Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

Cố bắt rắn hổ mang chúa đang ăn gà, người đàn ông bị cắn chết

 - Khi rắn hổ mang chúa đang ăn thịt gà của gia đình, ông Hòa đã tìm cách bắt thì bất ngờ bị con rắn quay lại cắn khiến nạn nhân tử vong ngay sau đó.

Ông Lang Anh Tý, Chủ tịch UBND xã Châu Hội, huyện Qùy Châu (Nghệ An) cho biết, một người đàn ông trong xã vừa bị rắn hổ mang chúa cắn tử vong.

Theo đó, khoảng 21h30 ngày 21/9, ông Lê Xuân Hòa (SN 1959, trú tại xóm 3, xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu) chuẩn bị lên giường nằm ngủ thì nghe tiếng gà kêu bất thường phía sau nhà.

Nghi ngờ có người ăn trộm gà, ông Hòa liền chạy ra kiểm tra phát hiện con rắn hổ mang chúa đang chuẩn bị ăn thịt đàn gà trong chuồng.

Cố bắt rắn hổ mang chúa đang ăn gà, người đàn ông bị cắn chết
Con rắn hổ chúa cắn chết người đàn ông

Ngay lập tức, ông Hòa đã đuổi đánh và bắt sống con rắn. Tuy nhiên, trong quá trình bắt, con rắn bất ngờ quay lại cắn nạn nhân.

Phát hiện sự việc, người thân đã lập tức đưa nạn nhân đến Trung tâm y tế xã Châu Hội để cấp cứu nhưng ông Hòa không qua khỏi.

Chủ tịch UBND xã Châu Hội cho hay, Con rắn sau đó bị người dân vây bắt, đánh chết. Nó dài khoảng 2,5m, nặng gần 2kg. Nạn nhân là người nghèo lâu năm trong bản, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

Lời khuyên bác sỹ khi bị rắn cắn

BS.CK1 Nguyễn Đình Hiệp – Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Quốc tế Vinh chia sẻ, khi bị rắn cắn không nên cho nạn nhân đi lại, người bệnh nằm bất động tay chân, chấn an người bệnh phải bình tĩnh. Chích nặn rửa vết thương dưới vòi nước chảy bằng xà phòng, sau đó sát trùng cồn hoặc rượu.

Trường hợp bệnh nhân khó thở phải hô hấp nhân tạo, hà hơi, hoặc bóp bóng, ép tim; cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị rắn cắn.

Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (cạp nông, cạp nia, rắn hổ mang thường…) dùng vải băng bó vết thương bản to, giúp làm chậm các triệu chứng gây tê liệt thần kinh.

 

"Dùng các băng chun có thể co giản, băng vải quần áo bản to băng chặt nhưng không chặt quá mức. Băng toàn bộ chân tay bị cắn, nẹp cố định lại. Sau đó đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất" – BS Hiệp chia sẻ

Khi bị rắn cắn, người bệnh không được vận động để tránh nọc độc thâm nhập nhanh hơn vào cơ thể (lưu ý khi bị rắn lục cắn thì không băng ép vết thương).

Cũng theo BS Hiệp, một số biện pháp không nên sử dụng khi bị rắn cắn:
- Không ga-rô gây tắc mạch máu ở tay chân vì có thể gây thiếu máu dẫn đến họai tử.

- Dùng miệng hút nọc độc, không chườm đá, đắp thuốc lá lên vết thương hay chữa bằng mẹo sẽ gây hại đến nạn nhân.

- Không nên cố gắng bắt rắn khi bị rắn cắn.

Sau thời gian cho thầy lang chữa rắn cắn, chàng trai 25 tuổi quay trở lại bệnh viện do hoại tử đùi cẳng bàn chân trái, suy đa cơ quan, phải cắt bỏ 1/3 phần đùi chân trở xuống.

Chỉ trong thời gian ngắn, tại khu đô thị Linh Đàm liên tiếp xuất hiện nhiều rắn kích cỡ lớn khiến người dân hoang mang.

Trong một cuộc thử nghiệm, những người tham gia đã cho các loài bò sát như trăn hoặc rắn trườn lên cơ thể của họ theo sự điều khiển của một người hỗ trợ.

Sau khi đưa tới 3 thầy lang chữa trị rắn cắn, vết thương ở chân bé gái bị mưng mủ, lở loét và lòi cả xương ra ngoài.

Quốc Huy

 

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Bé Gấu, con trai cố thiếu úy từ chối chữa ung thư ‘gặp’ lại mẹ

- Sau hơn 2 năm, hình ảnh cố thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm từ chối chữa ung thư để sinh con được gợi lại, đong đầy cảm xúc về tình mẫu tử thiêng liêng.

Có lẽ khoảnh khắc xúc động nhất chương trình gây quỹ hỗ trợ "Ngày mai tươi sáng" ủng hộ bệnh nhân ung thư nghèo tối qua chính là những thước phim cảm động ghi lại câu chuyện từ chối chữa ung thư để sinh con của cố thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm (Hà Tĩnh).

Chị Trâm phát hiện hạch vùng cổ từ khi mang thai 11 tuần, đến tuần 19 mới biết mắc ung thư phổi giai đoạn cuối khi tế bào ung thư đã di căn vào gan, tim. Nhưng để bảo vệ con, mong con chào đời, chị đã không màng đến tính mạng bản thân, từ chối mọi phương pháp điều trị.

"Em nhìn thấy hình ảnh siêu âm của con cựa quậy. Một người mẹ mà khi nhìn thấy con mình cựa quậy chẳng ai mà lỡ bỏ", chị Trâm chia sẻ trên giường bệnh cách đây hơn 2 năm.

