Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018

Cuộc sống bi kịch của những bệnh nhân ung thư không tóc

- Không chỉ đau đớn vì bệnh tật, hàng nghìn phụ nữ không may mắc ung thư phải đối mặt với sự thật khác đau đớn hơn gấp bội khi không còn tóc.

Theo số liệu WHO năm 2018, Việt Nam có gần 165.000 ca mắc mới ung thư, trong số này có gần 74.000 bệnh nhân nữ.

Do phần lớn bệnh nhân ung thư ở Việt Nam đều phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn nên phương pháp điều trị hoá chất được chỉ định rộng rãi. Song, tác dụng phụ rõ nhất của hoá trị là rụng tóc, đây là nỗi ám ảnh khủng khiếp với tất cả bệnh nhân nữ, gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, chất lượng cuộc sống.

Khi ấy, người bệnh không chỉ chiến đấu chống lại bệnh tật mà còn còn phải đấu tranh với chính những suy nghĩ tiêu cực, sự mặc cảm của chính bản thân.

Cuộc sống bi kịch của những bệnh nhân ung thư không tóc
Rụng tóc luôn là nỗi ám ảnh với các nữ bệnh nhân ung thư


Không những thế, rụng tóc đôi khi cũng là một rào cản đối với điều trị. Nhiều bệnh nhân quyết định chọn một phác đồ ít hiệu quả hơn so với phác đồ hóa chất tối ưu chỉ vì không muốn bị rụng tóc.

Chị Lại Thị Văn, 56 tuổi, quê Hà Nam phát hiện hơn 1 năm nay và đã điều trị hoá chất tại BV K được 5 tháng. Mái tóc đen dài đến thắt lưng ngày nào nay chỉ còn lơ thơ vài sợi nên chị nhờ bệnh nhân cùng phòng cạo trọc, đi đâu cũng phải quấn khăn hoặc đội mũ.

Chị kể, khi nghe bác sĩ nói về tác dụng phụ của thuốc, trong đó có rụng tóc, bản thân chị rất nản nhưng không còn cách nào khác, vẫn phải điều trị.

"Sau 10 ngày điều trị hoá chất, tóc tôi bắt đầu rụng cả nắm, chỉ vuốt nhẹ cũng ra từng mảng. Lúc đó thực sự hoảng, đến khi hỏi các bệnh nhân khác, được mọi người động viên mới bớt sợ. Dù vậy có khoảng thời gian dài tôi bị khủng hoảng, ăn không ngon, ngủ không yên, khóc lóc suốt, sợ chồng bỏ vì đầu trọc", chị Văn chia sẻ.

Khi biết có câu lạc bộ thiện nguyện đến tặng tóc giả cho các bệnh nhân ung thư vú, chị Văn muốn xin bộ tóc đen dài giống tóc mình trước đây nhưng không còn, chị buồn bã hy vọng.

May mắn hơn chị Văn, chị Trần Thị Hồi, 47 tuổi, quê Thái Bình là 1 trong 5 người được tặng tóc. Nhận món quà trên tay là bộ tóc đen dài, chị Hồi hồ hởi nghe hướng dẫn đội tóc.

Cuộc sống bi kịch của những bệnh nhân ung thư không tóc
Chị Hồi tập làm quen với bộ tóc giả mới


Phát hiện mắc ung thư vú cách đây 5 tháng, chị Hồi được chỉ định phẫu thuật, điều trị hóa chất. Dù biết sẽ rụng tóc nhưng vượt qua cảm xúc thực tế không dễ dàng chút nào, chị cho biết phải mất một thời gian rất dài mới thích ứng được với mái đầu trọc.

 

"Sau 14 ngày truyền hóa chất, tóc tôi bắt đầu rụng. Cảm giác lúc đó thấy xót lắm, buồn, suy sụp tinh thần, khóc đến mấy ngày. Sang đợt điều trị thứ 2 thì mái tóc đen dài ngày nào chỉ còn lơ thơ vài sợ, tôi đành phải cạo trọc", chị Hồi nhớ lại.

Cuộc sống bi kịch của những bệnh nhân ung thư không tóc
Các bệnh nhân hạnh phúc khi được nhận tóc giả 


Mái đầu trọc lốc khiến chị không dám đi ra ngoài đường, dù chỉ đi chợ vì sợ những ánh mắt chằm chằm, soi mói. Dần dần, nhờ nhiều bệnh nhân khác cùng chia sẻ, chị cũng thấy phấn chấn hơn.

"Giờ có tóc rồi mình sẽ tự tin hơn", chị mỉm cười và cho biết đang chuẩn bị bước vào đợt điều trị hoá chất lần 5.

Chị Hồi cho biết, các chị em khi bị rụng tóc đều rất mặc cảm. Có trường hợp đi ăn cưới ở quê, thấy mình đến, những người xung quanh cười khúc khích, chỉ trỏ nói: "Nhà sư ở đâu mới về". Không hiểu họ đùa hay thật nhưng nghe thế mình cũng thấy tủi thân.

Để giúp bệnh nhân vượt qua rào cản bị rụng tóc, BV K xây dựng mô hình từ thiện Tủ tóc giả. Những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn sẽ được cấp miễn phí tóc giả, mũ vải hoặc khăn quấn đầu được thiết kế riêng.

Sau 9 tháng chiến đấu với ung thư giai đoạn cuối, nữ bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh đã trút hơi thở cuối cùng khi mới 33 tuổi.

