Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Loại nấm lạ, giống cục than cháy sém, nhưng lại là ‘thần dược’ chữa ung thư, ngừa lão hóa

Nhìn vẻ ngoài xù xì, đen đúa, không khác gì cục tro cháy sém của nấm Chaga, ít ai biết rằng loại nấm này được xem như "thần dược" chữa ung thư, ngừa lão hóa.

Nấm Chaga, tên khoa học là Inonotus obliquus, có nguồn gốc từ các vùng rừng rậm ở Bắc Bán cầu như Alaska, Bắc Canada và Siberia.

Nấm Chaga mọc trên cây bạch dươngvà hấp thụ chất dinh dưỡng từ vỏ cây để phát triển. Nấm Chaga không có hình dạng đặc trưng của các loại nấm, mà trông giống cục tro cháy sém, bên ngoài màu đen, các mô bên trong có màu cam.

Tuy vẻ ngoài có phần xù xì đen đúa nhưng nấm Chaga nổi tiếng giàu dinh dưỡng, có giá trị dược liệu tuyệt vời và cực tốt cho sức khỏe.

Cực giàu dinh dưỡng

Nấm Chaga là nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác như vitamin B complex, vitamin D và K, chất xơ, kali, canxi, selen, đồng, selenium, xêzi, kẽm…

Loại nấm lạ, giống cục than cháy sém, nhưng lại là 'thần dược' chữa ung thư, ngừa lão hóa

Nấm Chaga mọc trên thân cây bạch dương, trông như cục tro cháy sém.

Chống ung thư

Nấm Chaga rất giàu chất chống oxy hóa và được cho là có khả năng chống . Chất oxy hóa hay gốc tự do trong cơ thể là nguyên nhân gây tổn thương tế bào. Bởi vậy, chất chống oxy hóa trong nấm Chaga giúp ngăn ngừa những tổn thương đó.

Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy, nấm Chaga có khả năng làm chậm sự phát triển của khối u ở chuột. Các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu tác động của loài nấm này đến tế bào ung thư phổi, ung thư cổ tử cung và ung thư vú. Họ đặt các tế bào ung thư trong một đĩa petri để quan sát. Sau đó, họ nhận thấy tốc độ tăng trưởng các tế bào ung thư này bị làm chậm lại.

Không chỉ vậy, một nghiên cứu đầu năm 2009 tiết lộ rằng, Chaga cùng một số loại nấm khác, có khả năng làm cho các tế bào ung thư tự hủy diệt mà không gây hại đến các tế bào khỏe mạnh. Các hợp chất triterpenes có trong các loại nấm này còn có thể tiêu diệt tế bào ung thư.

 

Loại nấm lạ, giống cục than cháy sém, nhưng lại là 'thần dược' chữa ung thư, ngừa lão hóa

Nấm Chaga được xem là "thần dược" chống ung thư, ngừa lão hóa.

Giảm cholesterol

Nấm Chaga có các đặc tính giúp giảm cholesterol xấu hoặc lipoprotein mật độ thấp (LDL). Cholesterol xấu là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch – một trong những căn bệnh khiến nhiều người chết nhất thế giới. Ngoài việc giảm cholesterol, nấm Chaga còn giúp hạ huyết áp, từ đó làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và nhiều bệnh về tim khác.

Giảm viêm

Nấm chaga có thể giúp điều chỉnh sự sản xuất cytokine - một loại protein giúp điều hòa hệ miễn dịch và kiểm soát các phản ứng viêm trong cơ thể.

Làm chậm lão hóa

Mất cân bằng oxy hóa là nguyên nhân cơ bản gây lão hóa với các dấu hiệu như da nhăn, tóc bạc. Chất chống oxy hóa được xem là "thần dược" giúp chống lão hóa da rất tốt. Trong khi đó, nấm Chaga rất giàu chất chống oxy hóa, các chất này giúp chống lại sự mất cân bằng oxy hóa, từ đó giúp làm chậm quá trình lão hóa.

Hình ảnh cận cảnh loại nấm Chaga hiếm có:

Loại nấm lạ, giống cục than cháy sém, nhưng lại là 'thần dược' chữa ung thư, ngừa lão hóa

Loại nấm lạ, giống cục than cháy sém, nhưng lại là 'thần dược' chữa ung thư, ngừa lão hóa

Loại nấm lạ, giống cục than cháy sém, nhưng lại là 'thần dược' chữa ung thư, ngừa lão hóa

(Theo VTC News)

 

Người đàn ông suýt chết vì đột quỵ, bất ngờ phát hiện mắc u não

- Sau điều trị đột quỵ, người đàn ông 37 tuổi đột ngột yếu nửa người trái, mắt trái nhìn mọi vật từ 1 thành 2.

Bệnh nhân Nguyễn Thành V. (37 tuổi, Bắc Giang) vào viện điều trị lần đầu với các triệu chứng nghi ngờ tai biến mạch máu não. Sau điều trị nội khoa, bệnh nhân đã ổn định trở lại.

Tuy nhiên 3 tháng sau khi ra viện, anh V. thấy người yếu dần rồi đột ngột liệt nửa người trái. Gia đình tiếp tục đưa vào một bệnh viện tại Hà Nội điều trị vì nghi tái phát , tuy nhiên sau thăm khám, bác sĩ không phát hiện ra bệnh, nghi có bất thường ở não nên chuyển anh V. sang bệnh viện K.