Suốt nhiều tuần sau đó chị phải nằm tại BV K điều trị, mong con lớn từng ngày trong bụng. Khối u lớn dần ở trung thất khiến chị khó thở kèm theo tràn khí màng phổi, hạch dày đặc 2 bên cổ khiến chị không thể nằm mà phải ngồi suốt 24/24 giờ trong gần 1 tháng.

Bé Gấu, con trai cố thiếu úy từ chối chữa ung thư 'gặp' lại mẹ
Thiếu úy Huyền Trâm gặp con trai lần đầu và lần cuối tại BV Phụ sản Trung ương tháng 7/2016.


Khi thai được 29 tuần cũng là lúc tình trạng bệnh của thiếu úy Trâm nặng dần lên, suy hô hấp nặng, nếu không mổ lấy thai sẽ nguy hiểm tính mạng cả mẹ và con. Ngày 10/7/2016, ca mổ có một không hai tại Việt Nam diễn ra với sự phối hợp của gần 20 bác sĩ BV K và BV Phụ sản TƯ. Do không thể gây mê và không thể nằm, ca mổ bắt con diễn ra trong tư thế ngồi.

Ca mổ thành công như một phép màu, bé Gấu chào đời với cân nặng 1,2kg, được chuyển thẳng sang BV Phụ sản TƯ điều trị do bị suy hô hấp. 11 ngày sau, chị Trâm có cuộc gặp đặc biệt với con trai.

Cuộc gặp kéo dài 1,5 giờ trước khi thiếu úy Huyền Trâm được đưa về Hà Tĩnh. Nhìn con qua lồng kính, chị Trâm âu yếm nhắn nhủ con: "Phải mạnh mẽ nghe chưa! Mạnh mẽ đồng hành cùng mẹ nghe chưa!". Đó là cuộc gặp đầu tiên và cũng là cuộc gặp duy nhất của 2 mẹ con.

Bé Gấu là động lực để chị có thêm nghị lực sống. Nhưng điều kỳ diệu đã không xảy ra. Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm trút hơi thở cuối cùng vào 27/7/2016 khi mới 25 tuổi.

Bé Gấu, con trai cố thiếu úy từ chối chữa ung thư 'gặp' lại mẹ
Anh Trần Mạnh Hà xúc động không nói nên lời khi xem lại những thước phim về vợ mình. Bé Gấu đã lớn khôn và bắt đầu đến lớp.


Câu chuyện hơn 2 năm trước được tái hiện đầy đủ như những thước phim quay chậm khiến tất thảy khán phòng không cầm được nước mắt. Phía dưới, 2 bố con bé Gấu cũng có mặt, xúc động không nói nên lời.

Nghẹn ngào, anh Trần Mạnh Hà (bố bé Gấu) cho biết, hiện con trai đã được 26 tháng, nặng 12kg và đã bắt đầu đến lớp, khoẻ mạnh, ngoan ngoãn. Suốt hơn 2 năm qua là quãng thời gian khó khăn của gia đình, nhưng nhờ sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là bà ngoại, bố con anh đã mạnh mẽ vượt lên hoàn cảnh.

"Hãy luôn tự tin vượt qua các khó khăn vì cuộc sống luôn tươi đẹp", bố bé Gấu gửi lời nhắn gửi đến tất cả bệnh nhân ung thư và người nhà. 

 
Bé Gấu, con trai cố thiếu úy từ chối chữa ung thư 'gặp' lại mẹ
Giám đốc BV K Trần Văn Thuấn tặng quà cho bé Gấu


Với hơn 300.000 bệnh nhân tại Việt Nam, bệnh ung thư không chỉ là cuộc chiến của chính các bệnh nhân, của gia đình mà còn là cuộc chiến của các y, bác sĩ – những người không bao giờ muốn buông tay trước bất kỳ số phận nào.

GS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV cho biết, bệnh ung thư đang là vấn đề lớn với sức khoẻ cộng đồng, có thể mắc ở mọi lứa tuổi, không kể giàu nghèo. Đáng chú ý, phần lớn trường hợp đến khám, chữa đều đã ở giai đoạn muộn, phần nhiều rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn do chữa bệnh dài ngày, tốn kém.

Bé Gấu, con trai cố thiếu úy từ chối chữa ung thư 'gặp' lại  mẹ
Các bệnh nhi ung thư tại chương trình 


Nhiều trường hợp nghèo khó đến thương tâm khi biết chắc có thể chữa khỏi nếu được điều trị nhưng phải từ chối do quá khả năng kinh tế của gia đình. Không ít các trường hợp, nhân viên y tế phải quyên tiền giúp bệnh nhân, đôi khi chỉ đủ kinh phí để về quê.

Xuất phát từ ý tưởng làm sao giúp được bệnh nhân ung thư nghèo hơn nữa, quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư "Ngày mai tươi sáng" ra đời.

Trải qua 7 năm, quỹ đã tặng quà cho hơn 21.000 bệnh nhân ung thư khắp cả nước với số tiền trên 27 tỉ đồng và dành hơn 400 tỉ đồng để hỗ trợ thuốc.


Thúy Hạnh

Bé Gấu, con trai cố thiếu úy Huyền Trâm - người từ chối điều trị ung thư để giữ con và qua đời khi mới 26 tuổi, giờ đã bi bô tập nói.

Phát hiện bị ung thư phổi giai đoạn cuối khi đang mang thai 11 tuần nhưng người mẹ trẻ kiên quyết không điều trị để giọt máu của mình được lớn từng ngày.

Các bác sĩ bệnh viện K đang phải cố từng ngày để hồi sức cho bệnh nhân, đợi sức khỏe ổn định hơn mới có hy vọng để điều trị ung thư.

