Hiển thị các bài đăng có nhãn điều trị ung thư. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn điều trị ung thư. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

Khi người thân mắc ung thư phổi, bạn cần phải làm gì?

 - Nếu như người thân mắc bệnh ung thư phổi, bạn cần phải có một chế độ chăm sóc đặc biệt về ăn uống, sinh hoạt và cần lưu ý những điều không được làm đối với người mắc ung thư phổi.


Tìm hiểu kiến thức về ung thư phổi

Nếu có một thành viên trong gia đình bị phổi, điều đầu tiên bạn nên làm là tìm hiểu về cơ chế phát triển bệnh và cách điều trị ung thư phổi. Nắm vững những thông tin này giúp bạn có sự chuẩn bị tốt về tâm lý. Tuy nhiên, nhiều trường hợp ung thư không phải lúc nào cũng diễn biến theo cùng một mô típ, do đó bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Xây dựng chế độ ăn khoa học

Trong suốt quá trình điều trị và phục hồi, việc ăn uống lành mạnh và đúng cách sẽ góp phần giúp sức khỏe được phục hồi. Để góp phần làm giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi, nên lựa chọn trái cây giàu Flavonoids, các sản phẩm sữa ít chất béo, thực phẩm có chứa Lutein cao như cải lá, cải xanh, cà chua và trà. Đồng thời, nên tránh các loại đồ uống có cồn như rượu, bia.

 
ung thư phổi,nguyên nhân gây bệnh ung thư,triệu chứng bệnh ung thư,điều trị bệnh ung thư


Lên kế hoạch đối diện với suy nghĩ tiêu cực

Việc phát hiện mắc ung thư phổi có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý người bệnh, gia đình bệnh nhân và sự kỳ thị của những người xung quanh, cụ thể:

Sự kỳ thị của xã hội: 85% trong số các ca mắc ung thư phổi có liên quan đến khói thuốc. Vì lý do này mà nhiều người thường nghĩ rằng nguyên nhân ung thư phổi là do hút nhiều thuốc và đó là hậu quả xứng đáng. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng ngay cả những người không hút thuốc vẫn có thể mắc bệnh ung thư phổi, nguyên nhân có thể do .

Sự thờ ơ của gia đình: Chính áp lực khi chăm sóc bệnh nhân khiến các thành viên trong gia đình đôi lúc làm người bệnh cảm thấy tổn thương, đặc biệt là đối với người ung thư phổi do hút thuốc lá. Mọi người nên chuẩn bị kỹ càng về tâm lý và cách hành xử của mình đối với người bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia tâm lý để có thể phần nào xoa dịu nỗi đau mà bệnh nhân ung thư phải chịu đựng.

Sự mặc cảm ở bệnh nhân: Nhiều người thường tự dằn vặt sau khi biết tin mình mắc bệnh ung thư phổi. Vì thế, đôi khi bệnh nhân ung thư phổi không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Với tư cách là người thân của bệnh nhân, bạn nên giúp họ tham gia các hoạt động bổ ích khác để tạm thời quên đi nỗi đau mắc bệnh ung thư.

Chăm sóc bệnh nhân như chăm sóc chính mình

Hãy chăm sóc, giúp đỡ bệnh nhân mỗi ngày. Lo lắng với với các xét nghiệm chẩn đoán hoặc các điều trị không hiệu quả chỉ làm bệnh nhân và những người trong gia đình thêm mệt mỏi. Nên tập trung năng lượng cho ngày hôm nay, không phải cho những điều đã qua.

Có thể kể chuyện vui hoặc với những người mới được chuẩn đoán mắc ung thư phổi, bạn nên đưa họ đi dạo hoặc đi du lịch cho tinh thần được sảng khoái. An ủi và khuyên họ những điều tích cực nên làm. Tránh để sự u uất, buồn rầu của chính mình ảnh hưởng nên bệnh nhân.

Bạn có thể tham khảo những cách trên để chăm sóc người thân mắc . Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm từ các bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia để phối hợp những cách điều trị tốt nhất.

Thái Hậu (tổng hợp)

Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao. Ngoài những biện pháp điều trị theo y khoa, bạn cũng nên biết những thực phẩm, thói quen không có lợi cho bệnh nhân ung thư phổi.

