể tạo ra) để bảo vệ mẹ và thai nhi. Điều này có thể có khả năng giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của bệnh và điều quan trọng hơn là không được cung cấp kháng thể này chậm hơn 10 ngày sau khi thai phụ tiếp xúc với nguồn bệnh.

Đối với việc chăm sóc khi thai phụ bị thủy đậu thì cần phải để người bệnh nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa và tăng cường các thức ăn có vitamin C nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Giữ vệ sinh thân thể, tránh làm vỡ những bóng nước vì có nguy cơ bội nhiễm rất cao. Nếu có những dấu hiệu nặng hơn, cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có những bước điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm hơn có thể có.
Cách dự phòng là nên chủng ngừa bệnh thủy đậu khi còn bé hoặc ít nhất ba tháng trước khi mang thai. Trong trường hợp, bà bầu bị thủy đậu nên tránh tiếp xúc với người bệnh thủy đậu.

Dương Uyên(tổng hợp)

Trong dân gian có nhiều bài thuốc hay, chữa được nhiều căn bệnh hiệu quả, trong đó có cả bệnh thủy đậu.

Bài viết sau đây sẽ mách nhỏ đến các bạn 4 bài thuốc chữa bệnh thủy đậu rất hiệu quả cho trẻ.

Thủy đậu là một trong số những bệnh ngoài da dễ mắc phải, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bởi vậy, bạn nên biết bệnh thủy đậu là gì?

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

- Ở Việt Nam, số người mắc chứng rối loạn tiền đình đang có xu hướng ngày càng tăng cao và đang dần trẻ hóa. Vậy rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?



Tiền đình là một bộ phận khá phức tạp, nằm ở sau hai bên ốc tai, nó có có vai trò điều chỉnh thăng bằng tư thế và các phối hợp cử động mắt, đầu,thân mình. Bệnh gây nên trạng thái mất thăng bằng khi thay đổi tư thế làm cho người bị bệnh chóng mặt, đầu óc quay cuồng, mắt hoa, ù tai, buồn nôn, đi đứng không vững, dễ bị ngã.

nguyên nhân bệnh rối loạn tiền đình,điều trị bệnh rối loạn tiền đình,Rối loạn tiền đình

Ngày nay, chứng rối loạn tiền đình đang khá phổ biến nguyên nhân là do: môi trường sống ngày càng ô nhiễm, thời tiết khắc nghiệt, thức ăn nhiễm độc, áp lực công việc… Hay do độ tuổi như: Độ tuổi trung niên, lão niên, thường dễ mắc bệnh lý rối loạn tiền đình. Tuy nhiên ngày nay bệnh này đang có chiều hướng mở rộng đến độ tuổi lao động.

Về bệnh rối loạn tiền đình là bệnh rất phổ biến gặp phải ở nữ nhiều hơn nam. Bệnh dễ bị nhầm lẫn do có các biểu hiện tượng tự với bệnh thiểu năng tuần hoàn não và vì thế ít được chữa trị kịp thời.

Thông thường có rất nhiều người không biết rõ về bệnh rối loạn tiền đình nên khi nhân thấy các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, đau đầu, hoa mắt, buồn nôn thì đi khám tại chuyên khoa tim mạch, máu mà không biết đến khoa thần kinh để khám. Rối loạn tiền đình là một bệnh lý có liên quan đến thần kinh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh gây ảnh hưởng.

Vậy rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Bệnh rối loạn tiền đình mặc dù chưa gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Bệnh có thể xuất hiện trong vài ngày, rồi hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng như: mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe người bị bệnh. Nếu để lâu ngày có thể gây ra những chứng bệnh khác như: thần kinh, bệnh hoặc huyết áp thấp…

Các triệu chứng người bị rối loạn tiền đình thường gặp phải như:

+ Chóng mặt, buồn nôn, ù tai, mất thăng bằng,… gây khó chịu đến sinh hoạt, ảnh hưởng tới công việc.

+ Bệnh có thể diễn tiến trong vài ba ngày rồi phục hồi nhưng cũng có thể kéo dài hơn. Tình trạng này thường lặp đi lặp lại khiến người bệnh khó chịu, bệnh để lâu ngày dễ tiến triển mãn tính, khiến bệnh nhân trầm cảm, suy yếu mệt mỏi.

 

+ Quay cuồng, lảo đảo.

+Buồn nôn hoặc nôn.

+Cơ thể bị mất cân bằng và mất phương hướng, đứng không vững và đi lại loạng choạng

+Tầm nhìn bị xáo trộn, hay nhạy cảm với ánh sáng , khó nhìn tập trung vào một điểm, có ảo giác.

+Thính lực suy giảm, có cảm giác ù tai.

+Khó tập trung, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi về thể chất lẫn tinh thần.

+Thay đổi tâm lý: mất tự chủ, tự ti, lo âu, hoảng loạn, trầm cảm.

+ Triệu chứng chóng mặt làm tăng nguy cơ té ngã khi đang di chuyển trên đường hoặc gây tai nạn khi lái xe.

+ Bệnh rối loạn tiền đình nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh lý khác như thần kinh, tim mạch, huyết áp thấp. Nguy hiểm hơn rối loạn tiền đình nặng có thể khiến người bệnh bị đột quỵ.

Bệnh rối loạn tiền đình không gây ra những hậu quả quá nguy hiểm nhưng lại khiến cho cuộc sống của người bệnh trở nên mệt mỏi và chán nản.

Rối loạn tiền đình không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do bệnh rối loạn tiền đình tới sức khỏe là có thể gây đột quỵ do máu ít được lưu thông lên não. Do đó khi gặp phải các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể và có biện pháp chữa trị kịp thời.

Khuê Minh

Bài đăng phổ biến