Đi bộ đều đều 30 phút/ngày hay uống thực phẩm chức năng có thể giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả không?

Mắc ung thư phổi từ khi mới 15 tuổi, dù được điều trị nhiều biện pháp tích cực nhưng bệnh nhân đã tử vong 2 năm sau đó.

Tỉ lệ mắc ung thư gan của Việt Nam xếp thứ 4 thế giới, trung bình cứ 100.000 người dân có hơn 23 người mắc bệnh.

Ung thư đại trực tràng thường gặp ở những người trên 50 tuổi nhưng tỉ lệ mắc loại ung thư này ở giới trẻ đang tăng chóng mặt, có người mới 20 tuổi.

Thúy Hạnh

 

Suốt 3 năm tự móc họng sau ăn để giảm cân, cô gái trẻ chịu kết đắng

Quá ám ảnh về việc giảm cân, cô gái trẻ rơi vào tâm lý "chán ăn" - căn bệnh nếu không được biết đến và chữa trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.

Ám ảnh về ngoại hình khiến nhiều chị em ép cân bằng mọi biện pháp dù điều đó phản khoa học đến đâu. Tuy nhiên, những phương pháp giảm cân sai lầm như vậy có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà không ai ngờ tới. 

Gần đây nhất là  của cô gái tên Tiểu Lý, 24 tuổi, đến từ Tây An, Trung Quốc. Từ nhỏ, cơ thể Tiểu Lý đã phát triển sớm, đến năm 14 tuổi, cân nặng cô của lên đến 60kg. Đến tuổi làm đẹp, Tiểu Lý muốn có một thân hình mảnh mai hơn, nên quyết tâm phải giảm cân bằng mọi giá. Nhưng quá trình này không hề dễ dàng, trong suốt nhiều năm Tiểu Lý bị mắc kẹt trong vòng tròn luẩn quẩn giảm rồi lại  không kiểm soát.

Sau đó cô gái trẻ được người quen mách nước một phương pháp giảm cân mà không cần nhịn ăn kham khổ gọi là móc họng. Dù ăn nhiều hay ăn ít, sau bữa ăn Tiểu Lý chỉ cần móc họng nôn lượng đồ ăn dư thừa ra ngoài là được.

Suốt 3 năm tự móc họng sau ăn để giảm cân, cô gái trẻ chịu kết đắng

Vì mong muốn giảm cân quá lớn, cô gái trẻ áp dụng những biện pháp tiêu cực, phản khoa học

Ngày qua ngày, Tiểu Lý luôn áp dụng phương pháp này để "cân bằng" lượng thức ăn cô đưa vào cơ thể. Dần dần cô gái trẻ đã rơi vào tình trạng hễ nhìn thấy thức ăn là lập tức buồn nôn. Bên cạnh đó, Tiểu Lý thậm chí còn dùng rất nhiều loại thuốc uống giảm cân khác để có được cân nặng mong muốn.

Sau khi duy trì phương pháp giảm cân này trong 3 năm, kết quả nó mang lại cũng khiến cô hết sức "vừa lòng". Cân nặng của Tiểu Lý đã giảm từ 60kg xuống còn 30kg với chiều cao 1m55, trong khi đó số cân nặng tối thiểu để cơ thể bình thường và khỏe mạnh là 44kg.

Như vậy, vượt qua mong ước có được cơ thể mảnh mai hơn, giờ đây Tiểu Lý đã giảm cân đến mức bị suy dinh dưỡng. Việc giảm cân trong suốt một thời gian dài với phương pháp sai lầm khiến cô gánh chịu nhiều hậu quả như: làn da đen sạm, khô nẻ, , mất ngủ, chóng mặt, viêm thực quản, viêm dạ dày, thậm chí là vấn đề mất kỳ kinh nguyệt do thiếu sự sản sinh estrogen. Không chỉ vậy chế độ ăn uống tiêu cực còn khiến Tiểu Lý mắc hội chứng chán ăn tâm lý.

Suốt 3 năm tự móc họng sau ăn để giảm cân, cô gái trẻ chịu kết đắng

 

Chán ăn tâm thần là chứng bệnh phổ biến khi ép cân quá mức

Sau khi nhận ra những biểu hiện trên, Tiểu Lý cố gắng ăn trở lại nhưng vô hiệu. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi khi nhìn thấy đồ ăn cô gái trẻ lập tức khó chịu, nôn ói,... Lâu dần những vấn đề như đau đầu, tê bì chân tay, chóng mặt, ù tai,... cũng trở nên trầm trọng hơn.

Tiểu Lý đã đến khoa thần kinh của bệnh viện Đường Đô và được các bác sĩ giúp đỡ. Cô được chẩn đoán mắc hội chứng chán ăn tâm lý mà nguyên nhân chính là do nỗi ám ảnh về cân nặng quá mức trong thời gian dài. 

Để giúp Tiểu Lý trở lại cuộc sống bình thường, các bác sĩ đã áp dụng phương thức trị liệu kích thích vào não bộ. Sau một thời gian, chứng chán ăn của Tiểu Lý đã giảm, cô không còn thấy buồn nôn mỗi khi nhìn thấy đồ ăn và sức khỏe cũng dần hồi phục.