Sau hơn hai tuần mổ bắt con, chiều nay nữ chiến sĩ Huyền Trâm đã trút hơi thở cuối cùng vì căn bệnh ung thư.

Sau 50 ngày chăm sóc đặc biệt, bé Trần Gấu (con của thiếu uý Đậu Thị Huyền Trâm) đã được xuất viện với cân nặng 1,8kg.

 

Cẩn trọng các bệnh về mắt, mũi lúc giao mùa

Thời điểm giao mùa là cơ hội cho virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cha, mẹ nên cẩn trọng với các bệnh về mắt, mũi… ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Các bệnh về mắt, mũi thời điểm giao mùa

Đau mắt đỏ: Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm màng kết. Vào thời điểm giao mùa hè sang thu, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… nên khiến cho hệ thống miễn dịch và sức đề kháng bị suy yếu đi nhiều, cơ thể mất khả năng phòng bệnh nên dễ bị virus gây bệnh tấn công. Đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt, mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt…

Phòng tránh: Để chữa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả nhất phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội - Phó trưởng khoa Miễn dịch dị ứng Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Đặc biệt, trong 3 tháng đầu sau sinh, mắt trẻ rất dễ bị viêm, ghèn vì tiếp xúc với dịch ối và phần sinh dục dưới của mẹ nên cần vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý được chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh đơn liều, vô trùng, tránh lây nhiễm chéo".

Cẩn trọng các bệnh về mắt, mũi lúc giao mùa
Viêm mũi cấp tính ở trẻ sơ sinh

Viêm mũi cấp tính ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất phổ biến và trẻ thường hay mắc ở thời điểm thời giao mùa, với các triệu chứng như: Ngứa mũi, hắt hơi, nặng đầu, đau mỏi chân tay và sốt. Vì trẻ chưa biết nói nên biểu hiện ban ngày thường nằm im lìm, ban đêm hay quấy khóc bắt mẹ bế. Nếu quan sát kỹ 2 hốc mũi trẻ thì sẽ thấy sung huyết đỏ và ứ đọng nhiều dịch.

Bệnh viêm mũi ở trẻ sơ sinh thường kéo dài từ 3 - 5 ngày thì thuyên giảm, nước mũi bớt chảy. Trẻ thở thông và hết sốt, nhưng triệu chứng tiêu chảy và nôn thì còn kéo dài sau đó 2 ngày nữa. Viêm mũi ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai xương chũm cấp diễn với hội chứng nhiễm độc thần kinh, phế quản phế viêm, áp xe thành sau họng.

Cảm cúm: Trẻ khi mắc cảm cúm có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Trong đó, bé sẽ đặc biệt khó chịu khi triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi nước sẽ kéo dài hơn các triệu chứng khác.

Viêm đường hô hấp: Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại virus hợp bào rất phát triển. Virus này trong không khí và khi xâm nhập vào cơ thể bé sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của bé, nhất là hệ hô hấp. Bé có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ.

Kỹ thuật vệ sinh mắt, mũi đúng chuẩn chuyên gia

Để phòng tránh các bệnh về mắt, mũi thời điểm giao mùa cha, mẹ nên vệ sinh mũi hàng ngày cho bé để đảm báo đường thở thông thoáng, sạch sẽ loại bỏ virus, vi khuẩn… các tác nhân gây bệnh ra ngoài cơ thể. Dưới đây là kỹ thuật vệ sinh mắt, mũi chuẩn chuyên gia mẹ nên tham khảo.

Kỹ thuật vệ sinh mắt

Các bước vệ sinh mắt:

 

Bước 1: Rửa tay sạch trước khi vệ sinh mắt cho trẻ.

Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý, 2 miếng gạc vô khuẩn để vệ sinh riêng từng mắt.

Bước 3: Dùng nước muối sinh lý thấm ướt gạc vô trùng, lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.

Mỗi ngày, mẹ có thể vệ sinh mắt 3 lần cho trẻ vào buổi sáng khi ngủ dậy, sau khi tắm và buổi tối trước lúc đi ngủ. Tiếp đến, rửa mặt cho trẻ bằng khăn sạch và nước ấm. Bé cần có khăn riêng, dùng xong giặt sạch, phơi nắng, tuyệt đối không dùng khăn mặt để lau người.

Kỹ thuật vệ sinh mũi

Cẩn trọng các bệnh về mắt, mũi lúc giao mùa

Bước 1: Rửa sạch tay trước khi vệ sinh mũi cho trẻ.

Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý và khăn sạch. Nên sử dụng loại ống đơn, liều sử dụng một lần để đảm bảo vệ sinh, không có nguy cơ lây nhiễm chéo, ưu tiên loại ống đầu tròn nhỏ để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

Bước 3: Để trẻ nằm nghiêng, đầu thấp, mông cao để khi bơm, nước muối sẽ không chảy xuống họng. Đặt khăn lót xuống dưới cổ nhằm thấm nước.

Bước 4: Nhỏ từng giọt nước muối sinh lý vào lỗ mũi. Không nên sử dụng xi lanh để rửa, vì có thể gây áp lực lớn lên niêm mạc mũi. 

Bước 5: Để bé nằm yên khoảng 1-2 phút rồi bế bé ngồi dậy, nâng đầu và lấy khăn thấm dịch chảy ra.

Trong trường hợp dịch mũi đặc có gỉ, mẹ nên nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mỗi bên mũi làm mềm gỉ, rồi dùng tăm bông sạch kích thích bé hắt hơi nhằm tống hết chất bẩn ra ngoài. Một lưu ý khác cho mẹ là nên vệ sinh mũi trước bữa ăn để tránh nôn trớ.

