Câu chuyện bất ngờ phía sau bức ảnh gây chấn động thế giới năm 1987 và đã làm thay đổi lịch sử nền y học.
Bác sĩ Zbigniew Religa đã ra đi nhưng bệnh nhân mà ông đã cứu sống và bức ảnh ghi lại khoảnh khắc lịch sử của nền y học vẫn còn sống mãi.
Bức ảnh này được nhiếp ảnh gia người Mỹ James Stansfield chụp lại vào tháng 8/1987. Có lẽ anh sẽ không bao giờ ngờ được thành quả của mình đã làm thay đổi cả thế giới khi được công bố. Khoảnh khắc lịch sử trong bức ảnh còn được kênh National Geographic bình chọn là tấm ảnh đẹp nhất của năm 1987.
Trong tấm ảnh là môt bác sĩ đang ngồi nghỉ cạnh giường bệnh nhân sau ca đầu tiên trên thế giới và cũng là ca phẫu thuật làm thay đổi nền y học cũng như cuộc sống của hàng triệu người sau này.
Tuy nhiên, phía sau bức ảnh lịch sử ấy là cả một câu chuyện đầy ý nghĩa mà nhân vật chính là bác sĩ Zbigniew Religa, người Ba Lan.
Bức ảnh khiến cả thế giới xúc động và ẩn chứa câu chuyện đầy ý nghĩa
Năm 1963, Religa học xong Đại học Y khoa Warszawa. Năm 1973, ông đến thăm thành phố New York để học hỏi về cách phẫu thuật mạch máu, và năm 1975 ông đã được đào tạo về phẫu thuật tim tại Detroit.
Năm 1985, ông là người thực hiện ca đầu tiên ở Ba Lan. Chỉ hai năm sau, khi đang làm Trưởng khoa Tim mạch tại Zabrze, ông đã quyết định tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân Tadeusz Zitkevits, 61 tuổi sau khi người này bị nhiều bác sĩ khác từ chối do tuổi quá cao. Tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật là rất thấp, nếu không nói là bất khả thi.
2 năm trôi qua, khi tìm được quả tim phù hợp với bệnh nhân, bác sĩ Regila ngay lập tức lên lịch phẫu thuật. Ông cùng đội ngũ y bác sĩ của mình đã tiến hành phẫu thuật suốt 23 tiếng đồng hồ không ngủ nghỉ.
Sau khi kết thúc cuộc chiến giành sự sống, bác sĩ Religa thay vì nghỉ ngơi đã ngồi im lặng bên cạnh giường bệnh nhân để chờ đợi dấu hiệu sự sống. Ở phía góc phòng, một nữ y tá dường như đã kiệt sức, nằm ngủ ngay trên sàn giữa nhưng trang thiết bị y tế ngổn ngang. Tất cả khoảnh khắc, cảm xúc của những y bác sĩ đã được nhiếp ảnh gia James Stanfield ghi trọn. Ông cho biết ngày hôm sau, bệnh nhân đã hồi phục và cảm thấy khỏe mạnh trở lại.
Tadeusz Zitkevits - người đàn ông được ghép tim khi đó đã giữ bức ảnh như một tấm bùa hộ mệnh
Một câu chuyện khác nữa mà nhiều người vẫn chưa hề biết tới về những khó khăn mà vị bác sĩ đầy tài năng và y đức đã phải trải qua để có thể tiến hành ca ghép tim quan trọng.
Vào thời điểm quyết định phẫu thuật ghép tim, ông đã bị nhiều người phản đối vì tin rằng hành động đó là hủy hoại một phần cơ thể con người. Tất cả các bác sĩ và bệnh viện khác đều lo lắng sẽ bị tước giấy phép hành nghề nếu tiếp tục phẫu thuật và sợ rằng sẽ không thành công.
Không có nguồn hỗ trợ tài chính hay nguồn lực nào, bác sĩ và nhóm của ông đã tự gây quỹ riêng. Vượt qua mọi trở ngại, họ đã thành công và làm nên dấu ấn không ai có thể quên. Bác sĩ Religa đã cho thấy một khía cạnh khác của y học hiện đại và chứng minh rằng không gì là không thể.
Sau ca ghép tim này, bác sĩ Regila cống hiến cho ngành y của đất nước cho tới khi qua đời vào ngày 8/3/ 2009 vì bệnh ung thư phổi. Đám tang của ông đã được phát sóng trực tiếp trên truyền hình. Cả nhiếp ảnh gia James và bệnh nhân Zitkevits Tadeusz đều có mặt chứng kiến giây phút chia ly, trên tay cầm bức ảnh chụp lại giây phút trong phòng mổ ngày hôm đó.
Đến năm 2006, ông Zitkevits Tadeusz đã 90 tuổi và vẫn luôn giữ tấm hình giống như bùa hộ mệnh của mình. Mặc dù trái tim của bác sĩ Zbigniew Religa đã ngừng đập nhưng trái tim của bệnh nhân mà ông đã cứu sống vẫn khỏe mạnh tới bây giờ.
Thùy Dương(Dịch theo Dailypositiveinfo)
Các bác sĩ dùng 1 đoạn thần kinh ở chân chuyển lên nối ghép vào giác mạc để chống mù loà.
Bệnh nhân chết lâm sàng gần 1 tiếng đồng hồ, 4 lần tim ngừng đập tưởng như không còn cơ hội sống lại hồi sinh thần kỳ.
Sau 9 tháng chiến đấu với ung thư giai đoạn cuối, nữ bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh đã trút hơi thở cuối cùng khi mới 33 tuổi.