TS.BS Nguyễn Đức Liên, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, BV K cho biết, khi anh V. đến khám vào trung tuần tháng 8 vừa qua, ngoài liệt nửa người trái, phải ngồi xe lăn, mắt trái bệnh nhân còn xuất hiện tình trạng song thị, nhìn 1 thành 2, đau đầu nhiều, ăn uống khó, dễ sặc. 

Người đàn ông suýt chết vì đột quỵ, bất ngờ phát hiện mắc u não
Hình ảnh khối u ở thân não nhìn rõ trên phim cộng hưởng từ


Sau chụp cộng hưởng từ, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc , chiếm 2/3 chu vi cầu não. Đây là khu vực có chức năng liên quan đến thở, vận động, nuốt, ảnh hưởng nhịp tim, liệt và các phản xạ ho khạc, nuốt. 

Theo BS Liên, trường hợp này nếu không can thiệp thì bệnh sẽ nặng lên theo thời gian, nếu mổ có nguy cơ gặp rủi ro rất lớn, trường hợp nhẹ phải mở khí quản thời gian dài, ăn xông và liệt nặng thêm, trường hợp xấu, bệnh nhân sẽ phải thở máy vĩnh viễn.

Do ca bệnh phức tạp, BV K đã tổ chức hội chẩn nhiều chuyên khoa. Phía gia đình mong muốn được mổ ngay nhưng ca mổ phải lui đến 2 tuần sau đó do các bác sĩ cần xem xét kĩ hơn tình trạng bệnh cũng như chụp mạch não để kiểm tra có tổn thương khác hay không.

Ngày 27/9,  bệnh nhân lên bàn mổ. Ca mổ căng thẳng kéo dài 4 tiếng với sự hỗ trợ của hàng loạt thiết bị hiện đại như kính hiển vi, hệ thống định vị. Bác sĩ chọn đường mổ sau gáy dài 4cm, trường mổ trong phạm vi nhỏ hẹp 1cm nhưng không gây tổn thương dây thần kinh xung quanh, lấy được triệt để khối u, kích thước 3cm.

"Quyết định mổ lúc đó là thách thức rất lớn vì thể tích cầu não rất bé, trong khi khối u chiếm đến 2/3 chu vi. Ekip gây mê và hồi sức đặc biệt quan trọng, trong quá trình mổ, nếu làm não phù thì bác sĩ không còn đường vào vì vị trí khối u ở rất sâu, cách bề mặt da đầu 8-10cm, trong khi xung quanh toàn là các mạch máu thần kinh quan trọng", TS Liên chia sẻ.

Người đàn ông suýt chết vì đột quỵ, bất ngờ phát hiện mắc u não
Bệnh nhân hồi phục tốt sau phẫu thuật


Sau mổ 1 ngày, bệnh nhân đã cai được máy thở, sau 2 ngày bắt đầu ngồi dậy, sau 3 ngày tập đi và đến ngày thứ 5 đã có thể đi lại và nói chuyện như bình thường. 

Đau đầu dai dẳng cần nghĩ đến khối u não

 

TS Liên cho biết, trường hợp khối u của bệnh nhân V. là u máu thể hang, u lành nhưng ở vị trí hiểm ác nên vẫn là thách thức với các bác sĩ điều trị.

Dạng u này hay gặp ở bán cầu đại não, các trường hợp ở thân não chiếm tỉ lệ nhỏ, thường sẽ khiến bệnh nhân bị liệt, không ăn uống được, thậm chí có trường hợp bị suy hô hấp.

Nếu không phẫu thuật kịp thời, khối u sẽ tự chảy máu, bệnh nhân liên tiếp mất dần các chức năng. Vị trí ở thân não luôn là thách thức với các phẫu thuật viên, yêu cầu bác sĩ phải có hiểu biết rõ về giải phẫu, kinh nghiệm mổ và khéo léo mới có thể can thiệp được khối u.

TS Liên cho biết, u máu thể hang hay gặp ở độ tuổi trung niên với các triệu chứng như đau đầu dai dẳng tái đi tái lại, có cơn ngất không rõ nguyên nhân, nhiều trường hợp có các dấu hiệu đột quỵ thoáng qua, nếu không chụp cộng hưởng từ sẽ dễ bỏ qua, do đó người bệnh cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định kịp thời.

Để điều trị, bác sĩ phải hội chẩn kĩ vì phụ thuộc vào tuổi bệnh nhân, kích thước, vị trí khối u. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính nhằm chữa khỏi bệnh khi cắt bỏ được tổn thương. Một số trường hợp cần điều trị các di chứng do u gây ra như động kinh...

Thúy Hạnh

Sau khi thấy biểu hiện bất thường như mới 26 tuổi đã yếu sinh lý, khát nước rất nhiều, chàng trai đã đến bệnh viện kiểm tra và chết lặng khi bác sĩ thông báo mắc ung thư.

Não là cơ quan rất quan trọng và nhạy cảm. Bạn hãy nhớ 5 xử trí ban đầu dưới đây khi gặp người tai biến mạch máu não để cứu sống họ nhé.  

