Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Dấu hiệu ‘cảnh báo’ của hệ tiêu hóa

Khi tình trạng đau bụng, đi ngoài diễn ra thường xuyên một cách bất thường, đây có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm liên quan đến đường tiêu hóa.

Dấu hiệu 'cảnh báo' của hệ tiêu hóa
Khổ sở với chứng đau bụng, đi ngoài

Đau bụng, đi ngoài nhiều lần là bệnh gì?

Bạn thường xuyên bị đau bụng, đi ngoài trên 3 lần trong ngày, tình trạng phân sống hoặc lỏng không thành khuân và kèm theo cảm giác đau bụng, có lúc đau quặn không chịu được, mót đi ngoài, đi xong lại muốn đi tiếp, cơ thể mệt mỏi… Đây chính là cảnh báo một số bệnh lý về đường tiêu hóa như:

- Hội chứng ruột kích thích: nguyên nhân gây bệnh thường do ăn uống thất thường, ăn thức ăn lạ hoặc dùng thuốc. Lúc này, bệnh nhân sẽ đi ngoài và phân không thành khuôn, có thể nát hoặc sền sệt, hoặc táo bón.

- Rối loạn vi khuẩn đường ruột: mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến giảm hấp thu, tăng nhu động ruột gây đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, nát hoặc sống phân.

- Viêm đại tràng mạn tính: số lần đi ngoài trên 1 lần một ngày, thường vào lúc sáng sớm hoặc sau ăn đồ sống lạnh, sau khi dùng các chất kích thích. Tính chất phân thay đổi như lỏng, sền sệt, không thành khuôn, thậm chí phân táo, hoặc lúc đầu táo sau phân nát, phân sống. Có thể đau bụng, chướng hơi, đi ngoài không hết lại muốn đi tiếp…

Nhưng người bệnh thường chủ quan với các triệu chứng này. Khi bị đau bụng, đi ngoài, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc uống thuốc cầm tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, cao diếp cá để hết táo bón hay kháng sinh để diệt các vi khuẩn gây tiêu chảy… Có người thì cố gắng kiếng ăn các đồ tanh, lạnh, nhiều đạm, dầu mỡ… Tuy nhiên,các phương pháp này chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời, nếu ăn uống không cẩn thận bệnh lại tái lại.

Nguy hại hơn, tình trạng này tái phát liên tục không được điều trị dứt điểm, bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, mà còn là mầm mống của các bệnh nguy hiểm như: viêm ruột, viêm đại tràng, trĩ, nếu để lâu ngày có nguy cơ bị các bệnh ung thư đại tràng.

Cách "thoát nỗi khổ" đau bụng, đi ngoài liên tục

 

Trong đường ruột con người có một hệ vi sinh vật, trong đó có cả vi khuẩn có ích (hay gọi là lợi khuẩn) và vi khuẩn gây hại, sống cạnh tranh với nhau. Khi cân bằng tỷ lệ (85% lợi khuẩn - 15% hại khuẩn) thì đường ruột sẽ hoạt động khỏe mạnh, tiêu hóa ổn định.

Đặc biệt, lợi khuẩn Bifidobacterium (gọi tắt Bifido) - đây là lợi khuẩn chính, chiếm hơn 90% tổng số lợi khuẩn trong đường ruột, cư trú chủ yếu ở đại tràng, đóng vai trò rất quan trong trọng quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Dấu hiệu 'cảnh báo' của hệ tiêu hóa
Lợi khuẩn Bifido giúp đường ruột khỏe mạnh

Lợi khuẩn Bifido cư trú ở trên các lông nhung cùng các lợi khuẩn khác làm nhiệm vụ tiết 3000 enzym tiêu hóa những phần thức ăn khó chưa được tiêu hóa hết ở ruột non đổ xuống và phân hủy, đào thải các chất cặn bã tạo thành khuôn phân mềm, mượt dễ đẩy ra ngoài, tiết ra chất nhầy bảo vệ hệ tiêu hóa, ngăn các chất độc không cho ngấm vào máu và cơ thể, sản xuất ra 75% kháng thể giúp hệ tiêu hóa và cơ thể khỏe mạnh.

Ngoài ra, lợi khuẩn Bifido giúp hấp thu một phần dinh dưỡng trong thực phẩm chưa được hấp thu hết ở ruột non đồng thời sản xuất các vitamin B1, B2, B6, B12 và axit folic giúp sinh năng lượng, giảm stress, hạn chế các cơn đau bụng.

Khi thiếu hụt lợi khuẩn Bifido sẽ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khiến bạn thường xuyên bị các hiện tượng đau bụng, đi ngoài hành hạ.

Như vậy, điểm mấu chốt giúp thoát khỏi tình trạng đau bụng, đi ngoài là phải bổ sung một lượng lớn lợi khuẩn Bifido sống vào tận ruột non và đại tràng. Tuy nhiên, lợi khuẩn Bifido rất nhạy cảm với môi trường axit dạ dày và bị tiêu diệt tại đây.

Các nhà khoa học Nhật Bản đã sáng chế ra công nghệ đột phá, bao bọc, giúp đưa được lợi khuẩn Bifido sống đi qua được môi trường khắc nghiệt của dạ dày xuống đến ruột non và đại tràng an toàn. Chính vì vậy bổ sung lợi khuẩn Bifido từ các loại men vi sinh sử dụng công nghệ cao của Nhật Bản sẽ giúp người bệnh bụng dạ ổn định.

Nguyễn Vinh

 

Bài đăng phổ biến