Suốt 3 năm tự móc họng sau ăn để giảm cân, cô gái trẻ chịu kết đắng

Việc giảm cân phản khoa học gây ra nhiều hệ lụy

Bác sĩ cho biết nguyên nhân trực tiếp của chứng chán ăn là do nỗi sợ hãi của bệnh nhân với thực phẩm và cân nặng. Bệnh phát triển nhiều nhất ở phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 13 đến 20, với tỷ lệ nam/nữ là 1:11. Nếu không được điều trị hay điều trị không đúng cách, chứng biến ăn có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng dẫn đến suy đa cơ quan và tử vong. Thậm chí, duy trì lâu ngày khiến bệnh nhân kiệt quệ, tâm lý bất ổn dẫn đến tự sát.

An An(Dịch theo Sina)

Cân có thể được coi là một công cụ không thể thiếu trong bất kỳ hành trình giảm cân nào.

Một chế độ ăn kiêng dựa trên khoa học và nghiên cứu của các chuyên gia có thể rất thành công trong việc giúp một số người đạt được mục tiêu giảm cân của họ.

Những người uống nước tiểu của chính mình tuyên bố nó có tác dụng giảm cân, cơ thể khỏe mạnh và một làn da đẹp. Thay vì xả nước tiểu đi, chúng lại là một liệu thuốc tự nhiên tăng cường sức khỏe.

 

188 trẻ mầm non và 3 cô giáo ở Hà Nội nhập viện sau bữa liên hoan

- Sau bữa liên hoan buffet trưa nhân ngày 20/11, 3 cô giáo và 188 trẻ mầm non ở Hà Nội phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc thực phẩm.

Vụ ngộ độc tập thể xảy ra tại trường mầm non Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội). Bắt đầu từ chiều 15 đến chiều 16/11, các bệnh nhân lần lượt được đưa vào BV đa khoa huyện Đông Anh và BV đa khoa Bắc Thăng Long để điều trị.

Ông Chu Đình Năng, Giám đốc BV đa khoa Đông Anh cho biết, bệnh viện tiếp nhận 116 bệnh nhân nhập viện do ngộ độc thực phẩm, trong đó 2 bệnh nhi nặng đã được chuyển đến BV Bệnh Nhiệt đới TƯ cơ sơ 2 ở Đông Anh để điều trị. Hiện còn 110 bệnh nhi và 1 cô giáo vẫn đang được điều trị tại đây.

Tại BV đa khoa Bắc Thăng Long, ông Đỗ Quang Thuần, Giám đốc bệnh viện cũng cho biết, bệnh viện tiếp nhận 75 trường hợp bị ngộ độc trong đó có 2 cô giáo.

188 trẻ mầm non và 3 cô giáo ở Hà Nội nhập viện sau bữa liên hoan
Bệnh nhân ngộ độc điều trị tại BV đa khoa Đông Anh


Lãnh đạo 2 BV cho biết, tất cả các trường hợp nhập viện đều có biểu hiện sốt cao, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Sau hơn 1 ngày điều trị, tình trạng sức khoẻ các bệnh nhân đã được kiểm soát.

2 trường hợp nặng được chuyển đến BV Bệnh Nhiệt đới sáng nay đã được gây nôn, truyền dịch... Đến cuối giờ chiều nay, sức khoẻ cũng đã ổn định, đang tiếp tục được theo dõi.

Theo thông tin ban đầu, bữa liên hoan buffet tại trường nhân ngày nhà giáo Việt Nam vào trưa 14/11 có các món: Xúc xích, bò sốt vang, xôi lệ phố, cơm rang, rau củ quả luộc; uống nước cam và sữa chua, bánh ngọt vào bữa chiều.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã khoanh vùng 2 bữa trưa 14/11 và trưa 15/11 để điều tra nguyên nhân gây ngộ độc.

 

Công ty cung cấp bữa trưa buffet và thực phẩm hàng ngày cho trường là công ty TNHH Bảo An có địa chỉ tại thị trấn Đông Anh.

Ngay trong đêm 15/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã cùng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm điều tra dịch tễ, lấy mẫu bệnh phẩm để xác định tác nhân gây bệnh.

Nguyên nhân ngộ độc ban đầu nghi ngờ do thực phẩm nhiễm vi sinh vật, tuy nhiên nguyên nhân cụ thể đang chờ kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm.

Thúy Hạnh

Ăn sáng xong, hai anh em ruột có biểu hiện co giật, người nhà đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng người anh đã tử vong sau đó.

Thời điểm kiểm tra công ty cung cấp bánh mì cho nhà thờ vụ 55 người nghi ngộ độc thực phẩm, ngành chức năng phát hiện trong khay chứa bơ có vật lạ.

Ngành chức năng nghi ngờ món chà bông gà bị nhiễm tụ cầu là nguyên nhân khiến 55 trẻ nhập viện.

Gần đây, dư luận Trung Quốc đang xôn xao về việc gia đình 6 người phải vào viện cấp cứu vì ngộ độc, nguyên nhân là do ăn đậu cô-ve xào chưa chín, tại sao lại như vậy?

Cơ quan chức năng đã lấy mẫu thức ăn xét nghiệm, nghi ngờ ruốc thịt gà do trường tự chế biến có nhiễm vi khuẩn.  

 

16 học sinh cùng 1 trường ở miền Tây mắc bệnh tay chân miệng

 - 16 trẻ mầm non cùng 1 trường ở miền Tây vừa được xác định mắc bệnh tay chân miệng.

Ông Trần Văn Dũng – Trưởng phòng giáo dục huyện Tân Phước (Tiền Giang) hôm nay cho biết, vừa cho tất cả các học sinh của Trường mầm non Thạnh Mỹ nghỉ học vì ở xảy ra dịch .

