Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2018

Ngậm đá nano chữa bách bệnh, người phụ nữ vào viện cấp cứu

- Bệnh nhân bị ho nhiều không đỡ, tự ý ngậm vật hình tròn như đồng xu được quảng cáo là đá nano có thể chữa bách bệnh.

Hôm nay, khoa Thăm dò chức năng – nội soi, BV E tiếp nhận bệnh nhân nữ Nguyễn Thị Thơm, 67 tuổi do không may nuốt phải dị vật hình tròn như đồng xu.

Gia đình cho biết, bà Thơm bị ho nhiều không đỡ. Cách đây vài tháng, có đi nghe tư vấn sức khoẻ và nằm giường massage của một hãng máy, sau đó được tư vấn mua loại đá hình tròn được quảng cáo là đá nano chữa được bách bệnh từ đau xương khớp (chỉ cần dán vào chỗ đau), viêm họng (ngậm), đái tháo đường (pha vào nước uống)…

Ngậm đá nano chữa bách bệnh, người phụ nữ vào viện cấp cứu
Viên đá được gắp ra


Khi sử dụng loại đá này, bệnh nhân không cần dùng thuốc đặc trị nên bệnh nhân dù mắc đái tháo đường type 2 cũng bỏ thuốc 2 tháng không uống, khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.

ThS.BS Đỗ Nguyệt Ánh, Phó khoa Thăm dò chức năng – nội soi là người trực tiếp nội soi gắp dị vật cho bệnh nhân cho biết, dị vật có đường kính gần 2cm mắc trong đường tiêu hóa trên của bệnh nhân, gây hiện tượng nuốt vướng.

Tuy nhiên do dị vật hình tròn, trơn, thường xuyên di động trong đường tiêu hoá nên rất khó gắp. Nếu không kịp phẫu thuật, dị vật có thể đi sâu vào cơ thể, gây tổn thương cơ quan nội tạng như thực quản, dạ dày, ruột…

Ngậm đá nano chữa bách bệnh, người phụ nữ vào viện cấp cứu
BS phẫu thuật nội soi gắp dị vật cho bệnh nhân


BS Ánh cho biết, đây không phải là trường hợp đầu tiên mắc dị vật đường tiêu hoá là viên đá có hình lục giác với cạnh sắc nhọn. Cách đây 2 năm, BV E từng tiếp nhận bệnh nhân nam, trên 50 tuổi ở  Hà Nội, cũng ngậm đá này để chữa huyết áp cao và tăng cường sức khỏe.

Tuy nhiên, sức khỏe và bệnh tật chưa được cải thiện thì bệnh nhân đã phải vào viện cấp cứu vì nuốt đá.

 

BS Ánh cảnh báo, hiện chưa biết rõ công dụng thực sự của loại đá này đối với sức khỏe con người nên người dân không nên tin tưởng mà bỏ thuốc điều trị bệnh, nhất là các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, cơ xương khớp…

Ngoài ra, người dân cũng không nên tự ý sử dụng hoặc ngậm các vật có hình dáng tròn cứng, trơn… dễ gây hóc dị vật đường tiêu hóa hoặc hóc dị vật đường thở. Trong đó nếu dị vật rơi vào đường thở có thể gây ngừng thở, ngừng tim nếu không được phát hiện kịp thời.

Trong trường hợp hóc dị vật đường tiêu hóa, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh có phương tiện nội soi thực quản dạ dày để mau chóng lấy dị vật ra đúng cách, tránh tình trạng tự ý dùng tay móc dị vật ra khiến dị vật chui sâu thêm hoặc gây trầy xước đường tiêu hóa…

Thúy Hạnh

Sau khi hóc viên thuốc tây, thấy khó chịu ở cổ, bà Lan liên tục nuốt cơm để dị vật trôi xuống bụng nhưng bất thành.

Miếng bông gòn dính vào thành âm đạo khiến bé gái 6 tuổi ở miền Tây phải chịu đau đớn suốt 2 tháng trời.

Với kinh nghiệm nhiều năm, bác sĩ Bùi Văn Hải - Chuyên khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ những thông tin hữu ích về sơ cấp cứu dị vật đường thở ở trẻ nhỏ ngay tại chỗ.

Bé N.T.A.T., khi đang tắm trong thau, bé chơi với các nút áo, vô tình một cái nút đi vào và mắc kẹt trong âm đạo của bé.

Nhiều bậc cha mẹ không tin vào mắt mình khi thấy bác sĩ lấy kẹp tóc, mút xốp, búi len…từ vùng kín của cô con gái.

 

Cô gái 24 tuổi phải “đông lạnh trứng” vì ung thư vú

Cô sinh viên trẻ quyết định đông lạnh trứng để bảo toàn khả năng làm mẹ của mình trước khi bước vào quá trình điều trị ung thư.

Điều trị là quá trình đau đớn, nhiều tác dụng phụ, vì vậy trước khi bắt đầu điều trị các bệnh nhân phải chuẩn bị tâm lý và những phương pháp để giảm thiểu tối đa tác động xấu. 

Tiểu Hoa, một sinh viên nữ ngành y 24 tuổi, đang có cuộc sống hạnh phúc với người bạn trai 8 năm, đã phát hiện mắc . Những kế hoạch tương lai về sự nghiệp, hôn nhân của cô bỗng chốc đổ bể. Mọi người xung quanh khi biết đều an ủi cô nên ưu tiên việc chữa bệnh nhưng đối với một sinh viên học y, Tiểu Hoa biết rằng điều trị ung thư không đơn giản như vậy, trong tình huống xấu có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho cơ thể.

Tiểu Hoa đi khám ở nhiều nơi trong đó có một bệnh viện ở California. Đúng như dự đoán, phác đồ điều trị của Tiểu Hoa là phẫu thuật cắt bỏ khối u sau đó tiến hành hóa trị, xạ trị. Tuy nhiên, trước khi bước vào cuộc chiến với ung thư, bác sĩ đã khuyên cô nên đi đông lạnh trứng.