Ung thư phổi là căn bệnh xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi. 

Đi tiệc về, thanh niên  xăm trổ ở miền Tây bị bạn gái dùng dao đâm thủng phổi phải nhập viện cấp cứu tình trạng dao cắm chặt trên lưng.

Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

Vừa sinh con xong, người mẹ trẻ ở Hà Nội phải cắt bỏ một bên vú vì u Phyllode khổng lồ

Sau khi sinh được hai ngày, người mẹ trẻ phải vào Bệnh viện K Trung ương để cắt khối u Phyllode tuyến vú giáp biên.

Chiều ngày 30/8, TS.BS Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Ngoại B, Bệnh viện K cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho một sản phụ có Phyllode tuyến vú giáp biên.

Bệnh nhân là chị Đỗ Thị G. (26 tuổi, quê quán Hà Nội), phát hiện có cục u tại vùng ngực phía bên phải khi đang mang thai tháng thứ 2.

Tuy nhiên, do đang mang thai nên người mẹ trẻ đã quyết định trì hoãn phẫu thuật để bảo vệ đứa con trong bụng.

Được biết, trong thời gian mang thai, u phát triển rất nhanh. Nhưng may mắn, nhờ sự nỗ lực của người mẹ và sự trợ giúp y tế từ các bác sĩ, em bé đã chào đời an toàn.

Hình ảnh Vừa sinh con xong, người mẹ trẻ ở Hà Nội phải cắt bỏ một bên vú vì u Phyllode khổng lồ số 1

Các bác sĩ quyết định can thiệp phẫu thuật, cắt bỏ toàn bộ tuyến vú phải của bệnh nhân.

 
Hai ngày sau khi sinh con, chị G. đã phải nhập viện vì khối u gây nên nhiều đau đớn. Ngay sau khi nhập viện, sản phụ G. đã được các bác sĩ khoa Ngoại Vú khám sơ bộ và chỉ định làm được làm các xét nghiệm đánh giá toàn trạng, chụp phim đánh giá tổn thương.

Qua hình ảnh chụp phim cho thấy, u lớn và chiếm toàn bộ tuyến vú phải. Ngay sau đó, bệnh nhân đã được chuẩn bị tiến hành phẫu thuật: Cắt toàn bộ tuyến vú phải.

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

94.000 người chết do ung thư mỗi năm, gấp 9 lần TNGT

- Mỗi năm Việt Nam có trên 94.000 ca tử vong do ung thư, gấp hơn 9 lần số người chết vì tai nạn giao thông.

Chia sẻ bên lề nghị quốc tế về kiểm soát ung thư mới diễn ra tại Hà Nội, PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K Trung ương cho biết, ung thư đang là vấn đề lớn của nhiều nước trên thế giới chứ không riêng Việt Nam.

Mỗi năm nước ta ghi nhận thêm 126.00 trường hợp mắc ung thư mới và trên 94.000 người tử vong do ung thư, cao hơn 9 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông.

Theo PGS Thuấn, nguyên nhân khiến tỉ lệ tử vong do ung thư ở nước ta cao vì trên 70% người bệnh đi khám, phát hiện, điều trị muộn. Trong khi với ung thư, phát hiện càng sớm, việc điều trị càng đơn giản, phát hiện muộn điều trị kéo dài, hiệu quả không cao.

ung thư,bệnh ung thư,ung thư gan,ung thư vú
Giám đốc BV K Trần Văn Thuấn

Một số ung thư như gan, tỉ lệ khám và điều trị muộn lên tới 87,8%, ung thư phổi ở mức 84,3%, nên tỉ lệ chữa khỏi giảm đi nhiều.

Những năm qua, với sự kết hợp cùng lúc cả 4 hướng: phòng bệnh, phát hiện sớm, tăng cường chẩn đoán điều trị, chăm sóc giảm nhẹ, tỉ lệ chữa khỏi ung thư tại Việt Nam có nhích lên nhưng vẫn chỉ đạt khoảng 40%, thấp hơn nhiều so với các nước phát triển (70-80%). Tỉ lệ chữa khỏi cao chủ yếu là các bệnh dễ phát hiện sớm như ung thư vú, cổ tử cung.