16 học sinh cùng 1 trường ở miền Tây mắc bệnh tay chân miệng
Trường mầm non Thạnh Mỹ nơi phát hiện có 16 trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Theo ông Dũng, ngày 23/10, tại Trường mầm non Thành Mỹ xuất hiện 1 ca mắc bệnh tay chân miệng. Sau đó, nhanh chóng lây lan và có 16 học sinh mắc bệnh.

Sau đó, Phòng giáo dục đã quyết định cho tất học sinh của trường nghỉ học 10 ngày, từ ngày xảy ra dịch đến ngày 19/11 thì đi học lại, nhằm cách ly mầm bệnh, đảm bảo an toàn sức khỏe cho các trẻ.

 

Lãnh đạo trường cũng phối hợp với trung tâm y tế huyện tiến hành phun hóa chất khử trùng ổ dịch và vệ sinh, khử trùng dụng cụ học tập, đồ chơi của trẻ.

Đến nay, ngành y tế huyện Tân Phước đã ghi nhận 106 ca bệnh tay chân miệng.

Hai bệnh nhi ở miền Tây tử vong do mắc phải bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết.   

Trường mầm non tại Gia Lai đã phải đóng cửa để dập dịch tay chân miệng.

 VietNamNet sẽ có cuộc đối thoại với các chuyên gia về bệnh tay chân miệng cũng như tư vấn để phòng ngừa và tránh những biến chứng nguy hiểm ở trẻ nhỏ.

Viễn Đông

 

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2018

Những người biết cách giữ gìn sức khỏe, họ sẽ làm gì sau khi thức dậy?

8 thói quen này nếu được thực hiện vào buổi sáng sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bạn. 

1. Chải đầu bằng ngón tay

Đừng đánh giá thấp những cử động nhỏ của ngón tay với da đầu, chúng rất hữu ích cho sức khỏe của chúng ta. Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, bạn có thể chải tóc bằng ngón tay để massage các kinh tuyến của đầu, tăng tốc tuần hoàn máu, giúp tăng cường và cải thiện trí nhớ. Đối với những người trung niên và người cao tuổi, thức dậy và chải đầu bằng ngón tay cũng có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

2. Mở cửa phòng đón nắng sớm vào nhà

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mở cửa sổ buổi sớm mai không chỉ đón ánh nắng làm sáng căn phòng mà còn thông gió và quan trọng còn giúp chúng ta sống khỏe mạnh.

Ánh nắng mặt trời cũng là nguồn vitamin D tự nhiên tốt nhất cho cơ thể, giúp tâm trạng luôn thoải mái, cũng như giúp quá trình sản xuất Serotonin - một chất hóa học tự nhiên trong bộ não và cơ thể có chức năng giữ cho tâm trạng được vui vẻ.

3. 

Những người biết cách giữ gìn sức khỏe, họ sẽ làm gì sau khi thức dậy?

Sau khi , bạn có thể ngồi trên giường và thiền định một lúc. Đừng đánh giá thấp vai trò của việc này. Nó có thể giúp con người giảm đau, bớt căng thẳng một cách hiệu quả và cải thiện sự tập trung.

Tư thế ngồi thiền tiêu chuẩn là ngồi chéo chân, thẳng lưng và nhắm mắt. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi ngồi bắt chéo chân, bạn có thể chọn tư thế ngồi khác mà bạn cảm thấy thoải mái. Sau khi ngồi xuống, hãy tập trung vào hơi thở, hít sâu căng bụng, chầm chậm thở ra.

4. Uống nước vào buổi sáng

Uống 1 ly nước vào  cũng rất quan trọng cho sức khỏe của bạn. Sau một đêm ngủ, cơ thể rơi vào tình trạng thiếu nước cần bổ sung nước bị mất vào ban đêm và khởi động đường ruột. Ngoài ra, uống nước vào sáng sớm cũng rất hiệu quả để làm độ nhớt của máu.

5. Tập thể dục giãn cơ

 

Những người biết cách giữ gìn sức khỏe, họ sẽ làm gì sau khi thức dậy?

Sau một đêm ngủ, cơ thể thường uể oải, không có sức sống khi thức dậy. Để khắc phục điều này, bạn có thể làm quen với các bài tập giãn cơ. Điều này sẽ giúp bạn cung cấp máu tới cho cơ bắp và tỉnh táo nhanh hơn sau giấc ngủ dài.

6. Đại tiện

Đi vệ sinh vào buổi sáng cũng là một thói quen tốt cho sức khỏe, việc này giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ chất thải ra khỏi đường ruột. Nếu bạn không có thói quen này, đừng lo lắng quá nhiều, hãy tăng lượng chất xơ nạp vào mỗi ngày, sau đó tập dậy sớm và luyện tập đi vệ sinh dù có nhu cầu hoặc không. Dần dần theo thời gian cơ thể của bạn sẽ hình thành thói quen vệ sinh đúng giờ.

7. Tắm buổi sáng

Những người biết cách giữ gìn sức khỏe, họ sẽ làm gì sau khi thức dậy?

Nhiều người không có thói quen tắm buổi sáng vì dậy muộn muốn ngủ nướng thêm một chút mà không biết rằng điều này có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

Tắm rửa buổi sáng không chỉ giữ cho cơ thể sạch sẽ mà còn giúp tâm trí thoải mái, đẩy nhanh quá trình lưu thông trong cơ thể. Điều này đặc biệt cần thiết với những người lao động trí óc.

