Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

Chữa 1 năm không hết khàn tiếng, khó thở, người đàn ông giật mình khi biết lý do

 - Khi bị ho, khàn tiếng suốt 1 năm, người đàn ông tới nhiều bệnh viện chữa trị nhưng không hết. Khi nội soi thanh quản, người bệnh bất ngờ khi biết bệnh của mình.

Suốt 1 năm qua, ông T.P.T (53 tuổi, quê Long An) bị khàn tiếng, khó thở, nhất là khi nằm xuống càng khó thở nhiều hơn. Ông tới bệnh viện và được nội soi thanh quản với kết quả theo dõi polyp thanh quản.

Dù trải qua nhiều đợt điều trị ở nhiều bệnh viện nhưng bệnh tình ông T. không thuyên giảm. Tình trạng ngày một nặng hơn, ông tới bệnh viện Nhân Dân 115 (TP.HCM) điều trị.

Qua hình ảnh nội soi – soi treo thanh quản cho người bệnh, bác sĩ Ngô Đức Minh Huy - Phó trưởng khoa Tai mũi họng, ghi nhận có  thanh quản với u dây thanh bên trái 1/3 trước, vùng bờ và 1 phần mặt sau dây thanh.

Chữa 1 năm không hết khàn tiếng, khó thở, người đàn ông giật mình khi biết lý do
u thanh quản "giấu mặt" khó bị phát hiện gây khó cho bác sĩ khi nội soi

Bác sĩ đã phẫu thuật nội soi treo thanh quản lấy toàn bộ u và gửi làm giải phẫu bệnh mẫu u thanh quản để có hướng điều trị tiếp cho người bệnh. Kết quả giải phẫu bệnh sau đó cho thấy đây là u thanh quản lành tính.

Sau ca mổ, sức khỏe người bệnh tiến triển tốt, các triệu chứng khàn tiếng, khó thở cũng đã biến mất.

BS Ngô Đức Huy Minh cho hay, trường hợp u thanh quản của người bệnh có thể được xem là "u giấu mặt" do u ở bờ và một phần ở mặt sau dây thanh bên trái.

 

Khi nội soi thanh quản (thường dùng ống soi cứng và tư thế bệnh nhân ngồi) thì u có thể "lọt" xuống hạ thanh môn - khí quản, gây khó khăn cho bác sĩ lúc soi, đọc kết quả vì không thể thấy hoàn toàn được u.

Theo BS Minh, khi nội soi thanh quản nếu có nghi ngờ thì cần cho nội soi thanh quản bằng ống soi mềm hoặc chỉ định chụp CT scan để hỗ trợ chẩn đoán.

Công tác tại bệnh viện Bình Dân nhưng tư vấn, mổ cho người bệnh ở bệnh viện khác khiến bệnh nhân tử vong, vị bác sĩ nhận kỷ luật nặng.

Cụ ông mang bệnh suốt 70 năm nhưng không hề hay biết cho đến khi khớp bị biến dạng, chảy máu nhiều và phải cưa chân.

Những thói quen hàng ngày của các ông bố tưởng chừng như vô hại, nhưng lâu dài lại là tác nhân gây ung thư nguy hiểm cho trẻ.

"Bệnh từ miệng mà ra" đúng trong rất nhiều trường hợp. Chàng trai 26 tuổi bị suy thận cũng chính là do thói quen ăn uống mà rất nhiều người hiện nay đang mắc phải.

Vì cất trữ dưa hấu trong tủ lạnh không đúng cách, ông Trương đã bị hoại tử phải cắt bỏ 70cm ruột.

Quỳnh Như

 

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

Chuyên gia tiêu hóa mách nước giúp người viêm đại tràng

Người bệnh viêm đại tràng nên bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium (gọi tắt là Bifido) - lợi khuẩn chính chiếm hơn 90% tổng số lượng lợi khuẩn của đường ruột, cư trú chủ yếu ở đại tràng thực hiện tốt chức năng tiêu hóa.