"Điều đầu tiên bạn cần làm bây giờ là gặp bác sĩ sinh sản. Tôi khuyên bạn nên bảo quản trứng trước khi tiến hành hóa trị", bác sĩ cho biết.

Cô gái 24 tuổi phải

Theo bác sĩ, đối với bệnh nhân ung thư, sau khi điều trị bằng hoá chất, buồn trứng đều ít nhiều bị tổn thương nên khả năng thụ thai khó gấp nhiều lần so với người bình thường. Vì vậy, đông lạnh trứng là phương pháp bảo toàn cơ hội làm mẹ của phái đẹp trước khi các loại thuốc điều trị ung thư khác nhau tác động đến cơ thể.

Sau khi nghe bác sĩ tư vấn, bạn trai Tiểu Hoa cũng cảm nhận được tính chất nghiêm trọng của sự việc, anh đã quyết định định ủng hộ bạn gái sử dụng phương pháp này thậm chí còn đông lạnh phôi cùng Tiểu Hoa.

Vào ngày đầu tiên, sau khi được tiêm thuốc kích thích rụng trứng, bác sĩ đã hút ra 13 quả trứng từ tử cung Tiểu Hoa, sau đó kết hợp với tinh trùng của người bạn trai, trong đó 11 quả đã thụ tinh thành công. Tuy nhiên vào ngày thứ năm, chỉ còn 8 quả đạt khả năng sống sót để được đông lạnh. Những tế bào phôi này sẽ được bảo quản trong môi trường Nito lỏng (nhiệt độ -196 độ C).

Cô gái 24 tuổi phải

Sau khi hoàn thành đông lạnh trứng thụ tinh, Tiểu Hoa an tâm bước vào hành trình chống lại căn bệnh ung thư vú với một tinh thần lạc quan, thoải mái nhất.

 

Hóa trị ảnh hưởng đến trứng như thế nào?

Khi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nếu không may phải hóa trị diệt trừ khối u ác tính, một số loại thuốc nhất định có thể ảnh hưởng đến nang trứng trong buồng trứng. Kết quả là các nang này trong cơ thể bị phá hủy, dẫn đến vô kinh, được gọi là vô kinh do hóa trị. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt nói chung có thể được phục hồi trong vòng sáu tháng đến một năm sau khi kết thúc hóa trị.

Đối với những bệnh nhân ung thư sẵn sàng sinh con trong tương lai, mặc dù còn trẻ, nguy cơ mất khả năng sinh sản sau khi hóa trị có thể thấp nhưng thời kỳ mãn kinh sẽ đến rất nhanh.

Cách bảo quản và đông lạnh trứng như thế nào?

Phương pháp bảo quản trứng chính là một phần của phương pháp thụ thai trong ống nghiệm. Bình thường lượng hormone mà cơ thể nữ giới tiết ra trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt chỉ đủ cho một trứng có thể lớn trong số 10-20 trứng được tuyển chọn cho tháng đó. Vì thế để tăng hiệu suất, người phụ nữ muốn để dành trứng thường dùng thuốc hormone kích thích để có nhiều trứng hơn trong một chu kỳ kinh.

Sau khi toàn bộ số trứng được hút qua cửa mình, những trứng tốt sẽ được cho đông lạnh bằng phương pháp mang tên vitrification. Phương pháp này được dùng để đông lạnh trứng người với một loại thuốc ướp đặc biệt và nhiệt độ đông lạnh thường được kiểm soát bằng máy tính, cho giảm dần đến nhiệt độ lý tưởng nhất. Với kỹ thuật này trứng không đông thành đá cục mà bên trong vỏ trứng chỉ đủ lạnh và sệt sệt như nước sinh tố.

Cô gái 24 tuổi phải

Quy trình đông trứng sẽ lưu trữ được 5-10 năm sau khi bệnh nhân sẵn sàng về chuyện có con, buồng trứng cũng đã kém không còn có con tự nhiên được nữa. Lúc này, bệnh nhân sẽ được chuẩn bị niêm mạc tử cung sẵn sàng cho quá trình mang thai. Khi nào, tử cung sẵn sàng, trứng sẽ được rã đông, kết hợp với tinh trùng của chồng để tạo ra phôi chuyển vào tử cung của bệnh nhân.

An An(Dịch theo Sohu)

Nhìn thấy kết quả Tiểu Vũ vừa khóc vừa nói: "Tôi còn trẻ, cơ thể cũng không có gì bất thường, tại sao lại có thể mắc bệnh ung thư?"

Bạn có biết rằng có một loại chất độc gây nguy hiểm chết người luôn ẩn nấp xung quanh chúng ta, đó chính là aflatoxin - đây được biết đến là chất gây ngộ độc và nhân tố gây ung thư mạnh nhất.

Đi bộ đều đều 30 phút/ngày hay uống thực phẩm chức năng có thể giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả không?

 

Bố mẹ đau đớn kể phút bé 4 tháng ở Hà Nội tử vong do ngủ bị đè

- Bé trai được đưa vào BV cấp cứu trong tình trạng mặt tím tái, ngạt thở, phải thở máy suốt 1 tháng nhưng đã không qua khỏi.

Những ngày qua, thông tin bé Nguyễn N.A. (4 tháng tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) không may chết não rồi tử vong do mẹ bé trong lúc ngủ thiếp đi vô tình gác tay lên mặt con được nhiều người chia sẻ, tuy nhiên có nhiều luồng thông tin trái chiều liên quan đến sự việc này.

Để xác tín lại thông tin, PV VietNamNet đã trực tiếp gặp vợ chồng anh Nguyễn Phương N. (28 tuổi) và chị Dương Như H. (27 tuổi), là bố mẹ của bé N.A.

Chị H. cho biết, sự việc đau lòng xảy ra vào sáng 18/10. Hơn 6h sáng, chị tỉnh giấc đánh thức con gái lớn dậy đi học, sau đó ngủ thiếp trên giường. Sau hơn 30 phút, chị bừng tỉnh giấc khi con gái gọi giật giọng nói mẹ đè tay lên mặt em, mũi em xuất hiện bọt màu hồng nhạt. 

