Sau ăn ốc sên, chàng trai trẻ rơi vào hôn mê suốt hơn 1 năm và qua đời khi mới 27 tuổi.
Sam Ballard, một cầu thủ bóng bầu dục đầy triển vọng ở Úc đã qua đời ở tuổi 27 sau khi trải qua một loạt các biến chứng do nhiễm giun lươn.
Bạn thân của Sam kể, vào năm 2010, Sam đã nhận lời thách đố nuốt một con sên đang bò trong vườn nhà khi vui nhậu cùng đám bạn.
Sau đó vài ngày, chân của Sam bắt đầu đau. Tại bệnh viện, anh được bác sĩ chẩn đoán nhiễm ấu trùng giun giun lươn Angiostrongyliasis, tấn công vào hệ thống thần kinh trung ương.
Loài sên Sam đã nuốt |
Bệnh tiến triển rất nhanh, thời gian ngắn sau, Sam rơi vào hôn mê và kéo dài suốt 420 ngày. Cũng trong thời gian này, ấu trùng giun tiếp tục "gặm nhấm" não của chàng trai trẻ.
Khi tỉnh dậy, khả năng vận động của Sam sụt giảm nghiêm trọng, phải ngồi xe lăn. Tồi tệ hơn, bác sĩ cho biết, Sam bị viêm não-màng não rất nghiêm trọng do tế bào bạch cầu ái toan (eosinophilic) tăng đột biến từ ấu trùng giun. Bạn bè và gia đình đã cùng Sam thực hiện nhiều phương pháp vật lý trị liệu nhưng bệnh tình không đỡ.
Cuối tháng 10 vừa qua, trợ cấp khuyết tật của Sam bị cắt. Gia đình anh đã vận động xin hỗ trợ tài chính và đưa câu chuyện của anh đến với nhiều người hơn. Sau khi vận động, quyết định ngừng hỗ trợ tàn tật của chính phủ đã được thay đổi.
Tuy nhiên, với tổn thương não quá nặng nề, Sam đã qua đời vào đầu tháng 11 vừa qua tại quê nhà Sydney. Những lời cuối anh nói với mẹ Katie là "con yêu mẹ".
Qua trường hợp của Sam, bạn bè của anh khuyến cáo, tất cả mọi người hãy tự biết bảo vệ mình, hãy nghĩ tới hậu quả trước khi thách thức ai làm bất cứ điều gì.
Giun lươn thuộc ngành , thường được tìm thấy trong cơ thể các loài gặm nhấm, phổ biến nhất là chuột.
Chàng trai trẻ Sam Ballard qua đời khi mới 27 tuổi |
Giun lươn thường ký sinh trong phổi chuột, đẻ trứng, nở ấu trùng theo phế quản và khí quản lên hầu rồi xuống ruột và theo phân ra ngoài môi trường. Vật chủ trung gian là ốc ăn phải ấu trùng hoặc tự ấu trùng xâm nhập vào ốc để phát triển.
Theo CDC, hầu hết các trường hợp nhiễm giun lươn đều tự khỏi theo thời gian mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm, các biến chứng nghiêm trọng có thể phát sinh ở não và tủy sống, thậm chí gây tử vong do khi vào cơ thể, ấu trùng phát triển trong lòng ruột sau đó xuyên qua thành ruột, theo máu đi thẳng lên hệ thống thần kinh trung ương gây viêm não, màng não, áp-xe não và xuất huyết não… Đây là một trong những tổn thương nặng nề, nguy hiểm và có thể gây tử vong.
Để tránh nhiễm giun lươn, CDC khuyến cáo không nên ăn sên, ốc, ếch, tôm sống hoặc chưa nấu chín. Nếu bạn phải sơ chế chúng, hãy đeo găng tay và rửa tay, luôn nhớ rửa kỹ sản phẩm tươi sống. Khi đi du lịch ở những nơi có ký sinh trùng phổ biến, tránh ăn rau chưa nấu chín.
Minh Anh(Theo Newsweek, Au News)
Nữ bệnh nhân thỉnh thoảng thấy tức ngực, ho khạc ra đờm kèm theo những sinh vật nhỏ là giun lươn ngọ nguậy.
Ốc sên là đặc sản trong bữa nhậu và cũng được xem là bí quyết làm đẹp của nhiều chị em. Tuy nhiên làm đẹp bằng ốc sên có nguy cơ nhiễm giun gây viêm màng não.
Một nguyên nhân dẫn đến việc giun lươn bò dưới da là do ăn hải sản sống. Ngoài ra, tiếp xúc với đất hoặc vật nuôi cũng khiến giun lươn xâm nhập cơ thể.
Bác sĩ lần lượt gắp ra 11 con giun trong mắt bé trai 5 tháng tuổi sau khi cháu bé này tiếp xúc với thú cưng nhà hàng xóm.
Nam bệnh nhân phàn nàn mắt đau và ngứa, khi kiểm tra bác sĩ phát hiện con giun chỉ dài 15cm đang sống ngoe nguẩy bên trong.