- Ngân hàng Thế giới ước tính Việt Nam mỗi năm mất đi khoảng 16 ngàn tỉ đồng mỗi năm do khoảng 2 triệu dân vẫn còn phóng uế bừa bãi. Điều này làm lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm như cúm, tiêu chảy, kiết lỵ, chân tay miệng.
Vừa qua nhân Ngày Nhà vệ sinh thế giới (19/11), Cục quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế cùng Bộ giáo dục khánh thành công trình xây dựng, cải tạo cho trường tiểu học Nguyễn Trung Kiên (huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long).
Tại buổi lễ, đại diện cho biết, tình trạng phóng uế bữa bãi làm môi trường và chất lượng nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến việc lây lan các bệnh truyền nhiễm. Theo thống kê, Việt Nam chúng ta có khoảng hơn 2 triệu người mỗi ngày vãn đang phóng uế ra môi trường. Chính vì vậy ở nước ta các bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc trên 100.000 rất cao như: cúm, tiêu chảy, sốt xuất huyết, tay chân miệng, lỵ. Đồng nghĩa mỗi năm nước ta mất đi khoảng 16 ngàn tỷ đồng.
Học sinh tiểu hưởng ứng Ngày nhà vệ sinh thế giới. Ảnh: Phan Nhơn
Ý thức kém về việc phóng uế ra môi trường một phần do hành vi còn thấp, các hộ gia đình không đủ điều kiện để xây dựng nhà vệ sinh tự hoại đã góp phần vào việc đi tiêu, đi tiểu ra môi trường. Mặc dù, tỉ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh ở khu vực nông thôn đã tăng gần 13 % trong vòng 10 năm. Song, hiện nhiều cơ quan, trường học, bệnh viện, các bến tàu, xe… vẫn còn nhiều nhà vệ sinh không đạt chuẩn.
Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới chứng minh rằng, trẻ em sống trong cộng đồng mà tất cả mọi người đều sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có chiều cao trung bình cao hơn 3,7 cm so với trẻ ở cộng đồng có nhiều người phóng uế bừa bãi. Và thống kê từ Tổ chức Cứu trợ Nước quốc tế, mỗi năm có gần 300 ngàn trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì tiêu chảy do sử dụng nước bẩn và vệ sinh kém.
Nhằm cải thiện tình hình, đại diện Bộ Y tế cho hay, bộ sẽ triển khải nhiều giải pháp cải thiện vệ sinh một cách quyết liệt phù hợp với từng vùng miền. Mục tiêu đến 2025 sẽ chấm dứt tình trạng phóng uế bừa bãi và 100 % hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh trong năm 2030.
Công trình nhà vệ sinh được cải tạo, xây dựng mới ở trường tiểu học Nguyễn Trung Kiên, Vũng Liêm, Vĩnh Long. Ảnh: Phan Nhơn
Công trình xây mới, cải tạo nhà vệ sinh ở Trường tiểu học Nguyễn Trung Kiên (huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long) là công trình thí điểm khởi đầu cho chương trình "Sạch học đường - sáng tương lai" vừa được khởi động năm nay. Tiếp đến, chương trình sẽ tiếp tục triển khai ở 10 trường tiểu học khác trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, sau đó sẽ nhân rộng thêm vào năm 2018.
Đây là một trong những sự kiện trong chuỗi "Hành trình nhà vệ sinh sạch khuẩn" của Bộ Y tế và Bộ giáo dục phối hợp triển khai. Hành trình này nhằm nâng cao ý thức vệ sinh và cải thiện vệ sinh môi trường, mục tiêu đến năm 2020 góp phần cải thiện cuộc sống cho 20 triệu người Việt.
Học sinh được thủ hưởng từ chương trình "Sạch học đường, sáng tương lai" do Bộ Y tế và Bộ giáo dục thực hiện. Ảnh: Phan Nhơn
Kết quả từ năm 2014 đến nay, chương trình đã xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cho 1.000 nhà vệ sinh trong cam kết 800 nhà vệ sinh đến năm 2018. Chương trình này sẽ giúp nâng cao nhận thức về giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch bệnh cho 2,1 triệu người dân và hơn 100 ngàn em học sinh tiểu học.
Năm 2013, Liên Hiệp Quốc lấy ngày 19/11 làm Ngày nhà vệ sinh thế giới nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ, an toàn . Hiện, vẫn còn 62,5 % số người trên thế giới vẫn chưa tiếp cận với nhà vệ sinh an toàn.
Phan Nhơn
Hai bé trai bị chân tay miệng cấp độ 4 biến chứng hô hấp, tim mạch chuyển viện từ Cà Mau và Cần Thơ lên TP.HCM được Bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu kịp thời.
Bệnh tay chân miệng đã xuất hiện ở hầu hết các địa phương của tỉnh Hòa Bình. Điều đáng lo ngại, ở một số vùng đã xuất hiện những ổ dịch lớn.
Kết quả cấy vi khuẩn trên bệnh phẩm cho thấy, các bệnh nhân bị ngộ độc dương tính với vi khuẩn Salmonella.