Bố mẹ đau đớn kể phút bé 4 tháng ở Hà Nội tử vong do ngủ bị đè
Trưa 19/11, gia đình đưa bé N.A về nhà


Hốt hoảng, chị H. lay con trai nhưng bé không phản ứng, lúc này chị thấy mặt và môi con đã tái đi. Sau khi lấy tăm bông ngoáy mũi cho con, chị làm hô hấp nhân tạo nhưng vẫn không hiệu quả, sau đó bế con chạy xuống đường bắt xe ôm đến BV Việt Nam-Cuba cấp cứu. Anh N. đang trên đường về Hà Nội cũng tức tốc phi thẳng vào bệnh viện.

Sau hơn 30 phút cấp cứu ngừng tim tại BV Việt Nam-Cuba, bé N.A đã có nhịp tim trở lại, được chuyển đến BV Tim Hà Nội điều trị. Kết quả chụp chiếu ban đầu kết luận, bé chưa có tổn thuơng não nhưng cần theo dõi thêm.

Bố mẹ đau đớn kể phút bé 4 tháng ở Hà Nội tử vong do ngủ bị đè
Vợ chồng anh N. kể lại sự việc 


16h cùng ngày, bệnh nhi được chuyển tiếp sang khoa Nhi, BV đa khoa Xanh Pôn trong tình trạng hôn mê, giật tay 2 bên, tim đều 160 lần/phút, mạch quay rõ, phổi thông khí đều, trán lạnh, hạ nhiệt độ.

Tại đây bé được thở máy và hồi sức tích cực. Sau vài ngày, kết quả chụp MRI cho thấy bé bị tổn thương nhồi máu não đa ổ tại nhiều vị trí do di chứng não/ngừng tim cơn rung nhĩ nhanh.

Đến ngày thứ 10, vợ chồng chị H. được bác sĩ gọi vào thông báo não không phục hồi dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức. Suốt 15 ngày điều trị tại BV Xanh Pôn sau đó, tình trạng của bé vẫn không tiến triển, nhịp tim ở mức 140 lần/phút, mạch quay rõ, có nhiều cơn tăng huyết áp, cao nhất ở mức 180/87/105 mmHg, thở oxy qua ống nội khí quản.

 
Bố mẹ đau đớn kể phút bé 4 tháng ở Hà Nội tử vong do ngủ bị đè
Giấy chuyển viện từ BV Xanh Pôn sang BV Nhi TƯ 


Ngày 13/11, trẻ được chuyển tuyến sang BV Nhi TƯ. Anh N. cho biết, sau hơn 1 ngày điều trị tại đây, con trai được chuyển sang khoa Nhi, BV đa khoa Đức Giang để điều trị với lý do BV Nhi TƯ "hết máy thở".

"Tại BV đa khoa Đức Giang, các bác sĩ hết sức quan tâm, tuy nhiên bác sĩ thông báo với vợ chồng tôi rằng bé không thể cứu được do đã rơi vào tình trạng , bé còn hồng hào là do thở máy, nếu rút ra sẽ tử vong", anh N. kể lại. Những ngày bé nằm viện, cả 2 vợ chồng anh, ông bà nội, ngoại 2 bên khóc rất nhiều.

Sau khi xảy ra sự việc đáng tiếc, anh N. chia sẻ vợ chồng anh đều rất buồn, đêm không ngủ được vì nhớ con. Tuy nhiên câu chuyện của bé N.A bị thêu dệt và chia sẻ quá nhiều với nhiều thông tin không chính xác, "đổi trắng thay đen" nên vợ chồng anh phải lên tiếng để đính chính.

Nằm tiếp tại đây 5 ngày, sáng 19/11, gia đình quyết định chụp kiểm tra não bé một lần nữa nhưng điều kỳ diệu đã không đến. Trưa 19/11, gia đình đón bé về nhà, gần 14h cùng ngày rút ống thở để bé ra đi nhẹ nhàng. Ngay tối 19/11, vợ chồng anh N. đưa bé về quê nội ở xã Minh Cường, huyện Thường Tín, Hà Nội để tổ chức an táng.

"Có bố mẹ nào mà không thương con, xót con nhưng nhiều người không hiểu nói những lời lẽ xúc phạm,  không đúng sự thật khiến vợ chồng tôi rất buồn", anh N. chia sẻ.

Qua câu chuyện không may với bé N.A, anh N. cũng mong các bố mẹ khi chăm con nhỏ lưu ý hơn để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.

Thúy Hạnh

Lây lao phổi từ người bố, bé trai 2 tháng tuổi rơi vào nguy kịch. Trong suốt 3 tháng, bé bị trán khí màng phổi 4 lần, suy hô hấp nặng, phải thở máy liên tục.

Uống nhầm xăng đựng trong chai nước giải khát, bé trai 17 tháng tuổi bị suy gan thận, phổi trắng xóa, nguy cơ tử vong tới 8 phần.

Cô ấy nhắn inbox: "Em đã mất sạch tài sản rồi chị ạ, chẳng còn gì", tôi hỏi "em còn con không? Nếu còn con là còn tất cả".

Bác sỹ lý giải tại sao chỉ vì một nụ hôn, trẻ rất dễ dàng bị nhiễm virus Herpes Simplex gây viêm não và có thể tử vong.

 

Chỉ nốt mụn nhỏ cha mẹ không ngờ con trai 9 tuổi mắc bệnh nguy hiểm

- Chỉ từ một nốt mụn nhỏ trên lưng, bé trai 9 tuổi sốt cao liên tiếp 10 ngày không dứt, đến BV, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi mắc căn bệnh nguy hiểm.

Khoa Phẫu thuật Thần kinh, BV đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhi Nguyễn Thành Nam (9 tuổi, Hà Nội) bị bệnh Whitmore.

