Rất nhiều đồ ăn được quảng cáo an toàn, tốt cho sức khỏe nhưng sự thật đằng sau sẽ khiến bạn phải bất ngờ.
1. Sốt salad: Bạn đã bao giờ nhìn vào thành phần của sốt salad? Chúng chứa nhiều chất bảo quản và các chất phụ gia khác, chưa kể đến hàm lượng natri và đường rất cao. Bởi vậy sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn chế biến món salad với một chút nguyên chất hoặc giấm balsamic.
2. Hoa quả, hạt khô: Các loại hạt và trái cây sấy khô nếu không ướp muối và đường có thể sẽ là món ăn nhẹ lành mạnh. Tuy nhiên, hầu hết các thực phẩm này bán trên thị trường đều chứa rất nhiều gia vị đi kèm như muối, đường, socola,… có hàm lượng calo vượt quá ngưỡng kiểm soát.
3. Sữa chua không béo: Không phải bất cứ thứ gì được dán nhãn "không có chất béo" đều tốt cho sức khỏe. Trong thực tế, nhiều loại sữa chua có hương vị chứa tới 15 gram đường trong một phần ăn nhỏ. Cách tốt nhất để thưởng thức sữa chua thơm ngon mà không chứa quá nhiều đường và chất bảo quản là sử dụng sữa chua nguyên chất, không béo và bổ sung hoa quả tươi.
4. Sữa đậu nành có hương vị: Đậu nành có nhiều lợi ích cho sức khỏe, rất giàu protein, kali và ít cholesterol. Tuy nhiên, sữa đậu nành hương vị sô cô la và vani ngon lại chứa rất nhiều đường và calo. Các chuyên gia y tế khuyên bạn không nên thưởng thức loại đồ uống này thường xuyên.
5. Nước tăng lực: Rất nhiều loại nước tăng lực trên thị trường được quảng cáo là chứa vitamin và khoáng chất khiến bạn tin rằng chúng rất tớt cho sức khỏe. Trên thực tế thì không, cách tốt nhất để bù nước và sổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt sau khi tập luyện là uống đủ nước và ăn phong phú các nhóm thực phẩm.
6. Sinh tố: Mặc dù một số loại sinh tố được làm bằng các nguyên liệu tốt cho sức khỏe, nhưng không phải tất cả chúng đều có lợi. Không ít loại sinh tố được bổ sung rất nhiều đường, kem béo. Cách tốt nhất để kiểm soát các nguyên liệu là tự chế biến ở nhà.
7. Sandwich: Không ít loại bánh này có nguyên liệu từ thịt nguội có thể chứa nhiều nitrat và natri, không tốt cho sức khỏe tim mạch. Chưa kể chúng còn thường xuyên được thêm các loại nước sốt, tương cà, tương ớt chứa nhiều đường, chất béo với hàm lượng calo khổng lồ.
8. Snack rau củ: Những loại snack này rất dễ đánh lừa khách hàng nhưng thực chất chúng không khác biệt nhiều so với các loại snack truyền thống vì vẫn có lượng calo, chất béo và natri tương tự.
9. Bánh sandwich cá: Cá là thực phẩm tốt cho sức khỏe là điều không phải bàn cãi. Nhưng khi được chiên giòn, phủ 1 lớp bơ, nước sốt đậm đặc thì lợi ích sức khỏe không còn nhiều.
10. Bánh nướng ít béo: Mặc dù chúng là phiên bản hạn chế chất béo của bánh nướng, nhưng thực tế chúng không có lợi cho sức khỏe. Hầu hết các nhà sản xuất loại bỏ chất béo nhưng họ phải thay thế nó bằng một thứ gì đó để bù đắp cho sự thiếu hụt hương vị. Và nguyên liệu thay thế đó thường là đường, điều này khiến hầu hết các bánh nướng xốp ít chất béo thậm chí không ít calo hơn so với các loại bánh truyền thống.
11. Khẩu phần ăn đông lạnh: Một bữa ăn đông lạnh được chia sẵn có vẻ thuận tiện và là cách tuyệt vời để kiểm soát lượng calo của bạn, nhưng thực chất chúng chứa nhiều chất bảo quản, natri không mang lại nhiều giá trị sức khỏe như đồ tươi mới.
12. Thực phẩm đóng hộp: Hầu hết các loại đồ hộp đều chứa đến 400 miligam natri mỗi hộp có thể làm tăng huyết áp, dẫn đến đầy hơi, và nói chung chúng không hề tốt cho sức khỏe.
13. Pizza chay: Hầu hết các cửa hàng phục vụ món này đều thêm phô mai để bù cho việc thiếu thịt hoặc sử dụng cà chua khô và dầu ô liu ngâm làm tăng hương vị.
14. Mì sợ từ rau bina có vẻ tốt hơn mì ống trắng nhưng thực chất không phải vậy. Dù chúng có màu xanh lá cây nhưng lượng rau bina thực sự có bên trong ít đến nỗi nó không mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tốt hơn hết là bạn nên mì sợi từ lúa mì nguyên chất và salad từ rau bina.
15. Bánh mì: Nếu thành phần trong bánh không ghi cụ thể là "100% lúa mì nguyên chất", thì nguyên liệu vẫn chỉ làm từ bột và bổ sung một ít bột mì để "đánh lừa" khách hàng.
16. Soda ăn kiêng: Được làm bằng các thành phần nhân tạo và hương liệu, loại đồ uống này không chỉ không tự nhiên mà còn chứa nhiều natri. Thậm chí những người uống soda ăn kiêng thường xuyên đã được chứng minh là ăn nhiều calo hơn. Mặc dù chưa có kết quả nghiên cứu chính thức nhưng các nhà nghiên cứu nghi ngờ đó là cách cơ thể bù vào lượng calo mà nó nghĩ rằng nó nhận khi sử dụng soda ăn kiêng.
17. Cocktail hoa quả: Hầu hết các loại cocktail trái cây được làm bằng một loại xi-rô có đường, ngoài việc tăng lượng calo thì không thêm bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào. Thay vào đó, tốt hơn hết là bạn nên ăn 1 hoặc 2 loại quả tươi!
18. Nước ép hoa quả: Nếu bạn nghĩ nước ép trái cây giữ 100% vitamin và khoáng chất thì hoàn toàn sai lầm. Thay vào đó, hãy ăn trái cây để bổ sung thêm lượng chất xơ rất tốt cho tiêu hóa giúp bạn no lâu và giữ nguyên các giá trị dinh dưỡng cần thiết.
19. Bánh quy: Hầu hết các loại bánh quy không có giá trị dinh dưỡng thực sự, nhanh chóng chuyển hóa thành đường trong máu làm tăng lượng đường trong máu và khiến bạn muốn ăn nhiều hơn.
20. Bánh gạo có rất ít giá trị dinh dưỡng. Các phiên bản mới thậm chí có thêm nhược điểm là chứa rất nhiều đường và muối trong đó.
(Theo Dân Việt)
Tại Trung Quốc - "quê hương" của an cung cũng không dùng loại thuốc này để ngừa đột quỵ, chưa kể trong thuốc có thạch tín, thủy ngân, bệnh nhân không nên dùng.
Có nhiều đồ đạc trong nhà cực kỳ bẩn mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày nhưng lại không chú ý vệ sinh sạch sẽ, đó là ổ vi khuẩn có thể gây hại cho sức khỏe.
Những người ăn đường mỗi ngày có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc chết vì nhồi máu cơ tim cao hơn 20% so với những người ít khi uống đồ ngọt.