Không ít quý ông đến nam khoa khám vì... yếu bất thường nhưng không ra bệnh, đến khi chụp chiếu phát hiện trong não có khối u.

Bác sĩ thần kinh của Trung tâm não và cột sống Weill Cornell cho biết: "Các triệu chứng của khối u phụ thuộc vào vị trí của nó".

Khối máu tụ trong não bệnh nhân không ngừng lan rộng, buộc bác sĩ phải mở hộp sọ để cứu bệnh nhân.

 

‘Đánh răng là đủ, sao phải Listerine?’: Những con số biết nói

12.323 mẫu thử được phát đến tay người tiêu dùng trong 2 tuần; hơn 16.000 người được tìm hiểu thông tin về giải pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện là những con số ấn tượng của chương trình "Bạn nghĩ đánh răng là đủ, sao phải Listerine?".

'Đánh răng là đủ, sao phải Listerine?': Những con số biết nói
 

Vũ Minh

 

Dù ham muốn đến mấy cũng tuyệt đối không 'yêu' trong tình huống này

Tình dục là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, một trong những yếu tố gắn kết tình cảm vợ chồng. Tuy nhiên, một số thời điểm, "yêu" lại gây hại sức khỏe.

Để cuộc sống vợ chồng luôn hài hòa, tình dục là một trong những yếu tố quan trọng. Chuyện "chăn gối" phong phú có thể làm cho cuộc sống trở nên đầy màu sắc hơn. Nhưng không phải thời điểm nào cũng thích hợp cho việc "giao ban". Có thời điểm làm chuyện ấy sẽ không có hiệu quả mà còn nguy hiểm tới sức khoẻ của bản thân và đối phương.

1. Chênh lệch nhiều tuổi

Nếu sự khác biệt về tuổi tác giữa nam và nữ quá lớn, sự chênh lệch thể lực sẽ gây ảnh hưởng đến người có độ tuổi lớn hơn. Sức khỏe yếu + vận động quá sức sẽ dễ bị tăng nhịp tim, dẫn đến các dây thần kinh giao cảm bị kích thích, tăng huyết áp và co mạch có thể dẫn đến vỡ mạch máu và thậm chí tử vong đột ngột.

2. Sau khi uống chất kích thích

Một số người nghĩ rằng uống rượu, cà phê hay các đồ uống kích thích khác có thể tăng khoái cảm khi quan hệ tình dục, nhưng đồng thời tốc độ lưu thông máu và huyết áp cũng lên cao, dễ gây ra bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não.

Dù ham muốn đến mấy cũng tuyệt đối không 'yêu'  trong tình huống này

Hãy đảm bảo khi quan hệ tình dục, bạn và đối phương ở trong trạng thái khỏe mạnh và tự nhiên nhất

3. Tác động của thuốc

Để có thể cải thiện "phong độ" trên giường, một số người đàn ông thường sử dụng một số loại thuốc kích thích. Nhưng khi cơ địa yếu hoặc lạm dụng, họ có thể bị chịu cường độ quá mạnh khi quan hệ, nhiều khả năng dẫn đến cái chết đột ngột.

 

4. Mắc bệnh dễ đột quỵ

Bệnh nhân bị bệnh tim, bệnh tim mạch vành và huyết áp cao khi phấn khích quá mức trong lúc quan hệ tình dục sẽ bị tăng huyết áp đột ngột, tim bị quá tải, gây vỡ mạch máu não và một số cơn đột quỵ xuất huyết, cuối cùng có thể dẫn đến cái chết đột ngột. Do đó, bệnh nhân mắc những chứng bệnh nói trên cần phải cẩn thận trong cuộc sống tình dục của họ.

Dù ham muốn đến mấy cũng tuyệt đối không 'yêu' trong tình huống này

Khi có bệnh trong người, hãy luôn cẩn thận trong mỗi cuộc "yêu"

5. Mệt mỏi quá mức

Không phải thời điểm nào cũng có thể , bởi khi quan hệ tình dục sẽ đốt cháy rất nhiều năng lượng, thông thường sau khi "quan hệ" xong cơ thể sẽ có cảm giác mệt, buồn ngủ. Vì vậy, bạn nên chọn thời điểm nào sung sức nhất và khoẻ mạnh nhất để quan hệ tình dục, tránh tình trạng sau khi lao động nặng nhọc nhưng vẫn cố "quan hệ", dễ dẫn đến nguy cơ tử vong.

6. Khi vừa tắm xong

Tắm có tác dụng tăng cường lưu thông máu, làm các mạch máu giãn nở, tuần hoàn máu tốt hơn. Vì thế, việc quan hệ tình dục ngay khi tắm xong sẽ làm gia tăng tuần hoàn máu  ở cơ quan sinh dục, dễ bị xung huyết , mất cân bằng máu, ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng tình dục.

An An(Dịch theo Jiaodong)

Theo thói quen hàng ngày, có những hành động gây tổn thương đến cơ thể mà không hay biết, đặc biệt là đối với dương vật - bộ phận vô cùng nhạy cảm và yếu ớt của cánh mày râu.

Trong bữa tiệc sinh nhật bạn, anh Hoàng được bạn giới thiệu một cô gái là 'rau sạch' nên không đề phòng. Một thời gian sau, anh tá hỏa khi thấy vùng kín của mình khó chịu, ngứa ngáy.