Chuyên gia tiêu hóa mách nước giúp người viêm đại tràng
Người viêm đại tràng khổ sở với các triệu chứng hành hạ

Lợi khuẩn Bifido là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Lương nông thế giới (WHO/FAO, 2001) thì Probiotics là những vi sinh vật sống mà khi tiêu thụ vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi về mặt sức khỏe cho người sử dụng. Hầu hết các chủng Probiotic được sử dụng sản xuất thực phẩm là những loài thuộc nhóm vi khuẩn acid lactic như Lactobacillus và Bifidobacterium (gọi tắt là Bifido), đây là những lợi khuẩn đường ruột chính.

Trong đó, lợi khuẩn Bifido chiếm hơn 90% tổng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột của con người. Đặc biệt, lợi khuẩn Bifido cư trú ở đại tràng làm nhiệm vụ tiêu hóa nốt thức ăn khó tiêu hóa, sản xuất ra các vitamin B, K cần thiết cho cơ thể, đảm bảo chức năng bài tiết, đào thải các chất cặn bã giúp tạo thành khuôn phân.

Lợi khuẩn Bifidobacterium là mấu chốt giúp đại tràng khoẻ mạnh

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Vân Hồng - Nguyên phó khoa tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ: Trong đường ruột con người có một hệ vi sinh vật, trong đó có cả vi khuẩn có ích (hay gọi là lợi khuẩn) và vi khuẩn gây hại, sống cạnh tranh với nhau. Khi cân bằng tỷ lệ (85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn) thì đường ruột sẽ hoạt động khỏe mạnh, tiêu hóa ổn định. Đặc biệt, lợi khuẩn Bifido cư trú trên lớp lông nhung dày đặc ở đại tràng, tiết ra dịch nhầy bao phủ lên toàn bộ niêm mạc đại tràng tạo thành một lớp "lá chắn kép" bảo vệ đại tràng.

Chuyên gia tiêu hóa mách nước giúp người viêm đại tràng
Lợi khuẩn Bifido giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Người bệnh viêm đại tràng nhiều lần điều trị các loại thuốc đặc trị, đặc biệt là kháng sinh sẽ suy giảm trầm trọng lợi khuẩn Bifido, gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, nên thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa. Nguy hiểm hơn là không còn lá chắn kép bảo vệ đại tràng, vì lợi khuẩn sẽ cư trú trên các nhung mao trên thành ruột và tiết dịch nhầy bao phủ lên toàn bộ thành ruột tạo thành lá chắn kép bảo vệ, đặc biệt những ổ viêm loét mới được chữa lành nên rất dễ bị tái đi tái lại.

 

Lúc này người viêm đại tràng cần phải bổ sung ngay lợi khuẩn Bifido để bù đắp lượng lợi khuẩn đã bị mất đi, giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Lợi khuẩn Bifido cùng các lợi khuẩn khác sẽ tiết ra 3000 enzym tiêu hó a(Theo GS. Hiromi Shinya) thức ăn giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn ở ruột non, các thức ăn khó tiêu hóa được di chuyển xuống đoạn đầu của đại tràng và ở đây lợi khuẩn tiếp tục tiết ra enzym tiêu hóa để xử lý thành các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

Đặc biệt, lợi khuẩn sẽ tiết kháng sinh nội sinh để tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong ổ viêm loét, đồng thời tiết ra dịch nhầy trám lên toàn bộ thành ruột, cùng với lông nhung tạo thành lớp lá chắn kép bảo vệ các tác nhân xâm hại tấn công niêm mạc đường ruột, hạn chế tình trạng tái đi tái lại.

Hơn nữa, lợi khuẩn sản xuất đến 75% kháng thể cho cơ thể là nền tảng cho hệ miễn dịch, và sản xuất các vitamin nhóm B, K2  theo yêu  cầu của não bộ, giúp giảm các cơn đau bụng.

Tuy nhiên, hiện nay các loại men vi sinh bổ sung lợi khuẩn thường chỉ chứa lợi khuẩn Lactobacillus hoặc nếu có thành phần Bifido thì tỷ lệ sống sót khi vào đến đại tràng còn rất thấp, vì lợi khuẩn Bifido rất dễ bị tiêu diệt khi đi qua môi trường khắc nghiệt axit của dạ dày.

Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát minh ra công nghệ đột phá, bảo vệ SMC (Seamless Micro Capsule) - bọc lợi khuẩn sống Bifido trong các viên nang giọt nước hình cầu, không vết nối, có 2 lớp màng bọc kép, 1 lớp màng kháng được axit dạ dày và 1 lớp màng siêu bảo vệ, giúp đưa được 90% các hạt chứa lợi khuẩn sống Bifido xuống đến tận ruột non và đại tràng.

