- Suốt 20 năm, chị Ánh âm thầm chịu đựng khiến 2 khối u trên cổ liên tục lớn thêm, to như 2 quả bưởi.
Chị Lê Thị Ánh, 47 tuổi ở Hà Nam đến khám tại BV Nội tiết Trung ương trong tình trạng vùng cổ dị dạng do lớn kích thước lên tới 25 x19 cm.
Chị Ánh cho biết, chị phát hiện bệnh từ 20 năm trước nhưng do bệnh không ảnh hưởng sức khoẻ, hoàn cảnh lại khó khăn nên chị không đi khám. Gần đây, khối u to nhanh, chèn ép mạnh khiến chị khó thở, khố nuốt, không thể nằm ngửa được.
Bệnh nhân với 2 khối bướu tuyến giáp lớn trên cổ khiến chị không thể nằm ngửa khi ngủ |
BS Nguyễn Tiến Lãng, Trưởng khoa Ngoại chung, BV Nội tiết Trung ương cho biết, chị Ánh bị suy tuyến giáp bẩm sinh, vì vậy trí tuệ của bệnh nhân không bình thường, mọi sinh hoạt chậm và trì trệ. Bệnh nhân khó thở do khí quản, thực quản bị chèn ép.
Theo BS Lãng, trường hợp bướu giáp to như chị Ánh rất hiếm, phẫu thuật vô cùng khó khăn do khối u đã làm biến đổi cấu trúc giải phẫu, phân định để bảo tồn các mạch máu, tuyến nội tiết rất khó, nhất là khi vùng cổ là điểm nối giữa thân và đầu, tập trung nhiều mạch máu quan trọng từ tim đến sọ não, tuyến nội tiết, đường ăn, đường thở… Chưa kể, khối u lớn làm tăng sinh mạch máu, nguy cơ mất máu rất lớn trong quá trình phẫu thuật.
Chiều 27/11, bệnh nhân được mổ cắt bướu, ca mổ thành công sau 2 giờ. Sau mổ, bệnh nhân đã tỉnh táo, nói chuyện được.
2 khối u được bóc tách ra có kích thước tương đương 2 quả bưởi cỡ lớn |
BS Lãng cho biết, tuyến giáp là tuyến nội tiết rất quan trọng với cơ thể. Hormone tuyến giáp có vai trò lớn trong chuyển hóa, điều hòa sự trao đổi chất cơ bản, tham gia vào quá trình điều hòa sự tăng trưởng và sự phát triển của hệ thần kinh, tăng độ nhạy cảm của cơ thể với Catecolamin. Cùng với đó các hormon tuyến giáp rất cần thiết cho sự phát triển và biệt hóa với tất cả các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên u tuyến giáp lại là một bệnh rất phổ biến, tỉ lệ này tại Mỹ khoảng 4%.
Để tránh trường hợp u phát triển quá to gây dị dạng, khó thở, BS Lãng khuyến cáo bệnh nhân có bướu đa nhân, bướu nhân lớn ở 2 thuỳ hoặc có biểu hiện chèn ép hoặc gây biến dạng vùng cổ, mất thẩm mỹ… cần thăm khám cơ sở y tế để điều trị, phẫu thuật sớm.
*Tên bệnh nhân đã thay đổi.
Thúy Hạnh
Để tránh việc cắt thận bóc bướu cho nữ bệnh nhân, kíp bác sĩ đã quyết định chặn đường máu nuôi khiến bướu tự teo nhỏ dần.
Sau 5-10 ngày đắp thuốc, da tại cổ bệnh nhân hoại tử dần, bong ra và thầy lang quả quyết đã "bóc được bướu, tan được chân".
Sợ đụng tới dao kéo để mổ khối bướu, bà Lan đã tìm tới thầy lang đắp thuốc. Khi khối bướu to như trái xoài tượng, lở loét hôi thối mới cầu cứu bác sĩ.
Thay vì mổ mở hay nội soi, các bác sĩ chỉ cần chọc kim, chiếu tia đốt sóng cao tần để triệt nhân bướu cổ.