8. Ăn sáng đủ chất

Trong cuộc sống hiện đại và bận rộn ngày nay, rất nhiều người bỏ ăn sáng mà không biết rằng thời điểm này rất quan trọng và lý tưởng để nạp năng lượng. Ăn sáng đầy đủ không chỉ cung cấp năng lượng thiếu hụt trong cơ thể sau một đêm mà còn bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

An An(Dịch theo Sohu)

Một số hành động nhỏ sau bữa ăn cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây nhiều bệnh nguy hiểm, nhiều người vẫn đang làm hàng ngày.

Đi bộ đều đều 30 phút/ngày hay uống thực phẩm chức năng có thể giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả không?

Ngay cả những tư thế thường ngày như ngồi xổm, vắt chéo chân hay cách đeo ba lô sai cũng có thể trở thành mối nguy hiểm cho sức khỏe.

 

Loại chất độc gây ung thư trong bếp mọi gia đình, bạn có biết để loại bỏ?

Bạn có biết rằng có một loại chất độc gây nguy hiểm chết người luôn ẩn nấp xung quanh chúng ta, đó chính là aflatoxin - đây được biết đến là chất gây ngộ độc và nhân tố gây ung thư mạnh nhất.

Aflatoxin là gì? ở những thực phẩm nào dễ sản sinh aflatoxin? Làm cách nào để phòng ngừa ngộ độc aflatoxin?

1. Aflatoxin là gì?

Aflatoxin lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1960 và là một chất gây nhiễm thực phẩm thường gặp trong điều kiện tự nhiên được sản sinh bởi nấm aspergillus (flavus, parasiticus và nomius) thông thường có Aflatoxins B1, B2, G1, G2, M1, M2, B2a, G2a, BM2a và GM2a...

Khi nhìn bằng mắt thường, nấm aspergillus thường biểu hiện là màu xanh lá cây, aspergillus sản sinh aflatoxin không mùi, không vị, không màu và có thể chịu được nhiệt độ bình thường (nhiệt độ để phá hủy được aflatoxin đạt tới 280°C), vì vậy phương pháp nấu và chế biến thông thường không thể tiêu diệt hoàn toàn độc tính của nó, một khi aflatoxin xuất hiện, gần như rất khó loại bỏ.

Loại chất độc gây ung thư trong bếp mọi gia đình, bạn có biết để loại bỏ?

Aflatoxin là chất gây ung thư nguy hiểm

2. Aflatoxin gây hại đến mức độ nào?

Độc tính aflatoxin tương đương gấp 10 lần lượng kali xyanua và gấp 68 lần so với asen. Khi nhiễm độc aflatoxin có các đặc điểm lâm sàng như gây ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính và gây . Ngoài ra nó có thể gây dị dạng và gây đột biến.

3. Aflatoxin gây ung thư như thế nào?

Aflatoxin gây ung thư ở phạm vi rộng là chất đã được thí nghiệm trên các loại động vật như các loại cá, các loại chim, gia súc và các vật nuôi trong nhà. Aflatoxin ngoài việc dẫn đến ung thư gan, nó còn gây ung thư dạ dày, ung thư thận, ung thư trực tràng, ung thư vú, buồng trứng và ruột non, cũng có thể gây quái thai.

Loại chất độc gây ung thư trong bếp  mọi gia đình, bạn có biết để loại bỏ?

4. Các triệu chứng ngộ độc aflatoxin là gì?

Các triệu chứng ngộ độc aflatoxin thường là sốt, nôn mửa, chán ăn, vàng da, bụng trướng nước, phù chi dưới và các triệu chứng khác, trong trường hợp nặng có thể gây suy gan và tử vong.

 

5. Aflatoxin thường phát triển ở nhiệt độ nào?

Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của nấm aspergillus là 26°C - 28°C, nhiệt độ càng cao, tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Một khi ở trong môi trường có nhiệt độ từ 28°C - 33°C và độ ẩm 80% - 90%, nấm aspergillus bài tiết độc tố rất nhanh.

6. Những loại thực phẩm nào dễ bị nhiễm aflatoxin?

Các loại hạt như: đậu phộng, quả óc chó, hạt dưa, hạt hướng dương, hạt dẻ, nhân hạt thông,… Nếu các hạt có màu hơi vàng hoặc thậm chí đen, có vị đắng, vỏ nhăn đổi màu, và có dấu hiệu của nấm mốc, rất có thể đã bị nhiễm aflatoxin cần phải loại bỏ. Đặc biệt là lạc - thuộc loại hạt có dầu - rất phù hợp cho sự phát triển của nấm mốc aspergillus flavus và aspergillus parasiticus và sản sinh ra độc tố aflatoxin.

Loại chất độc gây ung thư trong bếp mọi gia đình, bạn có biết để loại bỏ?

Aflatoxin được chứng minh được phát triển nhanh hơn trong môi trường ẩm ướt, vì vậy với các loại hạt mọc mầm thì nguy cơ nhiễm độc tăng lên gấp nhiều lần.

Thực phẩm lên men tự chế biến: khi quá trình lên men hoàn tất, trên bề mặt của thực phẩm lên men có thể xuất hiện nấm mốc thường có váng màu trắng, đen hoặc nhầy nhớt - dấu hiệu cơ bản của việc nhiễm độc aflatoxin.