Bệnh nhi nhập viện vì sốt suốt liên tiếp 10 ngày, 3 ngày cuối sốt cao liên tục 39-40 độ C, có cơn rét run, đau đầu. Khi thăm khám các bác sĩ ghi nhận, bệnh nhi có tình trạng nhiễm khuẩn nặng tuy nhiên không xác định được nguyên nhân.

Chỉ nốt mụn nhỏ cha mẹ không ngờ con trai 9 tuổi mắc bệnh nguy hiểm
Hình ảnh ổ áp xe lớn dọc thắt lưng xuống xương cùng


Kết quả cấy máu của bệnh nhi sau 3 ngày đầu không ra bệnh, bác sĩ đã chỉ định điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên tình trạng không cải thiện, bệnh nhi vẫn đau nhẹ vùng lưng, hạn chế cử động.

Bệnh nhi tiếp tục được siêu âm, phát hiện ổ dịch ở vùng xương cụt. Do bệnh nhi có thêm dấu hiệu tê bì chân trái, bác sĩ chỉ định chụp tiếp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng và ngay lập tức "bắt" được bệnh là khối áp–xe ngoài màng cứng tủy rất lớn, kéo dài hơn 20cm từ đốt sống ngang thắt lưng T10 xuống xương cùng S2.

Ngay lập tức, bác sĩ quyết định mổ cấp cứu cho bệnh nhi, mở thông 2 đầu ổ mủ, rửa sạch mủ và đặt dẫn lưu ngoài màng cứng.

Chỉ nốt mụn nhỏ cha mẹ không ngờ con trai 9 tuổi mắc bệnh nguy hiểm
Ổ mủ trên lưng bệnh nhân


BS Ngô Quang Hùng, khoa Phẫu thuật Thần kinh cho biết, ngay sau mổ, bệnh nhi cắt được cơn sốt liên tục và triệu chứng tê bì chân. Bệnh nhi sau đó được cách ly.

Mẫu mủ lấy ra được đem đi nuôi cấy, sau 3 ngày cho thấy bệnh nhi dương tính với cả 2 vi khuẩn tụ cầu vàng ( S. aureus) và B. pseudomallei (Whitmore).

Qua khai thác bệnh sử, gia đình bệnh nhi cho biết, cháu bé chưa từng tiêm hay can thiệp vào vùng lưng.

Tuy nhiên, cách đó 3 tuần, cháu có bị một vết phỏng nước (dạng Herpes), gia đình tự điều trị tại nhà và nốt phỏng tự lành, nhưng người nhà cháu bé cho biết bé liên tục dùng tay bẩn (thường xuyên chơi bi trên đất) cạy vùng lên da non.

Do tổn thương nhỏ và đã lành trước khi bị sốt nên khi khám bệnh gia đình không thông báo cho bác sĩ biết. Đây có thể là nguồn khiến vi khuẩn xâm nhập, gây ra tổn thương chèn ép tủy.

 

BS Hùng cho biết, bệnh Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn gram âm B. pseudomallei.

Chỉ nốt mụn nhỏ cha mẹ không ngờ con trai 9 tuổi mắc bệnh nguy hiểm
Bệnh nhi hồi phục tốt sau phẫu thuật 


Đặc trưng của bệnh là tình trạng viêm phổi nặng và áp xe đa ổ, với tỉ lệ tử vong rất cao, lên tới 40%.

Vi khuẩn gây bệnh sống trong bùn đất và nước, đường lây truyền chủ yếu qua vùng da tổn thương tiếp xúc với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn. Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực dịch tễ của bệnh tại khu vực Đông Nam Á.

Căn bệnh này hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và khi đã khởi phát bệnh, diễn biến của bệnh rất nhanh, các triệu chứng mơ hồ, khó chẩn đoán, dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Bệnh ban đầu có thể xuất phát từ những vết thương rất nhỏ.

Whitmore không phải bệnh mới và hiếm gặp mà bị "bỏ quên" trong cộng đồng. Bệnh này được phát hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1911, xuất hiện tại Việt Nam từ 1936.

*Tên bệnh nhân đã được thay đổi.

Thúy Hạnh

Cứ mỗi dịp tụ tập với bạn, anh Sinh thường hay ăn các món chế biến từ nội tạng heo. Có tuần dùng món này tới 6 lần, dẫn tới căn bệnh không ngờ tới.

Sau hơn 1 tháng bị trực khuẩn tấn công, chàng thanh niên 70kg sụt còn 40kg kèm suy đa phủ tạng, cơ hội sống sót chỉ còn vài phần trăm.

Một bệnh nhân 40 tuổi bất ngờ bị vi khuẩn ăn thịt người tấn công sau khi tiêm steroid, gây mất cả 2 tay và chân.

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc viêm não mô cầu thể nặng, khi chuyển viện đã có dấu hiệu rối loạn ý thức.

Cậu sinh viên năm cuối trường ĐH Mỏ địa chất bị nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng nhưng đến viện trễ khi đã bị nhồi máu não, liệt nửa người.

 

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

Tai hại nhầm lẫn bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng

Triệu chứng của ung thư đại trực tràng thường giống với bệnh trĩ nên nhiều người chủ quan chỉ chữa trị trĩ mà không nghĩ tới việc tầm soát sớm ung thư đại trực tràng.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, hàng nghìn khách hàng đã tham gia chương trình miễn phí xét nghiệm tầm soát ung thư đại trực tràng (CEA).

Có mặt từ 7h sáng tại Khoa tiêu hóa, Bệnh viện MEDLATEC tại cơ sở 42 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội, ông Phan Văn H. ( 56 tuổi, Quốc Oai, Hà Nội) đang chờ tới lượt khám đại tràng.

Ông H. chia sẻ: "Tôi thấy đau và đi ngoài ra máu. Tôi xem thông tin trên mạng và cũng kể với người quen thì thấy triệu chứng giống trĩ. Tôi nhờ người mua thuốc bôi rồi cắt thuốc nam uống gần 2 năm rồi. Lúc đầu đỡ được một thời gian ngắn, sau đau trở lại. Gần đây, tôi thấy bụng dạ khó chịu, uống thuốc mãi không khỏi nên gia đình bảo đi khám xem có bị làm sao không, nên tôi đến bệnh viện MEDLATEC khám".

