Viêm đường hô hấp ở trẻ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Hiện nay tình trạng bố mẹ tự ý điều trị kháng sinh cho con cũng là nguyên nhân khiến tình trạng tái phát tăng cao.
Viêm đường hô hấp trên: Nhiều biến chứng nguy hiểm
Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công và gây ra viêm đường hô hấp do sức đề kháng của trẻ kém và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, còn non yếu. Những biến chứng của viêm đường hô hấp mà trẻ hay gặp phải như:
- Khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp trên nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ dẫn tới viêm đường hô hấp dưới với những triệu chứng như: khó thở, thở nhanh, thở rít, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi,..
Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, theo dõi và điều trị đúng mức trẻ có thể bị chảy mủ tai, nghễnh ngãng, nghe kém do bị viêm tai giữa. Đôi khi sức khỏe và tính mạng của trẻ bị đe dọa nghiêm trọng do những biến chứng như viêm phổi, nghẽn tắc đường thở, nhiễm trùng huyết…
Biến chứng nặng hơn đó là tình trạng bội nhiễm kéo theo các bệnh lý khác và có thể dẫn đến tử vong như: viêm màng não, viêm tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp,… do hệ miễn dịch suy yếu nặng.
Trẻ viêm đường hô hấp trên càn được chăm sóc đặc biệt
- Để nhanh chóng hồi phục, trẻ cần phải được chăm sóc và điều trị thích hợp. Nên cho trẻ ăn uống bình thường khi bệnh, tránh kiêng cữ thái quá, cần cho ăn thêm bữa khi trẻ lành bệnh để bổ sung lượng dinh dưỡng thiếu hụt.
- Bên cạnh dùng thuốc giảm sốt thông thường… thì lau mát được xem là một biện pháp hữu hiệu giúp hạ nhiệt cho bé. Thay vì dùng nước lạnh, hãy dùm khăn nhúng nước ấm để lau người cho bé, nên tập trung lau mát ở trán, hõm nách, khuỷu tay, bẹn.
- Dùng nước muối sinh lý được chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh, đơn liều, vô trùng tránh lây nhiễm chéo nhỏ mũi cho bé và làm thông mũi trước khi cho ăn, cho bú.
- Không phải tất cả các trường hợp đều cần thiết dùng kháng sinh vì vậy hãy cân nhắc khi quyết định sử dụng kháng sinh và chắc rằng bạn đã tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé uống các loại thuốc này.
- Nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc ngày càng xấu đi, trẻ cần phải được theo dõi kỹ và điều trị tích cực hơn. Hãy đưa con bạn đến bệnh viện ngay nếu bé có một trong các dấu hiệu như trẻ mệt hơn, thở nhanh hơn, khó thở hơn, bú kém hoặc không uống được.
Các biện pháp phòng ngừa và tránh lây lan
- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.
+ Để bảo đảm cho bé có thể trạng và sức đề kháng tốt cần thực hiện:
- Khi mang thai, mẹ cần có một chế độ ăn hợp lý giàu dinh dưỡng, khám thai định kỳ.
- Nên cho trẻ bú mẹ sớm từ những giờ đầu sau sinh, duy trì sữa mẹ đến khi trẻ được 2 tuổi, cho trẻ ăn dặm đúng cách và đúng thời điểm.
- Bên cạnh chương trình tiêm chủng quốc gia, có thể tư vấn bác sĩ để chích ngừa thêm cho bé một số loại vaccin cần thiết khác.
+ Phòng tránh lây lan:
- Khi có dịch bệnh nên tránh đưa gia đình đến những nơi đông người, thường xuyên rửa tay và giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, vệ sinh cửa ngõ hô hấp như tai, mũi, họng… là hết sức cần thiết.
+ Đeo khẩu trang mỗi khi tiếp xúc với người bệnh, rửa tay trước và sau khi chăm sóc người bệnh. Nên cố gắng cách ly trẻ bệnh với trẻ lành và những thành viên khác trong gia đình ít nhất 7 ngày để tránh lây lan.
Vũ Minh