- Khi rắn hổ mang chúa đang ăn thịt gà của gia đình, ông Hòa đã tìm cách bắt thì bất ngờ bị con rắn quay lại cắn khiến nạn nhân tử vong ngay sau đó.
Ông Lang Anh Tý, Chủ tịch UBND xã Châu Hội, huyện Qùy Châu (Nghệ An) cho biết, một người đàn ông trong xã vừa bị rắn hổ mang chúa cắn tử vong.
Theo đó, khoảng 21h30 ngày 21/9, ông Lê Xuân Hòa (SN 1959, trú tại xóm 3, xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu) chuẩn bị lên giường nằm ngủ thì nghe tiếng gà kêu bất thường phía sau nhà.
Nghi ngờ có người ăn trộm gà, ông Hòa liền chạy ra kiểm tra phát hiện con rắn hổ mang chúa đang chuẩn bị ăn thịt đàn gà trong chuồng.
Con rắn hổ chúa cắn chết người đàn ông |
Ngay lập tức, ông Hòa đã đuổi đánh và bắt sống con rắn. Tuy nhiên, trong quá trình bắt, con rắn bất ngờ quay lại cắn nạn nhân.
Phát hiện sự việc, người thân đã lập tức đưa nạn nhân đến Trung tâm y tế xã Châu Hội để cấp cứu nhưng ông Hòa không qua khỏi.
Chủ tịch UBND xã Châu Hội cho hay, Con rắn sau đó bị người dân vây bắt, đánh chết. Nó dài khoảng 2,5m, nặng gần 2kg. Nạn nhân là người nghèo lâu năm trong bản, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.
Lời khuyên bác sỹ khi bị rắn cắn
BS.CK1 Nguyễn Đình Hiệp – Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Quốc tế Vinh chia sẻ, khi bị rắn cắn không nên cho nạn nhân đi lại, người bệnh nằm bất động tay chân, chấn an người bệnh phải bình tĩnh. Chích nặn rửa vết thương dưới vòi nước chảy bằng xà phòng, sau đó sát trùng cồn hoặc rượu.
Trường hợp bệnh nhân khó thở phải hô hấp nhân tạo, hà hơi, hoặc bóp bóng, ép tim; cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị rắn cắn.
Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (cạp nông, cạp nia, rắn hổ mang thường…) dùng vải băng bó vết thương bản to, giúp làm chậm các triệu chứng gây tê liệt thần kinh.
"Dùng các băng chun có thể co giản, băng vải quần áo bản to băng chặt nhưng không chặt quá mức. Băng toàn bộ chân tay bị cắn, nẹp cố định lại. Sau đó đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất" – BS Hiệp chia sẻ
Khi bị rắn cắn, người bệnh không được vận động để tránh nọc độc thâm nhập nhanh hơn vào cơ thể (lưu ý khi bị rắn lục cắn thì không băng ép vết thương).
Cũng theo BS Hiệp, một số biện pháp không nên sử dụng khi bị rắn cắn:
- Không ga-rô gây tắc mạch máu ở tay chân vì có thể gây thiếu máu dẫn đến họai tử.
- Dùng miệng hút nọc độc, không chườm đá, đắp thuốc lá lên vết thương hay chữa bằng mẹo sẽ gây hại đến nạn nhân.
- Không nên cố gắng bắt rắn khi bị rắn cắn.
Sau thời gian cho thầy lang chữa rắn cắn, chàng trai 25 tuổi quay trở lại bệnh viện do hoại tử đùi cẳng bàn chân trái, suy đa cơ quan, phải cắt bỏ 1/3 phần đùi chân trở xuống.
Chỉ trong thời gian ngắn, tại khu đô thị Linh Đàm liên tiếp xuất hiện nhiều rắn kích cỡ lớn khiến người dân hoang mang.
Trong một cuộc thử nghiệm, những người tham gia đã cho các loài bò sát như trăn hoặc rắn trườn lên cơ thể của họ theo sự điều khiển của một người hỗ trợ.
Sau khi đưa tới 3 thầy lang chữa trị rắn cắn, vết thương ở chân bé gái bị mưng mủ, lở loét và lòi cả xương ra ngoài.
Quốc Huy