Không ít trường hợp như ông H, vì chủ quan không nghĩ tới triệu chứng mình gặp có thể là ung thư đại trực tràng nên khi tới bệnh viện, phần lớn người bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Sự nhầm lẫn giữa bệnh trĩ và bệnh ung thư trực tràng

Theo Ths. BS Phí Thị Quang, chuyên gia tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, triệu chứng bệnh trĩ và dấu hiệu ban đầu của ung thư đại trực tràng rất giống nhau nên người bệnh cần phân biệt rõ các triệu chứng bệnh, khi có dấu hiệu bất thường, cần tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám.

BS Quang phân tích, bệnh trĩ (dân gian thường gọi bệnh lòi dom) là hậu quả của việc áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn tăng lên. Áp lực tăng lên này khiến cho các tĩnh mạch bị ứ đọng máu, làm cho người bệnh khó chịu và đau, đặc biệt là khi ngồi.

Bệnh trĩ được chia làm hai dạng, tùy thuộc vào vị trí xảy ra, bao gồm:

Trĩ nội: liên quan đến các búi tĩnh mạch bên trong trực tràng. Trĩ nội thường gây chảy máu nhưng không gây đau. Khi các búi trĩ to lên, chúng có thể lồi ra ngoài hậu môn, tình trạng này gọi là sa búi trĩ.

Trĩ ngoại: liên quan đến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc đau và đôi khi có thể kèm theo chảy máu.

Nguyên nhân có thể do táo bón, tiêu chảy nhiều lần, mang thai hoặc những thói quen không tốt như ngồi quá lâu khi đi vệ sinh.

Tai hại nhầm lẫn bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng

Còn ung thư đại trực tràng hay còn gọi là ung thư ruột già, là một loại ung thư hay gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Ung thư đại trực tràng có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của của đại tràng trực tràng, đại tràng sigma, đại tràng xuống, đại tràng ngang, đại tràng lên và manh tràng.

 

Dấu hiệu của ung thư đại trực tràng thường là rối loạn đại tiện, đi ngoài hoặc táo liên tục trong thời gian dài. Ung thư đại trực tràng cũng có dấu hiệu có lẫn máu trong phân, tuy nhiên, khác với bệnh trĩ, ung thư đại trực tràng thường tiết dịch nhầy, phân lỏng và nhỏ khi đi đại tiện. Ngoài ra, ung thư đại trực tràng uống kháng sinh không khỏi, người sút cân nhanh chóng.

Việc xác định cơ thể bị trĩ hay ung thư đại trực tràng khá quan trọng vì phương pháp cũng như hiệu quả điều trị của từng bệnh hoàn toàn khác nhau.

Những người cần tầm soát ung thư đại trực tràng

PGS. TS Đoàn Hữu Nghị (Nguyên GĐ bệnh viện E - Hà Nội), chuyên gia Ung bướu bệnh viện MEDLATEC cho biết, hầu hết, các ca mắc ung thư đại trực tràng thường không có nguyên nhân rõ ràng, tuy nhiên những người nằm trong số này có nguy cơ mắc cao:

- Những người trong độ tuổi 40-50;

- Gia đình có tiền sử bị bệnh này;

- Có tiền sử polyp đại tràng;

- Đã từng mắc chứng viêm ruột;

- Có thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày không khoa học: ăn nhiều thịt đỏ, thực phẩm tồn dư chất tăng trưởng, bảo quản, ăn nhiều thực phẩm lên men, ăn nhiều đồ chiên dầu, mỡ, uống rượu bia v.v….

Cũng theo PGS. TS Đoàn Hữu Nghị, ung thư đại trực tràng nếu phát hiện sớm, khả năng chữa khỏi bệnh lên tới hơn 90%. Vì vậy, bệnh nhân cần khám sức khỏe định kỳ và thấy các triệu chứng bệnh phải đến ngay các cơ sở y tế.

Tai hại nhầm lẫn bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng

Minh Tuấn

 

Bé gái châu Á đầu tiên ra đời nhờ cấy ghép tử cung của bà ngoại

Sau 3 lần liên tiếp sảy thai do tử cung không hoạt động, cô gái trẻ đã thành công trong việc mang thai và sinh nở nhờ cấy ghép tử cung của mẹ ruột.

Điều kì diệu này đã đến với Meenakashi Walan, cô gái 28 tuổi, đến từ Vadodra, Gujarat ở miền tây Ấn Độ. Cô là bệnh nhân đầu tiên thành công sau khi được  ở châu Á, nhưng điều đặc biệt hơn, tử cung được hiến tặng đến từ chính mẹ ruột cô - bà Sushila Ben Jayesh.

Bé gái châu Á đầu tiên ra đời nhờ cấy ghép tử cung của bà ngoại

Bé Radha là đứa trẻ đầu tiên được sinh ra ở châu Á sau khi cấy ghép tử cung

Câu chuyện bắt đầu khi cô Walan và chồng là anh Hitesh Bhai, 30 tuổi nảy sinh tình cảm từ thời đại học và kết hôn đã được 9 năm. Tưởng sau khi kết hôn hai người sẽ có một gia đình hạnh phúc nhưng thật không may đứa con đầu lòng vừa chào đời vài phút đã ngừng thở.

Không từ bỏ, đôi vợ chồng trẻ quyết định tiếp tục có con hai lần nữa, những cả hai lần Walan và chồng đều phải dứt ruột hủy bỏ hình hài trong bụng vì biến chứng.

