- Bác sĩ đã kịp thời gắp con sán nhái dài 7cm chui vào đầu khiến người đàn ông bị co giật, yếu nửa người.
Ngày 20/12, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, trước đó có tiếp nhận một bệnh nhân (52 tuổi, quê Lâm Đồng) nhập viện trong tình trạng đau đầu kéo dài, yếu nửa người. Qua chụp cộng hưởng từ, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị tổn thương vùng vỏ não vận động do u nang .
Ê-kíp phẫu thuật đã gắp một con sán dài khoảng 7 cm ra khỏi não bệnh nhân. Giải phẫu bệnh con sán xác định là loài sán ký sinh trong nhái. Bệnh nhân được điều trị tiếp đó 4 tuần bằng thuốc kháng sinh ký sinh trùng. Hiện, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và được bác sĩ cho xuất viện vào chiều ngày 19/12.
Ảnh chụp con sán nhái dài 7cm trong não người đàn ông. Ảnh: BSCC
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Anh, Trưởng Khoa Ngoại Thần kinh, sán nhái thường ký sinh ở mắt người, rất hiếm gặp trong não. Người dân có nguy cơ nhiễm sán khi ăn thịt ếch, nhái, gà, vịt, chim, rau sống… Sán nhái khi nhiễm vào cơ thể sẽ theo mạch máu di chuyển đến các bộ phận, sau đó sinh sản và phát triển thành nhiều nang ở các vị trí khác nhau trong. Bệnh nhân cần điều trị kịp thời nếu không dễ bị nhiễm trùng, xuất huyết não và thậm chí tử vong.
Nếu xuất hiện triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, choáng váng, yếu nửa người, co giật, người bệnh đến bệnh viện để khám và điều trị. Bác sĩ khuyến cáo để tránh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, mọi người nên ăn các thực phẩm chế biến kỹ và có nguồn gốc rõ ràng
Phan Nhơn
Cô gái trẻ phát hiện vùng ngực phải có nốt đỏ, đau nhẹ và ngứa nhưng khi nặn ra thấy sinh vật ngoe nguẩy.
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM vừa phát hiện 108 người ở Bình Phước nhiễm ấu trùng sán dây lợn.
Nam thanh niên bị tràn khí màng phổi nhưng khi hút dịch phổi, bác sĩ phát hiện bên trong có nhiều sinh vật ngoe nguẩy.