Nghiên cứu đã chứng minh, những người đàn ông không ăn đủ chất hoặc thiếu protein có tinh trùng kém chất lượng và có nhiều khả năng sinh con thừa cân.

 

Tay chân miệng ở Hà Nội tăng gấp đôi, nhiều trẻ bị biến chứng não

- So với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc tay chân miệng tại Hà Nội đã tăng gấp đôi với trên 1.600 ca mắc.

Tỉ lệ biến chứng viêm não cao gấp 4 lần

Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, số ca  tích lũy từ đầu năm đến nay trên địa bàn là hơn 1.600 ca, so với cùng kỳ năm ngoái đã tăng gần gấp đôi, tuy nhiên không đột biến do số ca mắc trung bình trong nhiều năm trở lại đây đều dao động từ 2.000 – 4.000 ca. Trong đó, mức 4.000 ca là đỉnh dịch năm 2011. Hiện tại, trung bình mỗi tuần có thêm 30-50 ca mắc mới.

Tại BV Nhi TƯ, từ đầu đến nay, bệnh viện tiếp nhận hơn 770 trường hợp mắc tay chân miệng, hiện tại 12 trẻ đang nằm điều trị tại khoa Truyền nhiễm. Trong khi cả năm 2017, BV Nhi TƯ mới tiếp nhận hơn 200 ca tay chân miệng.

Tay chân miệng ở Hà Nội tăng gấp đôi, nhiều trẻ bị biến chứng não
Trẻ mắc tay chân miệng đang điều trị tại BV Nhi TƯ


ThS.BS Trần Thị Thu Hương, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết, so với cùng kỳ năm 2017, số trẻ nhập viện do tay chân miệng tăng gấp 4, trong đó có nhiều ca biến chứng nặng vào tim, phổi, não, riêng biến chứng viêm não chiếm 15-20%, trong khi mọi năm tỉ lệ này dưới 5%.

Đáng lưu ý, phần lớn mẫu bệnh phẩm của BV Nhi TƯ gửi sang Viện Dịch tễ TƯ xét nghiệm tìm căn nguyên gây bệnh tay chân miệng đều nhiễm chủng EV71.

Tại BV Việt Nam - Cuba, TS Nguyễn Thị Anh Xuân, Trưởng khoa Nhi cho biết, cách đây 1 tháng, trung bình mỗi ngày khoa chỉ tiếp nhận 3-4 tre mắc tay chân miệng, nhưng con số hiện tại đã tăng hơn 2 lần, từ 8-10 ca.

Nếu tính chung cả nước, từ đầu năm đến nay đã có gần 54.000 trường hợp mắc tay chân miệng, 6 trường hợp tử vong tại các tỉnh phía nam.

Trong đó, số ca mắc tại phía Nam chiếm áp đảo, hơn 61.000 ca (chiếm 77,6%), miền Bắc 6.500 ca (10,6%), miền Trung 6.000 ca (10,1%), Tây Nguyên 1.000 ca (1,7%).

Riêng TP.HCM đến nay đã ghi nhận hơn 18.000 ca mắc, hơn 3.500 ca nhập viện, trong đó số ca nhiễm virus EV71 chiếm khoảng 25%.

EV71 gây biến chứng cao hơn 5 lần

Theo các chuyên gia, sở dĩ năm nay dịch tay chân miệng bùng phát mạnh, nhiều ca nặng do sự trở lại của chủng virus EV71 nhưng lại biến chủng gene từ B5 sang C4. Đây là chủng virus đã gây dịch tay chân miệng lớn trên cả nước năm 2011, khiến 70.000 người mắc và hơn 150 ca tử vong.

Theo PGS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, khi nhiễm virus EV71 sẽ gây biến chứng thần kinh cao gấp 5,1 lần so với các chủng virus khác gây tay chân miệng.

 

Đa số các trường hợp tử vong đều phát hiện nhiễm virút EV71: 93% trường hợp tử vong tại Trung Quốc năm 2008-2012, 82% trong vụ dịch tay chân miệng tại Việt Nam năm 2011 và 100% trong số các trường hợp tử vong trong năm nay có lấy mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh.

Số mắc tay chân miệng chủ yếu gặp ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%), trong đó hay gặp ở nhóm từ 1-5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo (chiếm 79%) và dưới 1 tuổi (chiếm 17%).

Đến nay, bệnh lưu hành quanh năm khắp 63 tỉnh thành, tuy nhiên số ca mắc thường tăng nhanh vào tháng 9 - 11 hàng năm, đặc biệt dịp đầu năm học mới.

Bệnh tay chân miệng gây ra do các loại virus thuộc nhóm đường ruột, gồm có: Coxsackie, Echo và các virus đường ruột khác, trong đó hay gặp là virus EV71 và Coxsackie A16. EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong.

Bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá, do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường kém, không thường xuyên rửa tay xà phòng cho trẻ em.

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các dấu hiệu đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.

Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Do đó các gia đình cần chủ động phòng bệnh bằng các thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; thực hiện ăn chín, uống chín, giữ môi trường sống, các đồ dùng luôn sạch sẽ.

Thúy Hạnh

Qua 3 ngày điều trị cho con bằng thuốc hạ sốt không có tác dụng, sức khỏe bé yếu dần, người mẹ mới đưa đi cấp cứu.