Bé gái châu Á đầu tiên ra đời nhờ cấy ghép tử cung của bà ngoại

Cô Walan cùng chồng và bà Sushila Ben Jayesh, mẹ ruột của cô

Cặp vợ chồng rất đau khổ và đã đến gặp chuyên gia tại Bệnh viện Galaxy Care vào năm 2016. Tại đây bác sĩ nói rằng  của Walan có vấn đề nên thai nhi không thể phát triển như bình thường và gợi ý phương pháp cấy ghép tử cung mới nhất.

Sau khi biết đó là hy vọng duy nhất để Walan có thể thực hiện thiên chức trời ban, mẹ ruột cô là bà Sushila Ben Jayesh, 45 tuổi, đã chủ động đề nghị trở thành người hiến tặng tử cung.

Bà Sushila trải qua nhiều thử nghiệm và thủ tục y tế trước khi tử cung được cấy vào cơ thể con gái. Mẹ Walan chia sẻ rằng nếu được nhìn thấy cháu ngoại có thể ra đời nhờ hành động nhỏ này với bà chính là hạnh phúc lớn lao nhất.

Và phép màu thật sự đã xảy ra, gần 18 tháng sau khi phẫu thuật, cô Walan đã có thể mang thai và sinh con nhờ thụ tinh ống nghiệm. 32 tuần sau, cô và chồng chào đón sự ra đời của Radha - đứa trẻ châu Á đầu tiên được sinh ra nhờ tử cung được hiến tặng, khi ra đời cô bé nặng 2kg, vô cùng khỏe mạnh.

Bé gái châu Á đầu tiên ra đời nhờ cấy ghép tử cung của bà ngoại

Đứa trẻ được sinh ra trong niềm hạnh phúc, chào đón của tất cả mọi người.

Nói về sự ra đời của con gái Radha, Walan cho biết: "Đó là một phép lạ đặc biệt mà chưa từng nghĩ đến trước đây. Bây giờ tôi cảm thấy hoàn toàn hạnh phúc. Làm mẹ là thiên chức đẹp nhất trên thế giới này".

 

Tiến sĩ Sailesh Putambekar, người trực tiếp thực hiện cuộc cấy ghép, chia sẻ thêm: "Đó là một cuộc giải phẫu phức tạp vì các mạch máu trong tử cung rất nhỏ. Thật tốt khi cô ấy không có bất kỳ biến chứng nào trong khi mang thai. Cả người mẹ và đứa trẻ đều khỏe mạnh".

Cô Walan đang hồi phục tại bệnh viện Galaxy Care ở Pune, nơi con gái cô dự kiến sẽ ở lại trong vài tháng tới, cho tới khi cứng cáp hẳn.

Bé gái châu Á đầu tiên ra đời nhờ cấy ghép tử cung của bà ngoại

Các y bác sĩ Bệnh viện Galaxy Care kỉ niệm ngày bé Radha chào đời.

Thực tế trên thế giới, chỉ có một số rất ít trẻ em được sinh ra thành công sau ca phẫu thuật cấy ghép tử cung như thế này, và Walan là trường hợp đầu tiên thành công ở châu Á. Trước đó, vào năm 2014, Malin Stenburg, 36 tuổi, người Thụy Điển, trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới có con sau khi cấy ghép tử cung từ một người bạn 61 tuổi hiến tặng. Có tổng cộng đã có 9 ca cấy ghép đã thành công tại Thụy Điển, một số khác diễn ra tại Mỹ và vài quốc gia châu Âu khác,…

Tại sao phải cấy ghép tử cung?

Theo số liệu cho thấy, hàng ngàn phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở Mỹ không có tử cung hoặc tử cung mà không thể mang thai, một số phụ nữ được sinh ra với một hội chứng được gọi là MRKH (Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser), có nghĩa là tử cung của họ không bao giờ phát triển đúng cách, những người khác bị mất tử cung của họ do ung thư cổ tử cung.

Vì vậy, nhờ sự tiến bộ của y khoa, các nước như Thụy Điển, Mỹ đã phát triển kĩ thuật ghép tử cung để những người phụ nữ kém may mắn có thể trải nghiệm thiên chức làm mẹ.

Cấy ghép tử cung có nguy hiểm không?

Ca phẫu thuật sẽ diễn ra liên tiếp khoảng sáu giờ, với phần hiến tặng phải đến từ một cơ thể sống tình nguyện. Người nhận sẽ cần phải dùng thuốc ức chế miễn dịch sau khi ghép và trong suốt thai kỳ để ngăn chặn nguy cơ đào thải.

Một khi tử cung hiến tặng không còn cần thiết, nó có thể được loại bỏ bởi một nhóm bác sĩ phẫu thuật. Điều này sẽ ngăn cản trường hợp người phụ nữ gặp vấn đề đối với các loại thuốc ức chế miễn dịch trong suốt quãng đời còn lại.

An An (Dịch theo Dailymail)

Sau khi bị vợ bỏ vì quá xấu, người đàn ông quyết định phẫu thuật ghép mặt và tìm được hạnh phúc thực sự sau nhiều năm.

Sau khi dùng súng săn tự bắn vào đầu, Katie đã may mắn sống sót nhưng bắt đầu từ đây gương mặt cô bị hủy hoại một cách đáng sợ.

Bác sĩ chẩn đoán cô gái 19 tuổi gặp phải tình trạng hiếm gặp có tên gọi là chứng tăng áp động mạch phổi, đây là căn bệnh có thể tước đi tính mạng bất kỳ lúc nào.

 

Sự thật ít biết về ung thư đại trực tràng

"Có rất nhiều những hiểu lầm tai hại về bệnh ung thư đại trực tràng khiến nhiều người chủ quan, lúc phát hiện ra bệnh đã quá muộn", Ths. Bs Phí Thị Quang - Khoa tiêu hóa bệnh viện MEDLATEC cho biết.

Theo Ths. Bs Phí Thị Quang, đây là những hiểu lầm nhiều người mắc phải khiến bệnh trở nặng mới phát hiện ra.

Đã ung thư là xác định "án tử"

Ung thư đại trực tràng phần lớn bắt đầu với sự phát triển của polyp. Nếu polyp được phát hiện sớm, nó có thể được loại bỏ - ngăn ngừa tiến triển thành ung thư đại trực tràng.

