- Được đưa tới 2 bệnh viện nhưng bác sĩ không tìm ra bệnh, thiếu nữ 14 tuổi suýt phải sống như người thực vật.
2 tuần trước, A.T. (15 tuổi, ngụ Bình Thạnh, TP.HCM) thấy yếu, đau chân khi đi lại và bị méo miệng lệch phải. Gia đình đưa tới bệnh viện nhi gần nhà thăm khám thì bác sĩ chẩn đoán liệt bell (liệt mặt, liệt dây thần kinh mặt, liệt mặt ngoại biên) và cho uống thuốc, kết hợp tập vật lý trị liệu.
Tuy nhiên, chân của thiếu nữ 14 tuổi ngày càng yếu, đi lại chậm chạp. Khi khám ở 1 bệnh viện khác, bác sĩ không ghi nhận điều gì bất thường. Về nhà, A.T. khó thở, nuốt bị sặc, liệt toàn thân và được đưa đi cấp cứu.
Thiếu nữ suýt thành người thực vật vì chứng bệnh khó phát hiện |
Sau khi sơ cứu, đặt ống giúp thở, thiếu nữ được chuyển tới bệnh viện Nhi đồng thành phố chữa trị.
BS Nguyễn Thị Phương Thảo - Khoa hồi sức tích cực chống độc cho hay, thời điểm nhập viện, bệnh nhi có biểu hiện liệt mềm các cơ tứ chi, nhiều đờm nhớt ở miệng, không nuốt được vì liệt các cơ nuốt vùng hầu họng, thở hổn hển do liệt các cơ hô hấp, phản xạ gân cơ giảm.
Qua thăm khám lâm sàng và xét nghiệm dịch não tủy, các bác sĩ chẩn đoán T. mắc hội chứng Guillain Barré (rối loạn do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công một phần hệ thần kinh ngoại biên), đang diễn tiến đến nặng.
Bệnh nhi được cho thở máy, kết hợp nuôi ăn qua sonde dạ dày, tập phục hồi chức năng vận động tránh teo cơ cứng khớp, massage mặt (nơi liệt mặt), xoay trở chống loét, tập thở, vật lý trị liệu hô hấp tránh xẹp phổi.
Bệnh nhi cũng được truyền tĩnh mạch globuline miễn dịch. Quá trình điều trị luôn phải đảm bảo nguyên tắc vô trùng, phòng ngừa nhiễm trùng cho bệnh nhi.
Qua 14 ngày điều trị, A.T. được cai máy thở và đã làm được các động tác nhấc cổ, cổ, xoay các khớp, nâng được chân tay.
Theo đánh giá của bác sĩ, bệnh nhi đang tiến triển tốt, sức cơ dần hồi phục. Thời gian tới, T. sẽ được tập đi đứng, tự làm các sinh hoạt cá nhân.
A.T. đã có thể nâng được chân, tay |
BS Thảo cho biết, hội chứng Guillain Barré là bệnh lý thuộc nhóm bệnh thần kinh-cơ, gây giảm hoặc mất phản xạ gân cơ, thường kèm rối loạn cảm giác, rối loạn chức năng thần kinh thực vật thoáng qua. Bệnh thường xảy ra sau nhiễm trùng hô hấp hoặc tiêu hóa.
Triệu chứng đầu tiên của chứng rối loạn này bao gồm nhiều cấp độ của những cảm giác suy yếu hoặc tê buốt ở hai chân. Những cảm giác suy yếu và bất thường thường lan truyền tới hai cánh tay và phần trên của cơ thể.
Rối loạn chức năng thần kinh thực vật, suy hô hấp xuất hiện vào tuần thứ 2 của bệnh là yếu tố nguy cơ tử vong của bệnh nếu không được hồi sức cấp cứu kịp thời.
Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Hương Thủy cho rằng, kết quả siêu âm bằng hình ảnh chỉ là yếu tố để tham khảo. Việc bác sĩ kết luận thai nhi của chị N bị tử lưu là do vị bác sĩ này dùng từ "chưa nhuần nhuyễn".
Suốt 27 năm qua, dù liên tục vào viện điều trị nhưng 3 con trai của ông cứ ngày một yếu dần và tàn phế do mắc căn bệnh không có thuốc chữa.
Bác sĩ khoa Nội thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy không nhớ cụ thể ngày giờ thăm khám và đã khám cho những bệnh nhân nào, tình trạng của họ ra sao.
Que xiên thịt dài 10 cm ghim thẳng vào hốc mắt bé trai 4 tuổi làm đứt đường dẫn nước mắt.
Bộ Y tế đã chỉ đạo các Vụ, Cục, đơn vị liên quan khẩn trương tiến hành thủ tục mua sắm theo qui định để sớm đưa vắc xin ComBE Five vào trong chương trình tiêm chủng thay thế Quinvaxem.
Quỳnh Như