"Nếu chúng ta cũng phát hiện sớm bệnh thì tỉ lệ chữa khỏi sẽ ngang với họ", Giám đốc BV K nhấn mạnh.

PGS Thuấn cho biết, hiện BHYT vẫn chưa chi trả cho sàng lọc, phát hiện sớm ung thư, đây cũng là hạn chế trong việc phát hiện sớm ung thư.

Do đó ông hy vọng trong thời gian tới, BHYT có thể chi trả phí tầm soát một số bệnh ung thư phổ biến như: ung thư vú, cổ tử cung, gan, ung thư đường tiêu hóa…

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường cũng nhấn mạnh, gánh nặng ung thư ngày càng gia tăng trên phạm vi cả nước, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội.

 

Tổng chi phí 6 loại ung thư phổ biến: Vú, gan, đại tràng, khoang miệng, cổ tử cung và dạ dày đã lên tới 26.000 tỉ đồng, chiếm 0,22% GDP năm 2012.

Cũng kết quả điều tra trong năm 2012 cho thấy, mỗi bệnh nhân ung thư phải chi 200 triệu đồng cho điều trị trực tiếp và gián tiếp. Khoảng 1/3 bệnh nhân không đủ tiền mua thuốc sau 1 năm phát hiện bệnh.

Chính phủ đã phê duyệt chiến lược quốc gia phòng chống ung thư và một số bệnh mãn tính giai đoạn 2015-2025. Trong đó, đặt mục tiêu 40% số người mắc một số bệnh ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm, giảm 20% tỉ lệ tử vong trước 70 tuổi do bệnh ung thư so với năm 2015. Bên cạnh đó, cũng cần giảm 30% tỉ lệ hút thuốc ở người trưởng thành, giảm 10% tỉ lệ uống rượu bia ở mức có hại…

Thuốc lá và rượu bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng tỉ lệ mắc ung thư. Trong đó nguyên nhân từ thuốc lá chiếm 30%, rượu bia là nguyên nhân gây ra 7 loại ung thư phổ biến.

Giám đốc bệnh viện K nhấn mạnh hút thuốc và chế độ dinh dưỡng không hợp lý là 2 nhóm nguyên nhân hàng đầu gây ung thư.

WHO xếp Việt Nam trong top 2 của bản đồ ung thư thế giới. Mỗi ngày trung bình có khoảng 315 người chết vì ung thư.

Từng nằm chờ nhắm mắt 2 năm tại nhà nhưng BS Lê vẫn sống khoẻ mạnh sau 10 năm mắc ung thư gan dù không hoá chất, tia xạ.

Dùng hoạt chất trong cây đu đủ vùng Đông Mỹ, mỗi tháng BS Lê chỉ tốn 2-3 triệu đồng.

Phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn muộn, tái phát nhiều lần, di căn cả vào xương, não nhưng gần 5 năm qua, PGS.TS Đỗ Quốc Hùng vẫn làm việc bình thường.

Thúy Hạnh

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Có những cách điều trị nào cho bệnh ung thư buồng trứng?

- Việc điều trị ung thư buồng trứng tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm diễn biến bệnh và sức khoẻ chung của bệnh nhân. Bệnh nhân thường được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau được kết hợp trong điều trị ung thư buồng trứng như phẫu thuật cắt bỏ, xạ trị, hóa trị....


Ung thư buồng trứng,Điều trị ung thư buồng trứng,Nguyên nhân gây bệnh ung thư,Triệu chứng bệnh ung thư,Điều trị bệnh ung thư 

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp được lưa chọn số một để điều trị cho bệnh nhân được chẩn đoán . Thông thường, bác sĩ phẫu thuật còn cắt bỏ hết mạc nối và hạch trong ổ bụng, và những phần liên quan đến hướng đi có thể nhất của các tế bào ung thư buồng trứng.

Nếu các tế bào ung thư đã lan, bác sĩ thường cố gắng cắt bỏ hết các tế bào ung thư còn sót lại trong một quá trình gọi là . Phẫu thuật cắt bỏ hết tất cả các khối u giúp làm giảm lượng tế bào ung thư phải điều trị sau này bằng hóa chất hoặc tia phóng xạ.