Ung thư đại trực tràng phát hiện sớm có khả năng điều trị thành công đạt 90%.

Hiện có nhiều phương pháp giúp phát hiện sớm khối u: nội soi đại trực tràng, chụp CT.

Nếu có các dấu hiệu của bệnh ung thư đại trực tràng: đi ngoài ra máu, rối loạn đại tiện, thường xuyên đi phân lỏng hoặc táo, đau quặn bụng, uống thuốc kháng sinh không khỏi, giảm cân đột ngột… cần tới cơ sở y tế sớm để được thăm khám chỉ định của bác sĩ.

Ung thư đại trực tràng: Còn trẻ không phải lo

Hầu hết các ca mắc ung thư đại trực tràng đều trong độ tuổi 40-50 tuổi. Tuy nhiên, ung thư đại trực tràng đang được cảnh báo có nguy cơ trẻ hóa.

Có trường hợp cháu bé hơn 10 tuổi mắc ung thư đại tràng giai đoạn cuối được bệnh viện K phát hiện và điều trị.

Nhiều trường hợp ung thư đại tràng đang trong độ tuổi sinh viên, dưới 30 tuổi.

Ung thư đại trực tràng thường xuất hiện ở nam giới

Sự thật, tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng thứ tư trong số bệnh ung thư phổ biến ở nam giới và thứ hai ở nữ.

Ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ung thư thường gặp trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ung thư đại trực tràng thường mắc thứ ba ở nam giới (chiếm 10%) và thứ hai ở nữ giới (chiếm 9,2%). 

 

Trong 8,2 triệu người tử vong mỗi năm do ung thư thì có gần 700.000 ca bị ung thư đại trực tràng.

Sự thật ít biết về ung thư đại trực tràng

Dấu hiệu Ung thư đại trực tràng không giống rối loạn tiêu hóa

Sự thật: Rối loạn đường tiêu hóa là dấu hiệu thường gặp ở những bệnh nhân ung thư đại trực tràng.

Đại tràng là cơ quan bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa nên ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Ngoài ra, khi bị ung thư đại trực tràng, người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu khác bao gồm: đại tiện khó, phân lẫn máu, đau quặn bụng, giảm cân nhanh…

Sự thật ít biết về ung thư đại trực tràng

Để phát hiện tầm soát sớm ung thư đại trực tràng, Bác sĩ Quang cho biết , tại Việt Nam, bệnh viện MEDLATEC có đầy đủ các phương pháp để sàng lọc ung thư đại tràng sớm bao gồm:

- Xét nghiệm: Tìm máu ẩn trong phân (FOB), tầm soát sàng lọc sớm bằng xét nghiệm CEA nên làm hàng năm.

- Nội soi đại trực tràng hoặc chẩn đoán hình ảnh (siêu âm và CT)

Bệnh ung thư trực tràng nếu phát hiện sớm vẫn có khả năng điều trị thành công cao. Vì vậy, khi thấy những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Ngọc Minh

 

Sai lầm thường gặp của người bệnh viêm loét dạ dày

Trong quá trình chữa bệnh thiếu đi sự kiên trì, quyết tâm sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn HP kháng thuốc khiến viêm loét dạ dày chữa mãi không khỏi.

Sai lầm thường gặp của người bệnh viêm loét dạ dày
Vi khuẩn HP kháng thuốc là một trong những nguyên nhân khiến bệnh viêm loét dạ dày chữa mãi không khỏi.

Tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc

Một tỷ lệ không nhỏ viêm loét dạ dày xuất phát từ vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Cũng như bao vi khuẩn khác, HP thường bị tiêu diệt bởi kháng sinh nhạy cảm. Tuy nhiên loại vi khuẩn cứng đầu HP lại biến đổi rất nhanh, nếu kháng sinh sử dụng không đủ liều để tiêu diệt thì nó sẽ phát triển cơ chế để "né" tránh tác động của thuốc kháng sinh và đề kháng hoàn toàn với loại kháng sinh đó. Lúc này người bệnh có uống bao nhiêu thuốc cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Sai lầm thường gặp của người bệnh viêm loét dạ dày
Uống thuốc không đủ liều lượng, không đúng thời gian tạo điều kiện cho vi khuẩn HP kháng thuốc, khiến cho việc điều trị trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Nhiều người trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP cứ thấy các triệu chứng giảm là tự ý ngừng uống thuốc. Họ cho rằng như vậy là bệnh đã dứt, uống nhiều kháng sinh lại gây hại cho sức khỏe. Thực tế lúc này vi khuẩn HP vẫn chưa bị tiêu diệt hẳn. Để biết chính xác vi khuẩn HP đã hết hay chưa, người bệnh cần thăm khám và thực hiện các xét nghiệm y tế chứ không thể dựa vào cảm nhận. Quên uống thuốc, uống không đủ thời gian và liều lượng (đơn kê 2 viên nhưng vì lý do nào đó chỉ uống 1) cũng là câu chuyện tương tự.

"Hồi đầu cũng nghĩ phải chịu khó uống cho nhanh hết bệnh. Được một thời gian thấy có đỡ với lại công việc bận quá nên cứ lúc nhớ lúc quên. Nghĩ bụng chắc khỏe rồi không sao, ai ngờ 3 tháng sau bệnh nặng hơn. Thế là đưa đơn cũ đi mua thuốc về uống tiếp, đợt này uống đều đặn, không bỏ một này nào mà mãi chẳng thấy khỏi", chị P. B.Minh (40 tuổi, Đông Anh - Hà Nội) bày tỏ thắc mắc với Tiến sĩ., Bác sĩ CKII Nội tiêu hóa, Thầy thuốc ưu tú Phạm Thị Bình khi đến khám tại Bệnh viện Thu Cúc.

BS. Bình cho hay đa phần bệnh nhân có thói quen sử dụng lại đơn thuốc cũ, chị P. B.Minh không hề biết rằng vi khuẩn HP đã kháng thuốc do sự thiếu tuân thủ điều trị của anh ở phác đồ đầu tiên.