7. Làm thế nào để ngăn ngừa ngộ độc aflatoxin?

Bạn nên mua thực phẩm tươi, bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thấp, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Ngoài ra, phải bảo đảm thực phẩm khô, bởi vì ở môi trường ẩm ướt rất dễ sản sinh nấm aspergillus flavus.

Đối với thực phẩm khô như lạc, đậu hay gạo bị mốc, nhiều người thường chủ quan chà sạch mốc, vo rửa kỹ hoặc đem phơi, sấy khô để dùng lại tuy nhiên các chuyên gia lại cảnh báo đây là thói quen vô cùng nguy hiểm.

Các biện pháp vo rửa, chà sát hay phơi sấy chỉ giúp làm sạch nấm mốc, nhưng một khi độc tố aflatoxin từ nấm mốc đã ngấm vào thực phẩm thì những cách làm này không giúp loại bỏ nguy cơ nhiễm độc. Do vậy, cách tốt nhất là hãy loại bỏ những thực phẩm có dấu hiệu mốc và không sử dụng những thực phẩm đã biến đổi màu.

Hà Vũ (Dịch theo Sina) 

Đi bộ đều đều 30 phút/ngày hay uống thực phẩm chức năng có thể giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả không?

"Bệnh từ miệng mà ra", câu nói đúng trong nhiều trường hợp. Một số thói quen ăn uống kéo dài có thể gây ra căn bệnh nghiêm trọng, 4 người trong một gia đình cùng bị ung thư tuyến giáp là ví dụ điển hình.

Sau 2 năm bị cảm lạnh và uống đủ loại thuốc không khỏi, người đàn ông 42 tuổi đi khám ở bệnh viện và phát hiện khối u 4cm ở sau mũi.

 

Hy hữu, bệnh nhân 4 lần ngừng tim, chết lâm sàng thoát chết thần kỳ

- Nhờ sự kiên trì, nỗ lực giành giật sự sống của các bác sĩ BV Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, bệnh nhân chết lâm sàng gần 1 tiếng đồng hồ, 4 lần tim ngừng đập tưởng như không còn cơ hội sống lại hồi sinh thần kỳ.

Trường hợp hy hữu này là của bệnh nhân Vũ Quý M. (50 tuổi, trú phường Hồng Hà, TP Hạ Long). Theo gia đình cho biết, ông M. đang đi làm buổi sáng bất ngờ đau tức ngực trái, khó thở, choáng váng đầu óc, đến khi vào viện cơn đau càng dữ dội, bất ngờ xuất hiện loạn nhịp rung thất, ngừng tim ngay sau đó.

Các bác sĩ, điều dưỡng viên lập tức thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn, nỗ lực kiên trì thay nhau liên tục thổi ngạt, ép tim và sốc điện. Sau gần 60 phút cấp cứu căng thẳng có tuần hoàn tái lập, bệnh nhân được đặt nội khí quản và chuyển lên khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn, điện tim nhịp nhanh xoang phải duy trì ba thuốc vận mạch liều cao.

Hy hữu, bệnh nhân 4 lần ngừng tim, chết lâm sàng thoát chết thần kỳ
Ảnh: Bệnh nhân hồi sinh thần kỳ sau 4 lần ngưng tim, chết lâm sàng


Kết quả xét nghiệm đã có tình trạng toan chuyển hóa nặng, suy thận, ông M. được chẩn đoán sốc tim do nhồi máu cơ tim trước rộng cấp, biến chứng loạn nhịp phức tạp, suy đa tạng, hôn mê sâu ngừng tuần hoàn.

Trước tình trạng tối khẩn cấp, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực, Chống độc – Thận nhân tạo đã khẩn trương điều trị bằng các biện pháp hồi sức tích cực nhất như: thở máy, lọc máu liên tục, kiểm soát huyết động, kiểm soát rối loạn nhịp tim và đặc biệt áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy để bảo vệ não cho bệnh nhân ngay lập tức.

Trong ngày đầu điều trị, bệnh nhân liên tục có rối loạn nhịp thất, phải cấp cứu ngừng tuần hoàn 3 lần và luôn trong tình trạng đe dọa tử vong. Nhờ phối hợp áp dụng nhiều biện pháp hồi sức, bệnh nhân dần chuyển biến tốt, không còn loạn nhịp tim, huyết động ổn định, đã ngừng thuốc vận mạch, còn duy trì liều thấp thuốc trợ tim.

Sau 15 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã ổn định, tỉnh táo hoàn toàn, được rút ống nội khí quản, tự thở tốt, không đau ngực, nói chuyện tiếp xúc bình thường, phục hồi vận động và không để lại di chứng về thần kinh.

Bác sĩ Hà Mạnh Hùng (Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Chống độc – Thận nhân tạo, BV Đa khoa tỉnh Quảng Ninh) cho biết: "Bệnh nhân M. ngừng tuần hoàn 4 lần, có lần tim ngừng đập gần 1 tiếng đồng hồ, chỉ còn 1% hy vọng sống sót".

 

Cùng với đó, quá trình điều trị phục hồi tiếp theo cũng gặp không ít khó khăn do những biến chứng ngừng tuần hoàn gây ra, tế bào não thiếu oxy trong thời gian dài gây ra tổn thương không nhỏ.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã từng cứu sống nhiều ca ngừng tim, ngừng thở vô cùng nguy kịch nhờ phối hợp điều trị kịp thời, hiệu quả của nhiều biện pháp, nhất là áp dụng thành công kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy nhưng đây là trường hợp có số lần ngừng tuần hoàn nhiều và lâu nhất từ trước đến nay đã được cứu sống thành công tại bệnh viện.