Phẫu thuật gây ra cơn đau ngắn và tăng nhạy cảm ở vùng phẫu thuật. Vài ngày sau đó, bệnh nhân đi tiểu rất khó khăn, nhu động chưa bình thường trở lại.

Hóa trị liệu

Hóa trị liệu là dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Sau phẫu thuật, có thể các tế bào ung thư buồng trứng vẫn còn sót lại hoặc lay lan mà các bác sĩ chưa thể cắt bỏ hết được, hóa trị liệu sẽ giúp tiêu diệt phần còn sót lại đó.

Hầu hết các loại thuốc điều trị ung thư được tiêm vào tĩnh mạch. Một số khác tồn tại dưới dạng viên nén để uống. Hóa trị liệu có thể thực hiện bằng cách đưa thuốc trực tiếp vào ổ bụng qua một ống thông.

Có thể tiến hành phẫu thuật xét nghiệm lần hai để quan sát ổ bụng trực tiếp khi phương pháp hóa trị liệu kết thúc. Có thể kiểm tra tác dụng của thuốc lên cơ thể bệnh nhân có xảy ra hay không bằng cách kiểm tra dịch và mẫu mô của bệnh nhân đó.

Hóa trị tác động đến cả tế bào gây bệnh lẫn các tế bào bình thường. Các tác dụng phụ phụ thuộc nhiều vào loại thuốc và liều lượng thuốc được sử dụng.

 

Khi điều trị bằng phương pháp hóa trị có thể gây nên cảm giác buồn nôn và nôn, chán ăn, ỉa chảy, mệt mỏi, tê và cảm giác kim châm ở bàn tay bàn chân, đau đầu, rụng tóc, xạm da và móng.

Một số thuốc dùng trong ung thư buồng trứng có thể làm bệnh nhân không nghe rõ và gây tổn thương đến thận. Để bảo vệ thận trong khi dùng thuốc, bệnh nhân cần truyền nhiều dịch.

Xạ trị

Xạ trị là dùng tia phóng xạ để trị liệu, đây là phương pháp sử dụng tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia xạ trị liệu chỉ ảnh hưởng tới tế bào ở vùng chiếu xạ. Tia phóng xạ có thể xuất phát từ một máy (phóng xạ ngoài). Một số bệnh nhân được điều trị ngay trong màng bụng. Bằng cách đưa dung dịch phóng xạ trực tiếp vào ổ bụng qua một ống thông.

Xạ trị cũng sẽ động đến các tế bào bình thường và tế bào gây bệnh. Các tác dụng phụ xảy ra do xạ trị phụ thuộc vào liều lượng sử dụng và phần cơ thể bị chiếu xạ.

Tác dụng phụ thường gặp của phương pháp này là cơ thể mệt mỏi, không muốn ăn, buồn nôn, nôn, đái khó, tiêu chảy và biến đổi da vùng bụng. Xạ trị trong phúc mạc gây ra hiện tượng đau bụng và tắc ruột.

Trên đây là những phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh ung thư nói chung và ung thư buồng trứng nói riêng. Hiệu quả rất tốt, tuy nhiên, chúng thường có những tác dụng phụ khác. Bạn có thể tham khảo những cách điều trị ung thư buồng trứng khác trong dân gian nhé.

Thái Hậu (tổng hợp)

Ung thư buồng trứng là tình trạng khối u ác tính xuất hiện ở buồng trứng. Đây là nơi sản sinh ra tế bào trứng, đồng thời tiết ra hoóc-môn giới tính nữ

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị ung thư buồng trứng. Trong thời kỳ điều trị, việc ăn uống hợp lí quyết định một nửa hiệu quả điều trị.

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh nguy hiểm mà hiện nay chị em phụ nữ thường mắc phải.

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Điều trị ung thư lưỡi bằng phương pháp nào?

 - Điều trị bệnh ung thư lưỡi cũng không nằm ngoài các phương pháp hóa trị, xạ trị hay làm phẫu thuật như các căn bệnh ung thư khác. Tuy nhiên không phải người bệnh nhân ung thư lưỡi nào cũng phải điều trị bằng những phương pháp đó. 

 


Do vậy, cần phải nắm rõ tình trạng phát triển bệnh của mình và có đề xuất chữa trị hợp lý, đúng đắn.