Vũ Minh

 

9 công dụng 'ngàn vàng' của quả nho theo màu sắc ít người biết

Loại quả theo mùa nhất trong thời điểm này chính là quả nho. Nho là loại quả vừa ngon lại có rất nhiều công hiệu tuyệt vời trong việc bảo vệ sức khỏe con người.

Dưới đây là 9 tác dụng của quả nho đối với sức khỏe

1, Phòng ngừa bệnh tim mạch và mạch máu não

Nho có thể ngăn ngừa hình thành huyết khối tốt hơn aspirin, và có thể làm giảm nồng độ cholesterol huyết thanh, giảm sự gắn kết tiểu cầu, và có vai trò trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não.

2, Tạo hưng phấn cho não bộ

Glucose, axit hữu cơ, axit amin và vitamin trong nho có tác dụng kích thích trên dây thần kinh của não. Do vậy, ăn nho thường xuyên cũng có lợi cho những người bị suy nhược thần kinh và mệt mỏi quá mức.

9 công dụng 'ngàn vàng' của quả nho theo màu sắc ít người biết

Nho là thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe

3, Tiêu đờm

Người hút thuốc lâu dài có thể ăn nhiều nho hơn. Nho có thể giúp các tế bào phổi giải độc và có tác dụng long đờm, có thể làm giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp và ngứa rát do hút thuốc.

4, Chống virus

Nước ép nho có tác dụng bổ trợ đối với sự phục hồi đối với những bệnh nhân bị xơ cứng động mạch và bệnh nhân viêm thận. Nó có thể giúp bệnh nhân phẫu thuật ghép tạng nhanh hồi phục , giảm biến chứng. Uống nước ép nho trực tiếp cũng có tác dụng chống virus.

5, Giảm cân

Ăn nho không dễ tăng cân. Phụ nữ hàng ngày đều có thể ăn nho, nho đen tươi hoặc nho xanh đều có chứa rất nhiều vitamin, vừa giúp giảm cân vừa bảo vệ sức khỏe tim mạch.

6, Tăng cảm giác ăn ngon

Nho khô là thực phẩm dinh dưỡng, thích hợp cho những người có thể chất yếu, giúp kích thích ăn ngon, có tác dụng giảm đau.

9 công dụng 'ngàn vàng' của quả nho theo màu sắc ít người biết

7, Chống lão hóa

Việc tiêu thụ da nho và hạt nho có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân bị bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh tim xơ vữa động mạch. Màu da nho càng đậm, càng có nhiều flavonoid, giúp bảo vệ tim tốt hơn. Các flavonoid chứa trong nho là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và có thể chống lão hóa.

8, Chống viêm gan

Bởi vì nho chứa các hoạt chất tự nhiên, glucose, chứa nhiều loại vitamin và cellulose, nó rất hiệu quả trong việc bảo vệ gan, giảm cổ trướng và phù chi dưới. Ngoài ra, các thành phần trong nho cũng có thể cải thiện albumin huyết tương và làm giảm transaminase, rất có lợi cho người có gan không tốt, thậm chí là cả viêm gan.

Axit trái cây trong nho cũng có thể giúp tiêu hóa, tăng sự thèm ăn, và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ sau viêm gan. Nho khô là nguồn bổ sung sắt quan trọng cho bệnh nhân viêm gan, với 100-150 gam nho ngâm với nước uống, nó cũng có tác dụng bổ trợ nhất định đối với  vàng da.

 

9, Toàn bộ quả nho là kho báu

Cách tốt nhất để ăn là rửa sạch vỏ, ăn toàn bộ quả nho, dinh dưỡng đạt 100%. Nếu bạn bóc vỏ và nhổ hạt, dinh dưỡng sẽ bị mất. Màu sắc của quả nho khác nhau sẽ có hiệu ứng khác nhau.

Thông thường, nho được chia thành nhiều loại với nhiều màu sắc và công dụng khác nhau. Nho có màu sắc nào thì tương ứng với những lợi ích đó:

9 công dụng 'ngàn vàng' của quả nho theo màu sắc ít người biết

Nho được chia thành nhiều loại theo màu sắc

- Nho đỏ: làm mềm mạch máu

Nho đỏ chứa enzyme đảo ngược, có thể làm mềm mạch máu và bệnh nhân tim mạch nên ăn nhiều hơn. Ngoài ra, enzyme này cũng có thể bảo vệ tim bằng cách làm chậm sự tích tụ cholesterol trên thành động mạch. Chất này là phổ biến nhất trong da nho đỏ, và tốt nhất là ăn cả vỏ.

- Nho trắng: Nuôi dưỡng phổi

Nho trắng, còn được gọi là nho pha lê, có tác dụng làm đầy phổi và giữ ẩm cho làn da. Nó phù hợp cho những người bị ho, bệnh đường hô hấp, và là thực phẩm tốt cho những người có màu da kém.

- Nho tím: Ngăn ngừa lão hóa

Nho tím giàu anthocyanin và flavonoid. Hai chất này có tác dụng chống oxy hóa, giúp phòng ngừa và loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Thường xuyên ăn nho tím có tác dụng nhất định đến việc trì hoãn lão hóa và giảm sự xuất hiện các nếp nhăn.

- Nho đen: Giảm mệt mỏi

Hàm lượng khoáng chất như kali, magiê và canxi trong nho đen cao hơn so với các loại nho màu khác. Nó có thể bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người và giúp chống lại sự mệt mỏi.

9 công dụng 'ngàn vàng' của quả nho theo màu sắc ít người biết

Rửa nho và sử dụng nho đúng cách:

Nho rất ngon, nhưng không dễ rửa sạch, khuyên bạn nên thực hiện theo các bước sau:

Đầu tiên rửa sạch bụi bẩn và tạp chất trên bề mặt quả nho, sau đó ngâm nho trong nước trong 20 đến 30 phút, và cuối cùng rửa lại trực tiếp dưới vòi nước sạch.