Để kịp thời cấp cứu cho trẻ nhập viện vì tay chân miệng, căng tin cũng trở thành nơi các bác sĩ tận dụng làm phòng bệnh.

Cả nước đã ghi nhận 6 ca tử vong do tay chân miệng, Bộ Y tế yêu cầu tất cả các tỉnh thành tăng cường chống dịch khẩn.

Lượng bệnh nhi nhập viện vì bệnh tay chân miệng trong những ngày qua tăng gấp 5 lần so với ngày thường, khiến các y bác sĩ phải gồng mình cứu chữa.

Trẻ nhập viện vì tay chân miệng tăng gấp 5 lần khiến các y bác sĩ phải gồng mình cấp cứu. 2 bệnh nhi phải nằm chung một giường bệnh, tay chân bị cột chặt vào thành giường, tránh co giật.

 

55/63 đơn vị kiểm nghiệm thực phẩm đạt chuẩn ISO

 - Việt Nam có 55/63 đơn vị kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025 về thực hiện, thực hành phòng kiểm nghiệm tốt.

Tại hội nghị kiểm nghiệm thực phẩm 2018 sáng 4/10, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam có 55/63 đơn vị kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025 về thực hiện, thực hành phòng kiểm nghiệm tốt. 

Hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm của Việt Nam hiện nay về cơ bản đã tiếp cận được với thế giới. Riêng về hệ thống kiểm nghiệm của Việt Nam trong ngành Y tế có 15 cơ quan kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu. 

Trong công tác kiểm nghiệm thực phẩm, ông Phong nhấn mạnh, kết quả kiểm nghiệm phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó ngoài phương pháp thử, thiết bị, con người thì quan trọng nhất đó là vấn đề lấy mẫu. Bộ Y tế đã ban hành Thông 14 quy định về người lấy mẫu phải được tập huấn, cấp chứng chỉ chứ không phải ai cũng có thể đi lấy mẫu gửi kiểm nghiệm.

 

Việc lấy mẫu cần tuân thủ các tiêu chí: phương pháp lấy mẫu phải đúng, đảm bảo tính đại diện, tính khách quan; phương pháp vận chuyển mẫu, bảo quản mẫu và phải đảm bảo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế...

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường hệ thống kiểm nghiệm có trang thiết bị hiện đại, chính xác vẫn chủ yếu tập trung tại tuyến trung ương. Bộ Y tế đang nâng cao năng lực kiểm nghiệm đối với tuyến địa phương bằng cách cải tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm nghiệm.

An An

Chiều nay là hạn cuối cùng để cơ sở cơm tấm Kiều Giang bổ sung các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ 1.029kg phụ gia bị ngành chức năng niêm phong, nếu không sẽ bị tiêu hủy.

Cơm tấm Kiều Giang bị xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm 2 lỗi trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.

TP Đà Nẵng vừa có thông cáo chính thức vụ 2 mẹ con tử vong và người chồng nguy kịch nghi do ngộ độc thực phẩm.

 

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

Công trình Nobel Y học 2018 được ứng dụng điều trị ung thư tại Việt Nam

- Cùng dựa trên nguyên tắc tăng cường miễn dịch cơ thể, gần 2 năm nay, trường ĐH Y Hà Nội đang ứng dụng liệu pháp tế bào miễn dịch để điều trị ung thư.

Mang liệu pháp điều trị ung thư từ Nhật về Việt Nam

Giải Nobel Y học 2018 vừa được trao cho 2 nhà khoa học danh tiếng là GS Tasuku Honjo (76 tuổi, ĐH Kyoto, Nhật Bản) và GS James P. Allison (70 tuổi, ĐH Texas, Mỹ). Cả 2 cùng nghiên cứu ra một liệu pháp điều trị ung thư mới, kích hoạt tế bào miễn dịch của cơ thể để chúng nhận ra và tiêu diệt tế bào ung thư.

GS Tạ Thành Văn, Phó hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội là học trò người Việt Nam đầu tiên của GS Tasuku Honjo, biết đến các công bố rất nổi tiếng của GS Honjo trên các tạp chí hàng đầu thế giới từ cuối thế kỷ trước, khi ông đang làm thực tập sinh sau tiến sĩ tại Mỹ.

Sau đó GS Văn đã liên hệ để được tiếp tục nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của GS Tasuku Honjo, khi đó đang là Trưởng khoa Y của ĐH Kyoto và được GS chấp nhận sau vòng phỏng vấn. Thời điểm đó, GS Honjo hướng dẫn gần 40 nghiên cứu sinh và hệ sau tiến sĩ.

Công trình Nobel Y học 2018 được ứng dụng điều trị ung thư  tại Việt Nam
GS Tạ Thành Văn cùng thầy là GS Tasuku Honjo


Nhớ lại, GS Văn gọi đó là những ngày "không thấy mặt trời", làm việc từ sáng sớm tới đêm khuya. Tất cả các học trò của GS Honjo hàng tuần đều phải báo cáo kết quả và đây là cuộc chạy đua giữa các học trò trong cùng phòng thí nghiệm và với các nhóm nghiên cứu cùng lĩnh vực trên thế giới.