Phạm Công

Năm qua, ngành y tế tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp hết sức hy hữu, có trường hợp bật dậy khi đang lo hậu sự.

Sau ca mổ u não, chị Vũ Thị Hải (Hoàng Mai, Hà Nội) hôn mê suốt 20 ngày. Bệnh viện khuyên chuyển xuống "phòng đại thể" (cạnh nhà xác), gia đình đã đi đặt chỗ trong nhà tang lễ, thì bỗng dưng… chị tỉnh lại.

Người đàn ông ở miền Tây được bệnh viện lớn ở Sài Gòn tiên lượng tử vong nên gia đình mang về lo hậu sự đã bất ngờ sống lại.

Trong lúc người nhà đang chuẩn bị để lo hậu sự, ông Quyền (Long An) có dấu hiệu hồi sức, được chuyển tới bệnh viện cấp cứu.

Ít ai biết võ sư, thầy thuốc nổi tiếng, người sáng lập ra môn phái Lương Sơn Động, từng bị đem chôn, sau đó nằm liệt.

 

Cô gái 22 tuổi tử vong sau sinh con đã cứu sống 4 người

Một cô gái 22 tuổi ở Trung Quốc phải mổ lấy thai nhi, tuy cô đã tử vong 2 ngày sau đó, nhưng lại cứu sống được 4 mạng người. Tại sao lại như vậy?

Linh Nhi từ nhỏ là một đứa trẻ mồ côi và sống ở cô nhi viện, sau này được một cặp vợ chồng tốt bụng nhận về nuôi. Mặc dù điều kiện gia đình bố mẹ nuôi rất nghèo khó nhưng họ luôn đối đãi với Linh Nhi như con ruột. Linh Nhi kết hôn năm 22 tuổi và không lâu sau đó, cả hai gia đình nội ngoại khi biết tin đều rất mong chờ sự ra đời của đứa trẻ.

Khi mang thai 3 tháng, Linh Nhi đi siêu âm và được bác sĩ chuẩn đoán mang song thai, tin này càng nhân thêm niềm vui cho cả gia đình. Thời gian tiếp theo, khi mọi người hết lòng chăm sóc cả 3 mẹ con nhưng vào tháng thứ 8, cơn ác mộng thực sự đã đến…

Cô gái 22 tuổi tử vong sau sinh con đã cứu sống 4 người

Linh Nhi tử vong sau khi sinh con 2 ngày

Linh Nhi đột nhiên cảm thấy bị đau bụng không thể chịu đựng được và nhập viện để chuẩn bị vượt cạn. Tuy nhiên, sau khi khám bác sĩ phát hiện, cô bị  khi mang thai, bắt buộc phải tiến hành mổ lấy thai khẩn cấp.

Sau vài tiếng phẫu thuật, các bác sĩ đã đưa cặp song sinh ra khỏi bụng mẹ một cách an toàn, bà mẹ trẻ cũng vượt qua được giai đoạn nguy hiểm.

Nhưng không may 2 ngày tiếp theo, chức năng gan và thận của Linh Nhi không ngừng suy giảm. Dù được bác sĩ hết lòng cứu chữa nhưng cô gái trẻ vẫn không qua khỏi, bị chết não và rơi vào hôn mê sâu. Sau khi biết tính trạng của con gái, bố mẹ Linh Nhi vô cùng sốc và đau đớn.

Cô gái 22 tuổi tử vong sau sinh con đã cứu sống 4 người

 

Gia đình sốc trước cái chết của cô gái trẻ

Nhưng dù qua đời, cô gái trẻ vẫn làm nên điều kỳ tích, cô đã ban tặng sự sống cho  4 người mắc bệnh hiểm nghèo nhờ hành động hiến tạng. 

Bị gan nhiễm mỡ cấp trong thai kỳ sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm 

Bác sĩ cho biết gan nhiễm mỡ cấp là căn bệnh rất nguy hiểm trong thai kỳ, phát bệnh và biến đổi cũng rất nhanh. Đặc biệt đối với những phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai có huyết áp cao hoặc đã trải qua nhiều lần sinh nở, nhất định phải chú ý và phòng ngừa.

Khi bà bầu mắc bệnh gan nhiễm mỡ thường có triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu, chán ăn, có thể tiến triển đến vàng da và suy gan. Uống nhiều nước (2-3 lít) là triệu chứng sớm của đái tháo nhạt, trường hợp nặng hơn có biểu hiện tiền sản giật.

Biến chứng của gan nhiễm mỡ cấp ở thai phụ nhiều và thường nặng nề như: suy gan, rối loạn đông máu, hạ đường huyết, nhiễm trùng, xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy, băng huyết, thai chết lưu. 

Hà Vũ (Dịch theo Sohu)

Vì mắc phải hội chứng hiếm gặp truyền máu song thai, cặp sinh đôi qua đời thương tâm trước sự đau đớn của cha mẹ.

Dù chưa sinh ra, 2 thai nhi bị nứt đốt sống đã được bác sĩ phẫu thuật ngay từ trong bụng mẹ, mở ra cơ hội mới cho hàng nghìn trẻ.

Vì mắc bệnh lão nhi, nên dù chỉ mới vài ngày tuổi, toàn thân cậu bé xuất hiện dấu hiệu của sự lão hóa nghiêm trọng, nhăn nheo như ông già.