Phương pháp xạ trị

Đây là phương pháp đóng vai trò điều trị triệt căn hoặc bổ trợ trong điều trị ung thư lưỡi. Phương pháp này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như viêm miệng, cháy da, loét da, khô miệng...

Xạ trị ngoài: Chiếu xạ bằng máy gia tốc tuyến tính hoặc máy Cobalt 60, tùy theo tình trạng bệnh, có thể sử dụng kết hợp với các phương pháp khác hoặc xạ trị đơn thuần.

Xạ trị áp sát: Nguồn phóng xạ được đặt trực tiếp vào khối u.

Phương pháp hóa trị

Sử dụng phương pháp hóa trị nhằm giảm thể tích , đồng thời ngăn chặn sự phát triển của tế bào . Hóa trị là phương pháp sử dụng hóa chất dưới dạng đơn hoặc đa chất truyền qua động mạch lưỡi hoặc theo đường toàn thân.

ung thư lưỡi,điều trị ung thư lưỡi,nguyên nhân gây bệnh ung thư,triệu chứng bệnh ung thư,điều trị bệnh ung thư


Tuy nhiên hóa trị cũng gây nên các tác dụng phụ không mong muốn như gây độc với các tế bào bình thường trong cơ thể, đặc biệt là những tế bào có tốc độ phân chia nhanh như tế bào niêm mạc đường tiêu hóa, tóc, hồng cầu, bạch cầu gây ra các triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy...

Có thể dùng đường toàn thân hoặc đường động mạch lưỡi, có thể đơn hoá chất hoặc phối hợp đa hoá chất. Hoá chất có tác dụng làm giảm thể tích khối u, ngăn chặn sự phát triển của khối u nhưng cũng gây độc với các tế bào bình thường của cơ thể. 

Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong phương pháp điều trị bệnh ung thư lưỡi với mục đích điều trị triệt căn cần phải phẫu thuật rộng để lấy hết tổ chức ung thư, đôi khi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh: ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng nhai, nuốt, nói... của người bệnh.

Với phương pháp phẫu thuật, bệnh nhân sẽ bị cắt bỏ phần lưỡi và sàn miệng, phần bị cắt đi sẽ được tái tạo lại với kỹ thuật vi phẫu mạch máu và thần kinh bằng vạt cơ của vùng mặt trước cẳng tay. 

Cuống mạch nuôi phần lưỡi tái tạo sẽ nối với động mạch, tĩnh mạch mặt ở vùng cổ. Dây thần kinh cảm giác của vạt da sẽ nối với thần kinh lưỡi được bảo tồn sau khi cắt bỏ khối u. 

Đây là phần tinh tế nhất của phẫu thuật tái tạo lưỡi. Nhờ thế, khả năng nói và nuốt của bệnh nhân sẽ nhanh chóng lấy lại được và quan trọng hơn, bệnh nhân sẽ có cảm giác ở phần lưỡi tái tạo. Với cách làm này, không những có thể đảm bảo cắt bỏ trọn vẹn khối u, giúp hồi phục được các chức năng của lưỡi mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh.

Phương pháp điều trị trong trường hợp khối u xâm lấn, di căn

Khối u xâm lấn rộng gây chảy máu tại chỗ: nhét gạc vào vị trí chảy máu, có thể phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài.

Khối u xâm lấn, di căn xương: dùng thuốc chống huỷ xương như Zoledronic Acid, Pamidronate… kết hợp xạ trị giảm đau vào vùng tổn thương di căn xương hoặc điều trị giảm đau bằng thuốc phóng xạ P32...

Khối u di căn não: Xạ phẫu bằng dao gamma quay, có thể kết hợp với xạ trị gia tốc toàn.

Trên đây là những biện pháp điều trị rất phổ biến hiện nay. Nếu trường hợp của bạn chưa đến mức phải dùng các phương pháp trên thì hãy tham khảo cách điều trị từ , dân gian hoặc hỏi ý kiến bác sĩ cho bệnh ung thư lưỡi của mình nhé.