GS Văn nhớ một nữ tiến sĩ đồng nghiệp người Nhật sau 3 tháng đã phải tự viết đơn xin thôi việc chỉ vì áp lực tinh thần do không thể làm ra kết quả như mong đợi dù đã cố gắng làm việc ngày đêm.

Ngay thời điểm những năm 2001, cộng đồng khoa học đều đã nghĩ GS Tasuku Honjo chắc chắn sẽ được nhận được giải Nobel vì ông có rất nhiều phát minh lớn có tính chất đột phá liên quan đến lĩnh vực miễn dịch học.

Sau gần 3 năm thực tập sinh sau tiến sĩ tại phòng nghiên cứu của GS Honjo, dù đã có công trình được công bố trên một trong những tạp chí khoa học nổi tiếng nhất thế giới song GS Văn đã xin phép thầy về nước, khước từ mức lương hậu hĩnh của các doanh nghiệp và vị trí tốt ở các viện nghiên cứu nổi tiếng của Nhật.

Trước khi về, GS Honjo đưa ra lời khuyên: Khi về nước, cần tích cực tham dự các hội nghị khoa học quốc tế để giới khoa học Việt Nam biết mình có thể làm được gì và biết nhu cầu nền khoa học trong nước đang cần gì. Đồng thời khuyên GS Văn nên có nhóm nghiên cứu của riêng mình và hứa sẽ đào tạo giúp. Cho đến nay, GS Honjo cũng mới chỉ đào tạo 4 học trò người Việt.

Nói rõ thêm về giải Nobel Y học 2018, GS Văn cho biết, ngoài các phương pháp điều trị ung thư kinh điển, khoảng 10 năm trở lại, thế giới biết đến liệu pháp miễn dịch dựa trên nguyên tắc tăng cường sức đề kháng hệ miễn dịch của cơ thể.

"Mỗi ngày, 1 người bình thường sản sinh ra vài ngàn tế bào bất thường – tế bào tiền ung thư. Khi cơ thể khoẻ mạnh, hệ thống miễn dịch sẽ nhận diện được các tế bào này, cô lập và tiêu diệt chúng. Nhưng khi cơ thể có sức đề kháng kém, các tế bào bất thường sẽ trốn thoát khỏi hệ miễn dịch và khu trú ở một cơ quan nào đó rồi phát triển thành khối u ung thư", GS Văn giải thích.

Căn cứ vào nguyên lý đó, cả GS Tasuku Honjo và GS James P. Allison đều tìm ra lý do vì sao tế bào ung thư lại "trốn thoát" khỏi sự tiêu diệt của các tế bào miễn dịch. Trong đó GS Honjo phát hiện ra thụ thể PD-1, GS Allison phát hiện ra thụ thể CLTA-4.

Khi tiếp xúc với tế bào miễn dịch, tế bào ung thư làm bất hoạt 2 thụ thể nói trên khiến tế bào miễn dịch không nhận ra tế bào ung thư. Nhờ phát minh của 2 giáo sư, ngành dược đã sản xuất ra kháng thể kháng lại 2 thụ thể PD-1 và CLTA-4, giúp tế bào miễn dịch nhận ra tế bào ung thư để tiêu diệt đích.

Phương pháp này đã được thế giới áp dụng và được coi là phương pháp chính thức để điều trị ung thư, có hướng dẫn cụ thể.

Tại Việt Nam, GS Văn cùng cộng sự tại ĐH Y Hà Nội đã ứng dụng liệu pháp tế bào miễn dịch trị liệu tự thân từ đầu năm 2017, theo cơ chế tương tự song với hướng tiếp cận khác thông qua sự chuyển giao công nghệ của các chuyên gia Nhật Bản.

 

75 bệnh nhân đầu tiên được điều trị

GS Văn cho biết, các nhà khoa học trường ĐH Y Hà Nội dựa trên nguyên tắc của công trình đạt giải Nobel là tăng cường chức năng của hệ miễn dịch trong cơ thể bệnh nhân nhưng theo hướng tiếp cận hơi khác, thông qua việc phân lập tế bào miễn dịch, tăng sinh và hoạt hoá ngoài cơ thể rồi đưa lại vào cơ thể bệnh nhân.

Từ 10-30ml máu ngoại vi, các nhà khoa học sẽ tách được vài triệu tế bào miễn dịch, sau đó nhân lên và biệt hoá được vài tỉ tế bào rồi truyền lại cho bệnh nhân, tạo ra hàng rào tế bào miễn dịch đủ mạnh và đặc hiệu để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Một liệu trình điều trị gồm 3 tháng, 6 lần truyền, mỗi lần cách nhau 2 tuần. 

Công trình Nobel Y học 2018 được ứng dụng điều trị ung thư tại Việt Nam
Phương pháp miễn dịch tế bào sẽ giúp cơ thể tạo ra hàng rào miễn dịch đủ mạnh để chống lại các tế bào ung thư


Hiện đề tài này đã được Bộ Y tế phê duyệt và đã thử nghiệm lâm sàng được gần 2 năm trên 75 bệnh nhân mắc 5 loại ung thư phổ biến: Phổi, gan, vú, dạ dày và đại trực tràng ở giai đoạn 3b và 4.