Chú ý: Nho vào mùa thu rất nhiều người thích ăn, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên cần lưu ý rằng hàm lượng đường của nho là 10% đến 15%, và một số giống ngọt đặc biệt thậm chí có thể vượt quá 20%. Ăn quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu, đặc biệt là đối với bệnh nhân . Bạn nên ăn 200 ~ 400 gram nho mỗi ngày.

Hà Vũ (dịch theo QQ)

Nghiên cứu đã chỉ ra ăn táo mà không gọt vỏ sẽ có lợi hơn là chỉ ăn thịt táo. Mặc dù khi không có vỏ dễ ăn hơn nhưng nó thực sự không tốt cho sức khỏe.

Tất cả mọi người ai cũng có thể trở thành nạn nhân của chứng mất ngủ tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ mà chúng ta đôi khi không nhận thức được.

Thật ngạc nhiên và bất ngờ khi các cơ quan trên cơ thể của nam giới lại dễ bị "tổn thương" hơn so với phái yếu. Một khi một cơ quan bị bệnh, chúng sẽ liên quan đến các bộ phận khác nữa và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

 

Cháu bé nát 2 bàn tay vì điện thoại phát nổ khi chơi

 - Trong lúc người lớn đi vắng thì cháu H. ở nhà chơi điện thoại, không may chiếc điện thoại phát nổ khiến 2 bàn tay cháu bị dập nát.

Thông tin từ Khoa Chấn Thương - Chỉnh hình - Bỏng Bệnh viện Sản nhi tỉnh Nghệ An chiều nay cho biết, các bác sĩ vừa cấp cứu cho bệnh nhi 7 tuổi bị dập nát cả 2 bàn tay do điện thoại phát nổ. 

Theo người nhà bệnh nhi, trong lúc người lớn đi vắng thì cháu Trương Xuân H. (SN 2011, trú tại huyện Quỳ Hợp) ở nhà chơi điện thoại. Trong quá trình chơi chiếc điện thoại bất ngờ phát nổ, lực ép khiến 2 bàn tay cháu H. dập nát, chảy máu rất nhiều.

Cháu bé nát 2 bàn tay vì điện thoại phát nổ khi chơi

Cháu H. bị dập nát hoàn toàn 3 ngón tay và 1 phần bàn tay

Nghe được tiếng nổ, hàng xóm chạy sang và nhanh chóng đưa cháu H. đến bệnh viện cấp cứu. 

 

Qua thăm khám và hình chụp X-Quang cho thấy, bàn tay cháu H. bị dập nát hoàn toàn 3 ngón tay và 1 phần bàn tay. Các bác sĩ nhanh chóng tiến phẫu thuật cắt lọc bảo tồn 2 ngón tay còn lại của bàn tay trái.

Cháu bé nát 2 bàn tay vì điện thoại  phát nổ khi chơi

Hình ảnh phim chụp X-Quang

Qua sự việc trên, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh nên cẩn thận khi cho con trẻ chơi điện thoại, đặc biệt là khi các cháu ở nhà một mình.

Phạm Tâm – Quốc Huy

Hàng loạt trẻ có dấu hiệu ban đầu là sổ mũi, ho khò khè nhưng khi nhập viện phát hiện nhiễm loại virus chưa có thuốc điều trị, phải thở máy.

Liên quan đến vụ việc cháu bé 2,5 tuổi ở Hà Nội gia đình suýt mất con vì để mặc bé khóc không dỗ đến co giật và bất tỉnh, BSCKII Nguyễn Minh Tiến, phó Giám đốc- Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố HCM đã có lời khuyên về vấn đề này.

Cô gái trẻ nhập viện khi ung thư dạ dày đã ở giai đoạn muộn và qua đời sau 3 tuần điều trị.

 

5 thói quen 'lười biếng' có thể kéo dài tuổi thọ thêm 10 năm

Trong cuộc sống có rất nhiều cách để giúp cơ thể khỏe mạnh như tập thể dục, ăn uống điều độ,… Tuy nhiên, cũng có vài việc "lười biếng" lại vô tình giúp sống trường thọ.

Năm thói quen "lười biếng" đơn giản dưới đây có thể giúp bạn loại bỏ mệt mỏi, giữ gìn tuổi xuân.

1. Ngáp

- Có tác dụng nâng cao tinh thần, có lợi cho thận và lá lách.

5 thói quen 'lười biếng' có thể kéo dài tuổi thọ thêm 10 năm

Trung bình số lần ngáp trong cuộc đời con người có khoảng 250.000 lần, mỗi lần ngáp kéo dài khoảng 6 giây. Tuy nhiên 6 giây ngắn ngủi này lại đem đến tác dụng rất lớn đối với não, mắt, gan và thận, thậm chí là còn tăng khả năng tình dục của con người.

Theo kênh Discovery của Mỹ, khi con người buồn ngủ, thông qua ngáp có thể thúc đẩy hít thở không khí một cánh nhanh chóng, giúp làm giảm nhiệt độ của não. Cơ chế này giống như chúng ta uống cà phê, không những cải thiện bộ não mà còn nâng cao tỉ suất công việc.

Trong "Hoàng đế nội kinh" của Trung Quốc có ghi lại "thận chủ khiếm", có nghĩa là ngáp tốt cho thận và lá lách. Ngoài ra, các học viên y học Trung Quốc tin rằng những người bị trầm cảm nên ngáp nhiều hơn và giúp cải thiện tuần hoàn máu.