 

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Dấu hiệu ‘cảnh báo’ của hệ tiêu hóa

Khi tình trạng đau bụng, đi ngoài diễn ra thường xuyên một cách bất thường, đây có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm liên quan đến đường tiêu hóa.

Dấu hiệu 'cảnh báo' của hệ tiêu hóa
Khổ sở với chứng đau bụng, đi ngoài

Đau bụng, đi ngoài nhiều lần là bệnh gì?

Bạn thường xuyên bị đau bụng, đi ngoài trên 3 lần trong ngày, tình trạng phân sống hoặc lỏng không thành khuân và kèm theo cảm giác đau bụng, có lúc đau quặn không chịu được, mót đi ngoài, đi xong lại muốn đi tiếp, cơ thể mệt mỏi… Đây chính là cảnh báo một số bệnh lý về đường tiêu hóa như:

- Hội chứng ruột kích thích: nguyên nhân gây bệnh thường do ăn uống thất thường, ăn thức ăn lạ hoặc dùng thuốc. Lúc này, bệnh nhân sẽ đi ngoài và phân không thành khuôn, có thể nát hoặc sền sệt, hoặc táo bón.

- Rối loạn vi khuẩn đường ruột: mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến giảm hấp thu, tăng nhu động ruột gây đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, nát hoặc sống phân.

- Viêm đại tràng mạn tính: số lần đi ngoài trên 1 lần một ngày, thường vào lúc sáng sớm hoặc sau ăn đồ sống lạnh, sau khi dùng các chất kích thích. Tính chất phân thay đổi như lỏng, sền sệt, không thành khuôn, thậm chí phân táo, hoặc lúc đầu táo sau phân nát, phân sống. Có thể đau bụng, chướng hơi, đi ngoài không hết lại muốn đi tiếp…

Nhưng người bệnh thường chủ quan với các triệu chứng này. Khi bị đau bụng, đi ngoài, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc uống thuốc cầm tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, cao diếp cá để hết táo bón hay kháng sinh để diệt các vi khuẩn gây tiêu chảy… Có người thì cố gắng kiếng ăn các đồ tanh, lạnh, nhiều đạm, dầu mỡ… Tuy nhiên,các phương pháp này chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời, nếu ăn uống không cẩn thận bệnh lại tái lại.

Nguy hại hơn, tình trạng này tái phát liên tục không được điều trị dứt điểm, bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, mà còn là mầm mống của các bệnh nguy hiểm như: viêm ruột, viêm đại tràng, trĩ, nếu để lâu ngày có nguy cơ bị các bệnh ung thư đại tràng.

Cách "thoát nỗi khổ" đau bụng, đi ngoài liên tục

 

Trong đường ruột con người có một hệ vi sinh vật, trong đó có cả vi khuẩn có ích (hay gọi là lợi khuẩn) và vi khuẩn gây hại, sống cạnh tranh với nhau. Khi cân bằng tỷ lệ (85% lợi khuẩn - 15% hại khuẩn) thì đường ruột sẽ hoạt động khỏe mạnh, tiêu hóa ổn định.

Đặc biệt, lợi khuẩn Bifidobacterium (gọi tắt Bifido) - đây là lợi khuẩn chính, chiếm hơn 90% tổng số lợi khuẩn trong đường ruột, cư trú chủ yếu ở đại tràng, đóng vai trò rất quan trong trọng quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Dấu hiệu 'cảnh báo' của hệ tiêu hóa
Lợi khuẩn Bifido giúp đường ruột khỏe mạnh

Lợi khuẩn Bifido cư trú ở trên các lông nhung cùng các lợi khuẩn khác làm nhiệm vụ tiết 3000 enzym tiêu hóa những phần thức ăn khó chưa được tiêu hóa hết ở ruột non đổ xuống và phân hủy, đào thải các chất cặn bã tạo thành khuôn phân mềm, mượt dễ đẩy ra ngoài, tiết ra chất nhầy bảo vệ hệ tiêu hóa, ngăn các chất độc không cho ngấm vào máu và cơ thể, sản xuất ra 75% kháng thể giúp hệ tiêu hóa và cơ thể khỏe mạnh.

Ngoài ra, lợi khuẩn Bifido giúp hấp thu một phần dinh dưỡng trong thực phẩm chưa được hấp thu hết ở ruột non đồng thời sản xuất các vitamin B1, B2, B6, B12 và axit folic giúp sinh năng lượng, giảm stress, hạn chế các cơn đau bụng.

Khi thiếu hụt lợi khuẩn Bifido sẽ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khiến bạn thường xuyên bị các hiện tượng đau bụng, đi ngoài hành hạ.

Như vậy, điểm mấu chốt giúp thoát khỏi tình trạng đau bụng, đi ngoài là phải bổ sung một lượng lớn lợi khuẩn Bifido sống vào tận ruột non và đại tràng. Tuy nhiên, lợi khuẩn Bifido rất nhạy cảm với môi trường axit dạ dày và bị tiêu diệt tại đây.

Các nhà khoa học Nhật Bản đã sáng chế ra công nghệ đột phá, bao bọc, giúp đưa được lợi khuẩn Bifido sống đi qua được môi trường khắc nghiệt của dạ dày xuống đến ruột non và đại tràng an toàn. Chính vì vậy bổ sung lợi khuẩn Bifido từ các loại men vi sinh sử dụng công nghệ cao của Nhật Bản sẽ giúp người bệnh bụng dạ ổn định.

Nguyễn Vinh

 

Bài đăng phổ biến