Theo GS Văn, những kết quả thu được ban đầu rất khả quan, giúp các bệnh nhân ung thư cải thiện rất rõ rệt về triệu chứng lâm sàng như: Ăn được, ngủ tốt hơn, bớt đau, thể trạng cải thiện, chất lượng sống được nâng cao, chưa ghi nhận phản ứng phụ.

Một số bệnh nhân đáp ứng rất tốt, có trường hợp ở ranh giới sống – chết nhưng giờ đã khoẻ mạnh bình thường. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đang tiếp tục đánh giá về hiệu quả dài lâu của phương pháp này.

Theo kết quả điều trị tại Nhật, khi áp dụng liệu pháp này, khoảng 60% bệnh nhân có cải thiện các triệu chứng lâm sàng, 3% bệnh nhân giai đoạn 3b và 4 có khối u di căn không phát triển hoặc biến mất.

Tuy nhiên GS Văn lưu ý, phương pháp tế bào miễn dịch trị liệu là phương pháp điều trị hỗ trợ, dùng kết hợp với các phương pháp điều trị truyền thống khác. Ở giai đoạn sớm, vẫn ưu tiên các phương pháp truyền thống như phẫu thuật, xạ trị, hoá trị hay điều trị đích.

Hiện tại, có hàng trăm bệnh nhân đang chờ để được áp dụng phương pháp này, tuy nhiên GS Văn cho biết, sẽ cần thêm hơn 1 năm nữa để kết thúc thử nghiệm lâm sàng. Sau đó nhóm nghiên cứu sẽ báo cáo lên Hội đồng Y đức và Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế, từ đó mới xem xét, quyết định có được áp dụng rộng rãi hay không.

Thúy Hạnh

Là người Hà Nội, bệnh nhân vẫn tin vào bác sĩ Google, bôi nước mắm chữa ung thư, số khác đắp lá, cao để hút... khối u.

Bé gái 2 tuổi mắc ung thư ở giai đoạn rất sớm, bác sĩ BV K tìm mọi cách thuyết phục nhưng gia đình vẫn kiên quyết đưa con về chữa thuốc nam.

Nói đến loại rau giúp con người phòng chống ung thư, bông cải xanh được mệnh danh là "loại rau chống ung thư số 1".

Sau hơn 2 năm, hình ảnh cố thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm từ chối chữa ung thư để sinh con được gợi lại, đong đầy cảm xúc về tình mẫu tử thiêng liêng.

T. đã từng có thời gian 5-6 năm thức khuya đến tận sáng, thỉnh thoảng nhịn ăn và uống thuốc giảm cân.    

Thức ăn được coi là thuốc, đã là thuốc sẽ có tác dụng phụ. Đồ ăn ngon thì thường có hại.  

 

Công nhân bị máy cưa cắt ngang bụng, đứt ruột

 - Nam công nhân bị máy cưa cắt ngang bụng, đứt ruột vào phòng mổ cấp cứu trong tình trạng ngưng tim ngưng thở.

Anh L.T.G. (43 tuổi, ngụ Long Thành, Đồng Nai) được đưa tới bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức (TP.HCM) cấp cứu trong tình trạng da niêm nhợt nhạt, lơ mơ, vã mồ hôi, mạch không bắt được, huyết áp không đo được, thở ngáp cá và có vết thương toác thành bụng từ rốn đến giữa đùi trái, đang lòi ruột ra ngoài.

Công nhân bị máy cưa cắt ngang bụng, đứt ruột
Nam công nhân bị máy cưa cắt ngang bụng, đứt ruột

Theo đồng nghiệp, trước lúc nhập viện, anh G. cầm máy cưa làm việc nhưng không may áo vướng vào lưỡi cưa. Khi anh G. té ngã, bị cưa cắt ngang vào vùng bụng. Phát hiện vụ , các công nhân làm cùng vội rút cưa ra, đưa anh này đi cấp cứu.

BS Cao Tấn Phước - Giám đốc BVĐK khu vực Thủ Đức cho hay, nhận định bệnh nhân sốc mất máu nguy kịch, bác sĩ khoa cấp cứu đã sơ cứu, kích hoạt báo động đỏ nội viện và chuyển lên phòng mổ chỉ sau 2 phút.

Tuy nhiên, lúc đang nằm trên băng ca, người bệnh ngưng tim ngưng thở. Bác sĩ nhanh chóng hồi sức tim phổi tích cực trên đường chuyển vào phòng mổ cấp cứu.

Quá trình mổ, phẫu thuật viên xác định bệnh nhân bị đứt động mạch chậu ngoài bên trái 8cm, rách tĩnh mạch chậu ngoài trái 6cm, đứt đôi đại tràng sigma, thủng hồi tràng 2 vị trí cách góc hồi manh tràng 1.5m.

Do vết thương phức tạp, nguy cơ bệnh nhân tử vong trên bàn mổ, BVĐK khu vực Thủ Đức đã báo động đỏ liên viện tới BV Nhân dân Gia Định.

Công nhân bị máy cưa cắt ngang bụng, đứt ruột
Nam công nhân qua cơn nguy kịch sau ca mổ kéo dài 6 giờ
 

Qua cuộc phẫu thuật kéo dài 6 giờ, bác sĩ 2 bệnh viện đã dùng mảnh ghép nối động mạch chậu ngoài, khâu phục hồi tĩnh mạch chậu ngoài, cắt đoạn hỗng tràng nối tận tận, đóng bít đầu dưới đoạn đại tràng Sigma và đưa đầu trên ra làm hậu môn nhân tạo.