2. Lười gấp chăn sau khi ngủ dậy

- Giúp phát tán chất ô nhiễm, phòng ngừa các loại côn trùng và vi khuẩn.

5 thói quen 'lười biếng' có thể kéo dài tuổi thọ thêm 10 năm

Con người trong khi ngủ, sự trao đổi chất của cơ thể không ngừng diễn ra, mồ hôi của cơ thể dễ bay hơi, những lớp tế bào chết ở da được sẽ lưu lại ở trên chăn. Nếu sau khi ngủ dậy, lập tức gấp chăn, như vậy sẽ làm tăng độ ẩm của chăn, tạo môi trường tốt cho các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở, điều này rất có hại cho sức khỏe.

Do vậy, sau khi ngủ dậy chúng ta có thể "lười biếng" không cần gấp gọn gàng chăn mền ngay lập tức. Vào buổi sáng chăn mền nên được trải ra và mở của sổ. Điều này cho phép không khí lưu thông vào trong phòng, giúp làm khô mồ hôi cơ thể bài tiết ra chăn mền trong lúc ngủ, giảm độ ẩm ở chăn mền, lúc này có thể gấp chăn mền gọn gàng.

3. Vươn vai

- Có tác dụng phòng chống mệt mỏi, có lợi cho xương.

5 thói quen 'lười biếng' có thể kéo dài tuổi thọ thêm 10 năm

Hành động dường như được cho là lười biếng và không mẫu mực này thực sự lại là một "bài tập nâng cao sức khỏe" rất đáng làm. Vươn vai kết hợp với ngáp, giúp tăng gấp đôi lợi ích cho sức khỏe.

 

Vươn vai có thể giải phóng áp lực và mệt mỏi trong cơ thể một cách nhanh chóng. Trong sự bộn bề của việc học tập hoặc làm việc, động tác này giúp thả lỏng cơ thể, thậm chí là hồi phục lại sức sống của mạch máu.

Đây là một loại phương pháp tự luyện tập giúp "kéo dài vòng eo, hoạt động cơ bắp, thư giãn cột sống". Kết hợp với việc ngáp, có thể cải thiện việc cung cấp oxy trong cơ thể, giảm đau nhức cơ bắp, và thúc đẩy tuần hoàn máu, rất có lợi cho việc duy trì chức năng của tim và não.

4. Chứng trì hoãn

- Giúp giảm áp lực, có lợi cho tim.

5 thói quen 'lười biếng' có thể kéo dài tuổi thọ thêm 10 năm

"Lười biếng" không nhất thiết là một việc làm xấu, nó cũng có lợi ích rất cho sức khỏe. Ví dụ như khi điện thoại di động kêu, bạn chậm chễ nghe một vài giây, điều này làm giảm bức xạ không tốt đến tai và não.

Sau khi thức giậy, trì hoãn khoảng vài phút, có thể giúp cơ thể thức dậy tỉnh táo hơn. Khi đánh răng có thể dừng lại ngân nga một bài hát, có thể khiến răng được chải sạch hơn. Khi xào nấu xong để một lúc cho khói dầu bay đi, có thể làm giảm sự hấp thu chất khói dầu có hại vào cơ thể. Khi ăn cơm, nhai thật chậm chãi, điều này giúp làm giảm gánh nặng cho dạ dày, và tốt cho hệ tiêu hóa,…

Bất luận là việc gì, sự chậm chế thích hợp có thể làm giảm căng thẳng, trái tim khỏe mạnh, mới có thể sống trường thọ.

5. Ngồi uống nước

- Giảm thiểu những nguy cơ về bệnh tiêu hóa.

5 thói quen 'lười biếng' có thể kéo dài tuổi thọ thêm 10 năm

Không ít người cho rằng tư thế đứng để uống nước mới có thể giải quyết được những bức xúc và làm dịu cơn khát. Nhưng trên thực tế, đứng để uống nước không thể dập tắt cơn khát bằng cách ngồi và uống nước, thêm nữa đứng uống nước còn gây hại cho sức khỏe.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đứng và uống nước có thể dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa, thận và gây viêm khớp. Do đó, khi uống nước bạn cũng có thể "lười biếng" bằng cách ngồi xuống và uống từ từ từng ngụm nước nhỏ.

Hiện nay, con người luôn phải gấp gáp theo sự chuyển động của cuộc sống, khiến cơ thể luôn mệt mỏi và áp lực. Tuy nhiên, cũng cần phải có sự "lười biếng" để suy nghĩ chậm lại, giúp cho cơ thể được thư giãn, đồng thời cũng có lợi cho sức khỏe.

Hà Vũ (dịch theo QQ)

Nghiên cứu mới của Anh cho thấy chiếc máy sấy tay khá phổ biến trong các phòng vệ sinh có thể phun vào tay bạn nhiều mầm bệnh nguy hiểm, bao gồm vi khuẩn gây nhiễm trùng máu chết người.

Những bộ phận quen thuộc như gương mặt, ngón tay, rốn,... đều có mặt trong danh sách là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn.

Nghiên cứu đã chỉ ra ăn táo mà không gọt vỏ sẽ có lợi hơn là chỉ ăn thịt táo. Mặc dù khi không có vỏ dễ ăn hơn nhưng nó thực sự không tốt cho sức khỏe.

 

Dù thích trứng đến đâu, cũng đừng ăn chung với những đồ này

Là loại thực phẩm phổ biến và bổ dưỡng, ít ai biết rằng trứng cũng không thể ăn một cách tùy tiện.

Trứng là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao phổ biến và dễ hấp thụ trong mọi bữa ăn của chúng ta. Trứng gà, vịt đều bổ dưỡng vì giàu vitamin A, D, E, B1, B6, B12, canxi, magiê, sắt, kẽm, protein, axit, khoáng chất rất cần thiết cho hệ miễn dịch.