Thái Thị Hậu

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Kiêng gì để hỗ trợ cho điều trị bệnh ung thư amidan

 - Bệnh ung thư amidan ngoài việc điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì chế độ ăn uống cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến thời gian điều trị cũng như khả năng phục hồi sức khoẻ của người bệnh. Vậy người bệnh ung thư amidan nên kiêng ăn gì?

 


Ung thư amidan cần kiêng thức ăn cay nóng

Những thực phẩm cay nóng mang nhiều tính hỏa, dễ thiêu đốt tân dịch. Đối với người bệnh chúng gây tăng nhiệt, tăng hư hỏa sinh viêm, làm cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng. Hơn nữa, đồ ăn cay nóng thường có nhiệt độ cao khiến cổ họng bị kích ứng, có thể nổi đốm mụn, thậm chí là xuất huyết khiến khối u to hơn. Chính vì vậy kiêng đồ ăn cay nóng như ớt, tiêu, tỏi sống, hành tây... là câu trả lời đầu tiên của câu hỏi ung thư amidan kiêng ăn gì?

ung thư amidan,điều trị ung thư amidan,nguyên nhân gây bệnh ung thư,triệu chứng bệnh ung thư,điều trị bệnh ung thư


Ung thư amidan cần kiêng thực phẩm khô cứng và thô ráp

Ngoài đồ ăn cay nóng, thực phẩm khô cứng hoặc có bề mặt thô ráp như đậu phộng, các loại hạt (hạt dưa, hạt điều...), ngũ cốc hay bò khô, mực khô, lương khô, mít sấy... cũng là những thực phẩm nên kiêng. Bởi tính chất khô cứng khiến thức ăn chà xát vào vòm họng nói chung và vết viêm nói riêng khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Hơn nữa đây đều là những thực phẩm khó nhai, yêu cầu sự vận động mạnh của cơ hàm cũng như vòm họng để nghiền nát và tiêu hoá thức ăn khiến cho ổ sưng viêm nơi amidan tổn thương nhiều hơn khiến người bệnh đau đớn.

Kiêng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và chất ngọt

Sẽ là một thiếu sót nếu bàn về vấn đề amidan kiêng ăn gì mà không nhắc đến thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường. Thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất ngọt như đồ chiên, rán... không có lợi cho những bệnh nhân mắc amidan. Bởi lẽ đây là những thực phẩm có chứa nhiều thành phần arginine không tốt cho cơ thể, dễ gây kích ứng, thúc đẩy siêu vi phát triển, khiến bệnh lâu khỏi hơn.

Ung thư amidan cần kiêng rượu, bia và những chất kích thích

Những chất kích thích như bia rượu, cà phê... là câu trả lời thứ tư của câu hỏi ung thư amidan kiêng ăn gì? Bởi lẽ các chất kích thích như cồn, caffeine, nicotin có chứa trong thuốc lá, bia, rượu, cà phê... gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển cũng như lưu thông máu khiến chứng viêm trở nên nặng nề hơn. Thậm chí những thực phẩm này còn làm tăng nguy cơ đau đớn nơi viêm, kèm theo triệu chứng ù tai, nhức đầu song hành với bệnh ung thư amidan.

Ung thư amidan cần kiêng đồ ăn thức uống lạnh

Đồ ăn lạnh cũng là một tác nhân khiến amidan của bạn bị tổn thương nhiều hơn. Nhiệt độ quá thấp kiến chúng bị sưng to hơn, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển một cách nhanh chóng. Chính vì thế, hạn chế ăn đồ lạnh cũng được liệt kê trong danh sách viêm amidan kiêng ăn gì? Người bệnh mắc amidan cần tuyệt đối tránh xa những đồ ăn lạnh như kem, nước đá hoặc những thực phẩm để đông...

Đồ ăn sống cũng là thực phẩm cần kiêng cho bệnh nhân ung thư amidan.

Nếu bệnh nhân ăn đồ ăn sống rất có thể gây ra bội nhiễm, khiến bệnh trầm trọng hơn, bất lợi trong quá trình điều trị. 

Cần chú ý đồ ăn cho bệnh nhân bị trong quá trình điều trị để hạn chế bệnh tái phát. Tránh sử dụng những loại thực phẩm trên sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh hiệu quả.

Nguyễn Thu Hiền

Bài đăng phổ biến