- Không chỉ đau đớn vì bệnh tật, hàng nghìn phụ nữ không may mắc ung thư phải đối mặt với sự thật khác đau đớn hơn gấp bội khi không còn tóc.
Theo số liệu WHO năm 2018, Việt Nam có gần 165.000 ca mắc mới ung thư, trong số này có gần 74.000 bệnh nhân nữ.
Do phần lớn bệnh nhân ung thư ở Việt Nam đều phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn nên phương pháp điều trị hoá chất được chỉ định rộng rãi. Song, tác dụng phụ rõ nhất của hoá trị là rụng tóc, đây là nỗi ám ảnh khủng khiếp với tất cả bệnh nhân nữ, gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, chất lượng cuộc sống.
Khi ấy, người bệnh không chỉ chiến đấu chống lại bệnh tật mà còn còn phải đấu tranh với chính những suy nghĩ tiêu cực, sự mặc cảm của chính bản thân.
Rụng tóc luôn là nỗi ám ảnh với các nữ bệnh nhân ung thư |
Không những thế, rụng tóc đôi khi cũng là một rào cản đối với điều trị. Nhiều bệnh nhân quyết định chọn một phác đồ ít hiệu quả hơn so với phác đồ hóa chất tối ưu chỉ vì không muốn bị rụng tóc.
Chị Lại Thị Văn, 56 tuổi, quê Hà Nam phát hiện hơn 1 năm nay và đã điều trị hoá chất tại BV K được 5 tháng. Mái tóc đen dài đến thắt lưng ngày nào nay chỉ còn lơ thơ vài sợi nên chị nhờ bệnh nhân cùng phòng cạo trọc, đi đâu cũng phải quấn khăn hoặc đội mũ.
Chị kể, khi nghe bác sĩ nói về tác dụng phụ của thuốc, trong đó có rụng tóc, bản thân chị rất nản nhưng không còn cách nào khác, vẫn phải điều trị.
"Sau 10 ngày điều trị hoá chất, tóc tôi bắt đầu rụng cả nắm, chỉ vuốt nhẹ cũng ra từng mảng. Lúc đó thực sự hoảng, đến khi hỏi các bệnh nhân khác, được mọi người động viên mới bớt sợ. Dù vậy có khoảng thời gian dài tôi bị khủng hoảng, ăn không ngon, ngủ không yên, khóc lóc suốt, sợ chồng bỏ vì đầu trọc", chị Văn chia sẻ.
Khi biết có câu lạc bộ thiện nguyện đến tặng tóc giả cho các bệnh nhân ung thư vú, chị Văn muốn xin bộ tóc đen dài giống tóc mình trước đây nhưng không còn, chị buồn bã hy vọng.
May mắn hơn chị Văn, chị Trần Thị Hồi, 47 tuổi, quê Thái Bình là 1 trong 5 người được tặng tóc. Nhận món quà trên tay là bộ tóc đen dài, chị Hồi hồ hởi nghe hướng dẫn đội tóc.
Chị Hồi tập làm quen với bộ tóc giả mới |
Phát hiện mắc ung thư vú cách đây 5 tháng, chị Hồi được chỉ định phẫu thuật, điều trị hóa chất. Dù biết sẽ rụng tóc nhưng vượt qua cảm xúc thực tế không dễ dàng chút nào, chị cho biết phải mất một thời gian rất dài mới thích ứng được với mái đầu trọc.
"Sau 14 ngày truyền hóa chất, tóc tôi bắt đầu rụng. Cảm giác lúc đó thấy xót lắm, buồn, suy sụp tinh thần, khóc đến mấy ngày. Sang đợt điều trị thứ 2 thì mái tóc đen dài ngày nào chỉ còn lơ thơ vài sợ, tôi đành phải cạo trọc", chị Hồi nhớ lại.
Các bệnh nhân hạnh phúc khi được nhận tóc giả |
Mái đầu trọc lốc khiến chị không dám đi ra ngoài đường, dù chỉ đi chợ vì sợ những ánh mắt chằm chằm, soi mói. Dần dần, nhờ nhiều bệnh nhân khác cùng chia sẻ, chị cũng thấy phấn chấn hơn.
"Giờ có tóc rồi mình sẽ tự tin hơn", chị mỉm cười và cho biết đang chuẩn bị bước vào đợt điều trị hoá chất lần 5.
Chị Hồi cho biết, các chị em khi bị rụng tóc đều rất mặc cảm. Có trường hợp đi ăn cưới ở quê, thấy mình đến, những người xung quanh cười khúc khích, chỉ trỏ nói: "Nhà sư ở đâu mới về". Không hiểu họ đùa hay thật nhưng nghe thế mình cũng thấy tủi thân.
Để giúp bệnh nhân vượt qua rào cản bị rụng tóc, BV K xây dựng mô hình từ thiện Tủ tóc giả. Những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn sẽ được cấp miễn phí tóc giả, mũ vải hoặc khăn quấn đầu được thiết kế riêng.
Sau 9 tháng chiến đấu với ung thư giai đoạn cuối, nữ bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh đã trút hơi thở cuối cùng khi mới 33 tuổi.
Đi bộ đều đều 30 phút/ngày hay uống thực phẩm chức năng có thể giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả không?
Mắc ung thư phổi từ khi mới 15 tuổi, dù được điều trị nhiều biện pháp tích cực nhưng bệnh nhân đã tử vong 2 năm sau đó.
Tỉ lệ mắc ung thư gan của Việt Nam xếp thứ 4 thế giới, trung bình cứ 100.000 người dân có hơn 23 người mắc bệnh.
Ung thư đại trực tràng thường gặp ở những người trên 50 tuổi nhưng tỉ lệ mắc loại ung thư này ở giới trẻ đang tăng chóng mặt, có người mới 20 tuổi.
Thúy Hạnh