Lòng đỏ trứng rất giàu acetylcholin (chất bổ dưỡng não bộ, thần kinh), giúp tăng cường trí nhớ, phát triển não bộ cho thai nhi và trẻ nhỏ, đặc biệt với người hoạt động trí óc thì trứng là thực phẩm rất tốt. Tuy nhiên, ăn trứng cũng có nguyên tắc nhất định, bạn không thể kết hợp chúng một cách bừa bãi, nếu không sẽ phản tác dụng.

1. Không nên uống trà ngay sau khi ăn trứng

Dù thích trứng đến đâu, cũng đừng ăn chung với những đồ này

Mọi người thường có thói quen uống nước chè sau khi ăn trứng để giảm mùi khó chịu, mà không hề biết cách ăn này rất hại cho sức khỏe. Bởi axit tannic trong lá chè sẽ kết hợp với protein trong trứng tạo thành hợp chất protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột - nguyên nhân gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.

2. Không kết hợp trứng với thịt rùa

Trứng là một loại thức ăn nóng có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein, trong khi đó thịt rùa là thức ăn lạnh, nếu chúng được ăn cùng nhau có thể gây ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là những người mệt mỏi, cảm lạnh càng không nên ăn. Đối với phụ nữ mang thai, tiêu hóa kém đôi khi cũng không phù hợp để ăn.

3. Ăn trứng thì hãy tránh xa thịt thỏ và ngỗng

Hai loại thịt này có tính hàn nên khi ăn với trứng chúng sẽ phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây tiêu chảy hoặc kiết lỵ.

 

4. Trứng không thể ăn cùng với sữa đậu nành

Dù thích trứng đến đâu, cũng đừng ăn chung với những đồ này

Buổi sáng, mọi người thường có thói quen ăn trứng kết hợp với uống sữa đậu nành mà không biết rằng protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, gây cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể, gây ra các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng và đầy hơi.

5. Không thể ăn hồng ngay lập tức sau khi ăn trứng

Sau khi ăn trứng, bạn không thể ăn hồng ngay lập tức, nếu không nó sẽ dễ bị ngộ độc, và thậm chí cả sỏi thận và viêm dạ dày ruột cấp tính có thể xảy ra. Nếu bạn muốn ăn cả hồng và trứng, hãy ăn chúng cách nhau khoảng 2 giờ đồng hồ.

6. Sai lầm nêm đường cho món trứng

Một số người còn giữ thói quen dùng nước đường thắng để lấy màu khi chế biến món thịt kho trứng. Điều này sẽ làm cho protein fructose axit amin trong trứng tiếp hợp với lysine, tạo thành chất khó hấp thu trong cơ thể.

An An (Dịch theo Sina)

Các nhà khoa học Đan Mạch khuyên thai phụ cắt giảm bánh mì, mì ống và các thực phẩm giàu gluten khác để loại bỏ nguy cơ tiểu đường type 1 ở trẻ.

T. đã từng có thời gian 5-6 năm thức khuya đến tận sáng, thỉnh thoảng nhịn ăn và uống thuốc giảm cân.    

Thức ăn được coi là thuốc, đã là thuốc sẽ có tác dụng phụ. Đồ ăn ngon thì thường có hại.  

 

Trẻ vật vã, yếu nhanh vì biến chứng đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp ở trẻ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Hiện nay tình trạng bố mẹ tự ý điều trị kháng sinh cho con cũng là nguyên nhân khiến tình trạng tái phát tăng cao.

Viêm đường hô hấp trên: Nhiều biến chứng nguy hiểm

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công và gây ra viêm đường hô hấp do sức đề kháng của trẻ kém và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, còn non yếu. Những biến chứng của viêm đường hô hấp mà trẻ hay gặp phải như:

- Khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp trên nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ dẫn tới viêm đường hô hấp dưới với những triệu chứng như: khó thở, thở nhanh, thở rít, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi,..

Trẻ vật vã, yếu nhanh vì biến chứng đường hô hấp trên

Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, theo dõi và điều trị đúng mức trẻ có thể bị chảy mủ tai, nghễnh ngãng, nghe kém do bị viêm tai giữa. Đôi khi sức khỏe và tính mạng của trẻ bị đe dọa nghiêm trọng do những biến chứng như viêm phổi, nghẽn tắc đường thở, nhiễm trùng huyết…

Biến chứng nặng hơn đó là tình trạng bội nhiễm kéo theo các bệnh lý khác và có thể dẫn đến tử vong như: viêm màng não, viêm tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp,… do hệ miễn dịch suy yếu nặng.

Trẻ viêm đường hô hấp trên càn được chăm sóc đặc biệt

-  Để nhanh chóng hồi phục, trẻ cần phải được chăm sóc và điều trị thích hợp. Nên cho trẻ ăn uống bình thường khi bệnh, tránh kiêng cữ thái quá, cần cho ăn thêm bữa khi trẻ lành bệnh để bổ sung lượng dinh dưỡng thiếu hụt.

- Bên cạnh dùng thuốc giảm sốt thông thường… thì lau mát được xem là một biện pháp hữu hiệu giúp hạ nhiệt cho bé. Thay vì dùng nước lạnh, hãy dùm khăn nhúng nước ấm để lau người cho bé, nên tập trung lau mát ở trán, hõm nách, khuỷu tay, bẹn.

- Dùng nước muối sinh lý được chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh, đơn liều, vô trùng tránh lây nhiễm chéo nhỏ mũi cho bé và làm thông mũi trước khi cho ăn, cho bú.