Thực hiện xét nghiệm nuôi cấy và làm kháng sinh đồ

Theo BS. Bình, trường hợp vi khuẩn HP đã kháng thuốc như chị Minh, để xác định phác đồ điều trị chuẩn, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm nuôi cấy và làm kháng sinh đồ. Đây là xét nghiệm cực kỳ có ý nghĩa trong việc giúp bác sĩ xây dựng một phác đồ điều trị mới hiệu quả hơn, không sử dụng lại những loại kháng sinh đã vô tác dụng, giúp rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm tiền bạc cho người bệnh.

Sai lầm thường gặp của người bệnh viêm loét dạ dày
Người bệnh sẽ làm phải nội soi dạ dày để lấy mẫu sinh thiết có chứa vi khuẩn HP sau đó nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để thử tính nhạy với các loại kháng sinh khác nhau.

Để thực hiện xét nghiệm này rất đơn giản, người bệnh chỉ cần nội soi dạ dày để lấy mẫu sinh thiết ở dạ dày có chứa vi khuẩn HP, sau đó gửi đến phòng xét nghiệm để nuôi cấy trong môi trường đặc biệt. Sau đó là thử tính nhạy của vi khuẩn HP với các loại kháng sinh khác nhau.

 

Không chỉ các trường hợp vi khuẩn HP đã kháng thuốc mà cả những người mới bắt đầu điều trị lần đầu tiên cũng nên làm xét nghiệm nuôi cấy và làm kháng sinh đồ, BS. Bình khuyến cáo.

BS. Bình cho hay, mọi phác đồ dù chuẩn đến mấy nhưng không có sự hợp tác của người bệnh thì việc điều trị vẫn không thể thành công. Viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP nếu để kéo dài sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày hay ung thư dạ dày.

Sai lầm thường gặp của người bệnh viêm loét dạ dày
Việc điều trị có thành công hay không còn phụ thuộc vào sự quyết tâm và kiên trì của người bệnh. Hãy cố gắng tuân thủ nghiêm túc những hướng dẫn của bác sĩ, tránh bỏ dở giữa chừng.

BS. Bình khuyên rằng người bệnh cần cần có sự quyết tâm và kiên trì cao. Ngoài việc tuân thủ đúng phác đồ đề ra cần kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức khỏe. Cụ thể:

·        Uống thuốc đủ liều, đúng lượng, đúng giờ.

·        Tái khám sau khi hoàn thành xong phác đồ.

·        Tránh ăn đồ cay, chua, mặn.

·        Giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.

·        Tránh làm việc quá sức hay làm các công việc quá nặng nhọc.

·        Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn.

Minh Tuấn

 

BV Ung bướu Hà Nội có giám đốc mới

- UBND TP.Hà Nội điều động và bổ nhiệm ông Bùi Vinh Quang làm Giám đốc BV Ung bướu của thành phố.

Sáng nay, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền thay mặt UBND TP.Hà Nội trao quyết định điều động, bổ nhiệm Giám đốc BV Ung bướu Hà Nội cho ông Bùi Vinh Quang. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm, quyết định có hiệu lực từ ngày 19/11/2018.

TS Bùi Vinh Quang, 44 tuổi từng được giao phụ trách BV K cơ sở 1 Quán Sứ kiêm trưởng khoa Xạ, cơ sở Quán sứ. 

BV Ung bướu Hà Nội có giám đốc mới
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trao quyết định bổ nhiệm cho ông Bùi Vinh Quang


Giám đốc Sở Y tế Hà Nội chúc mừng ông Quang nhận nhiệm vụ mới, tin tưởng với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực ung bướu, ông Quang sẽ tiếp tục thúc đẩy BV Ung bướu Hà Nội – BV chuyên khoa hạng 1 của thành phố phát triển, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của người dân.

Phát biểu, tân Giám đốc BV Ung bướu Hà Nội hứa sẽ cố gắng hết sức, làm việc hết mình để xứng đáng với trách nhiệm và sứ mệnh được giao phó.

"Đặc biệt với tất cả lòng thành kính, tôi xin được nghiêng mình trước cố PGS.TS Trần Đăng Khoa, một người thầy, một bác sĩ giỏi, một lãnh đạo ưu tú đã dày công xây dựng BV Ung bướu Hà Nội. Tôi hứa sẽ tiếp tục xây dựng BV để viết tiếp ước mơ của thầy", ông Quang nói.

Ngoài vai trò là BV chuyên khoa tuyến cuối của Hà Nội, BV Ung bướu Hà Nội cũng được Bộ Y tế tin tưởng giao tiếp nhận, khám và điều trị cho người bệnh ung thư có BHYT từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung như một bệnh tuyến cuối trong điều trị ung thư.

 

Thúy Hạnh

Đi bộ đều đều 30 phút/ngày hay uống thực phẩm chức năng có thể giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả không?

57% người trưởng thành tại Việt Nam ăn thiếu rau và trái cây so với khuyến nghị của WHO, trong khi ăn rất nhiều thịt.

Nhìn thấy kết quả Tiểu Vũ vừa khóc vừa nói: "Tôi còn trẻ, cơ thể cũng không có gì bất thường, tại sao lại có thể mắc bệnh ung thư?"

Sau 9 tháng chiến đấu với ung thư giai đoạn cuối, nữ bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh đã trút hơi thở cuối cùng khi mới 33 tuổi.

Không chỉ đau đớn vì bệnh tật, hàng nghìn phụ nữ không may mắc ung thư phải đối mặt với sự thật khác đau đớn hơn gấp bội khi không còn tóc.

Bạn có biết rằng có một loại chất độc gây nguy hiểm chết người luôn ẩn nấp xung quanh chúng ta, đó chính là aflatoxin - đây được biết đến là chất gây ngộ độc và nhân tố gây ung thư mạnh nhất.

 

Bài đăng phổ biến