Quá trình mổ, bệnh nhân được truyền 13 đơn vị hồng cầu lắng và 8 đơn vị huyết tương tươi.

Hiện nam công nhân đã qua cơn nguy kịch, nhưng tiên lượng còn nặng, có nguy cơ tắc mạch, xuất huyết, tổn thương đa cơ quan và đang được theo dõi tích cực.

Qua 3 ngày điều trị cho con bằng thuốc hạ sốt không có tác dụng, sức khỏe bé yếu dần, người mẹ mới đưa đi cấp cứu.

Một bệnh nhân ở Thanh Hóa mổ cắt u buồng trứng, sau khi hoàn thành xong ca mổ, bệnh nhân đi khám lại vẫn còn khối u khiến gia đình bức xúc.

Là người Hà Nội, bệnh nhân vẫn tin vào bác sĩ Google, bôi nước mắm chữa ung thư, số khác đắp lá, cao để hút... khối u.

Khối máu tụ trong não bệnh nhân không ngừng lan rộng, buộc bác sĩ phải mở hộp sọ để cứu bệnh nhân.

Sau khi khiến dư luận chú ý bằng đám cưới với chàng trai 28 tuổi, cụ bà 78 tuổi tiếp tục gây sốc khi tiết lộ mang thai tháng thứ bảy, sau 11 tháng kết hôn.

Bé trai 5 ngày tuổi buộc phải cắt bỏ 80cm ruột do bị hoại tử, dù trước đó chỉ có triệu chứng nôn trớ nhiều.

Văn Đức

 

Đình chỉ trưởng khoa mổ u buồng trứng xong vẫn còn nguyên

 - Một bệnh nhân ở Thanh Hóa mổ cắt u buồng trứng, sau khi hoàn thành xong ca mổ, bệnh nhân đi khám lại vẫn còn khối u khiến gia đình bức xúc.

Ông Hoàng Văn Vinh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh  (xã Đông Lĩnh, TP Thanh Hóa) cho biết, bệnh viện đã quyết định đình chỉ nhiệm vụ Trưởng Khoa sản đối với bác sĩ Nguyễn Duy Thiết để làm rõ trách nhiệm liên quan đến việc mổ cắt u buồng trứng nhưng vẫn còn nguyên cho bệnh nhân.

Đình chỉ trưởng khoa mổ u  buồng trứng xong vẫn còn nguyên
Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh

Cũng theo ông Vinh, mới đây bác sĩ Thiết đã đến gia đình bệnh nhân xin lỗi vì để xảy ra sai sót, đồng thời hỗ trợ gia đình một phần kinh phí nhưng gia đình không chấp nhận.

Trước đó, theo phản ánh của bà Nguyễn Thị Hoa (49 tuổi, quê ở xã Thiệu Chính, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa), tháng 2/2018, bà có biểu hiện sốt, mệt mỏi, chán ăn và được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh khám.

Đình chỉ trưởng khoa  mổ u buồng trứng xong vẫn còn nguyên
Sau khi mổ và điều trị Bệnh viện Phúc Thịnh, bà Hoa đi khám lại vẫn phát hiện còn khối u

Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bà bị u nang buồng trứng và buộc phải mổ cắt bỏ. Bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp mổ cắt u. Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân được điều trị phục hồi tại bệnh viện. Đến ngày 5/3, bệnh nhân xuất viện về nhà.

 

Tuy nhiên, khoảng 10 ngày sau, bà Hoa thấy sức khỏe ngày càng yếu thêm và có các triệu chứng mệt mỏi, sốt, đau đầu, đau bụng.

Đình chỉ trưởng khoa mổ u buồng trứng xong vẫn còn nguyên
Bệnh án của Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh ghi rõ đã cắt bỏ khối u

Gia đình đưa bà Hoa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân khám phát hiện có u lạ. Chưa yên tâm, bà Hoa được người nhà đưa đến Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa khám cũng được chẩn đoán còn khối u buồng trứng.

Tại đây, bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt tử cung bán phần và khối u buồng trứng. Đến ngày 5/4, bệnh nhân đã được xuất viện, đồng thời yêu cầu phía Bệnh viện Phúc Thịnh làm rõ.

Chỉ cần bị vấp té, khối u 4g trong bụng bà Chi sẽ vỡ, gây xuất huyết, đe dọa tính mạng người bệnh.

Mọi ngóc ngách trong dạ dày đều được soi rất kĩ, phát hiện khối u có kích thước rất nhỏ và cắt bỏ ngay.

Bé gái 12 tuổi ở Quảng Ninh được phẫu thuật lấy khối u có răng, da và tóc trong buồng trứng.

Các bác sĩ BV Ðại học Y Hà Nội vừa phẫu thuật cho một bệnh nhân trẻ tuổi bị u tuỷ sống vùng đuôi ngựa.

Sau gần 20 ngày được phẫu thuật cắt khối u khổng lồ, bệnh nhân Nguyễn Văn S. (34 tuổi, ở Nghệ An) đang dần hồi phục.

Lê Dương

 

Bài đăng phổ biến