- Không phải tất cả các trường hợp đều cần thiết dùng kháng sinh vì vậy hãy cân nhắc khi quyết định sử dụng kháng sinh và chắc rằng bạn đã tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé uống các loại thuốc này.

- Nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc ngày càng xấu đi, trẻ cần phải được theo dõi kỹ và  điều trị tích cực hơn. Hãy đưa con bạn đến bệnh viện ngay nếu bé có một trong các dấu hiệu như trẻ mệt hơn, thở nhanh hơn, khó thở hơn, bú kém hoặc không uống được.

 
Trẻ vật vã, yếu nhanh vì biến chứng đường hô hấp trên

Các biện pháp phòng ngừa và tránh lây lan

- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.

+ Để bảo đảm cho bé có thể trạng và sức đề kháng tốt cần thực hiện:

- Khi mang thai, mẹ cần có một chế độ ăn hợp lý giàu dinh dưỡng, khám thai định kỳ.

- Nên cho trẻ bú mẹ sớm từ những giờ đầu sau sinh, duy trì sữa mẹ đến khi trẻ được 2 tuổi, cho trẻ ăn dặm đúng cách và đúng thời điểm.

- Bên cạnh chương trình tiêm chủng quốc gia, có thể tư vấn bác sĩ để chích ngừa thêm cho bé một số loại vaccin cần thiết khác.

+ Phòng tránh lây lan:

- Khi có dịch bệnh nên tránh đưa gia đình đến những nơi đông người, thường xuyên rửa tay và giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, vệ sinh cửa ngõ hô hấp như tai, mũi, họng… là hết sức cần thiết.

+ Đeo khẩu trang mỗi khi tiếp xúc với người bệnh, rửa tay trước và sau khi chăm sóc người bệnh. Nên cố gắng cách ly trẻ bệnh với trẻ lành và những thành viên khác trong gia đình ít nhất 7 ngày để tránh lây lan.

Vũ Minh

 

Vệ sinh mắt, mũi giúp trẻ không dễ ốm khi giao mùa

Các bệnh thường gặp khi giao mùa ở trẻ luôn liên quan tới vấn đề hô hấp và hệ tiêu hóa. Để có thể chăm sóc bé yêu khỏe mạnh hơn, các mẹ trẻ nên chú ý các chứng bệnh thường gặp và cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe bé yêu.

Các triệu chứng trẻ thường gặp khi giao mùa

Cảm cúm: Trẻ khi mắc cảm cúm có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Trong đó, bé sẽ đặc biệt khó chịu khi triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi nước sẽ kéo dài hơn các triệu chứng khác.

Sốt phát ban: Bé mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da bé sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Trẻ bị sốt, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi. Sốt phát ban gây ra bởi virus sởi hay còn gọi là ban đỏ, hoặc ban đào khi bé nhiễm virus rubella.

Vệ sinh mắt, mũi giúp trẻ không dễ ốm khi giao mùa

Đau mắt đỏ: Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm màng kết. Vào thời điểm giao mùa hè sang thu, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… nên khiến cho hệ thống miễn dịch và sức đề kháng bị suy yếu đi nhiều, cơ thể mất khả năng phòng bệnh nên dễ bị virus gây bệnh tấn công. Đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt, mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt…

Viêm tai: Viêm tai, đặc biệt là ở trẻ em, có nhiều khả năng xảy ra trong mùa đông cao hơn bất kỳ mùa nào khác. Những thay đổi về khí hậu, đặc biệt là khi không khí lạnh hơn, sẽ tăng khả năng trẻ bị viêm tai cấp tính. Trẻ sẽ thấy đau tai, khó nghe, chảy dịch ở tai, sốt cao, thậm chí là buồn nôn.

Viêm đường hô hấp: Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại virus hợp bào rất phát triển. Virus này trong không khí và khi xâm nhập vào cơ thể bé sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của bé, nhất là hệ hô hấp. Bé có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ.

 

Tầm quan trọng của việc vệ sinh mắt, mũi cho trẻ

Trong thời điểm giao mùa Thu - Đông với đặc trưng độ ẩm không khí cao, thời tiết thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn có hại phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đây chính là thời điểm dịch cúm, sốt xuất huyết, tiêu chảy, viêm đường hô hấp… bùng phát. Vì thế, cha mẹ cần giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho trẻ bằng nhiều biện pháp phòng tránh là vệ sinh mắt, mũi cho trẻ hàng ngày.

Trong khoảng 3 tháng đầu sau sinh, mắt trẻ thường không có đủ nước mắt để tự làm sạch hơn nữa virus, vi khuẩn trong không khí giai đoạn chuyển mùa rất dễ tấn công trẻ khiến bé có thể nhiễm bệnh nhãn khoa, phổ biến nhất là viêm kết mạc (đau mắt đỏ). Việc vệ sinh mắt hàng ngày cho trẻ sẽ giúp mắt bé luôn sạch, ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn…

Vệ sinh mắt, mũi giúp trẻ  không dễ ốm khi giao mùa

Niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh khá mỏng và nhạy cảm, nên bé dễ sổ mũi khi thời tiết hanh khô hay tiếp xúc với bụi, hóa chất… Thói quen vệ sinh mũi hàng ngày sẽ giúp phòng bệnh đường hô hấp, làm thông thoáng đường thở cho trẻ.

Tuy nhiên, khi vệ sinh mắt, mũi cho trẻ mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý được chỉ định dành riêng cho trẻ sơ sinh đơn liều, vô trùng, tuyệt đối không nên tự ý pha nước muối tại nhà hoặc dùng sản phẩm đa liều có chứa chất bảo quản và dễ lây nhiễm chéo.

Vũ Minh

 

Bài đăng phổ biến