Chuyên gia tiêu hóa mách nước giúp người viêm đại tràng
Công nghệ độc đáo SMC giúp đưa được lợi khuẩn 90% sống xuống tận đại tràng

Như vậy, tăng cường bổ sung lợi khuẩn Bifido từ các loại men vi sinh sử dụng công nghệ cao là giải pháp hữu hiệu cho người viêm đại tràng, giúp người bệnh đẩy lùi các triệu chứng và làm lành các vết sẹo, đồng thời tái tạo lớp màng bảo vệ đại tràng, giúp người bệnh tránh tái phát.

(Sản phẩm trong bài không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).

Nguyễn Vinh

 

Người đàn ông nguy kịch chỉ sau 1 vết xước do căn bệnh bị lãng quên

- Chỉ từ một vết xước ở đùi, dần dần hình thành ổ áp xe lớn, ăn vào xương khiến bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng, phải thở oxy.

Nguy kịch chỉ sau 1 vết xước

PGS.TS. Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai cho biết, khoa vừa điều trị thành công cho trường hợp mắc bệnh Whitmore trong tình trạng hết sức nguy kịch.

Bệnh nhân là Bùi Văn S. (51 tuổi, Hòa Bình), có tiền sử đái tháo đường type 2, trước vào viện 3 tuần có 1 vết xước ở chân, kèm theo sốt cao được chẩn đoán nhiễm trùng huyết, điều trị kháng sinh liều cao tại BV đa khoa tỉnh Hòa Bình 12 ngày nhưng không đỡ.

Ngày 2/7, bệnh nhân được chuyển đến khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai trong tình trạng sốt cao, vết xước đã hình thành ổ áp xe ở đùi, áp xe cơ cộng với viêm phổi…

Qua khai thác, bệnh nhân chỉ làm nông đơn thuần, tiếp xúc với đồng ruộng nên các bác sĩ tại khoa Truyền nhiễm đã nghĩ đến  cấp tính nguy hiểm mang tên Whitmore (bệnh melioidossis) – căn bệnh bị "lãng quên" gần đây xuất hiện nhiều trở lại. Kết quả cấy mẫu bệnh phẩm dương tính đúng như chẩn đoán ban đầu. 

Whitmore

Bệnh nhân khi điều trị tại BV Bạch Mai


Bệnh nhân được chuyển phác đồ điều trị đặc hiệu theo hướng bệnh Whitmore. Tuy nhiên khó khăn đặt ra khi bệnh nhân đã được điều trị kháng sinh liều cao tại BV tuyến trước nhiều ngày không đỡ, kèm theo đó là viêm và ổ áp xe ngày càng tăng nặng.

2 tuần đầu điều trị tại BV Bạch Mai, bệnh nhân sốt cao liên tục 39-40 độ C, khó thở tăng lên vì viêm đông đặc phổi lan toả, phải hỗ trợ hô hấp, thở ô xy, ngoài ra các ổ áp xe vẫn lan rộng, ăn vào tận xương gây viêm xương.

Có thời điểm, gia đình đã nản vì suy sụp và kinh tế kiệt quệ nên xin bệnh nhân về để lo hậu sự song các bác sĩ vẫn thuyết phục gia đình và kiên trì cứu chữa dù có lúc tưởng chừng phải "bó tay" vì diễn biến kéo dài.

Sau nhiều lần hội chẩn liên khoa, nâng liều kháng sinh kết hợp mổ dẫn lưu ổ áp xe, nạo vét xương... đến ngày thứ 26, bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu thuyên giảm và đáp ứng với phác đồ mới.

Sau 37 ngày điều trị, tình trạng nhiễm trùng đã được kiểm soát, bệnh nhân tỉnh táo, hết sốt và được xuất viện.

Loại vi khuẩn có thể giết người trong 48 giờ

PGS Cường cho biết, từ đầu năm tới nay, khoa đã tiếp nhận khoảng 20 ca Whitmore nặng được chuyển đến chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ.

Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng phức tạp, bệnh nhân được nhập viện ở nhiều chuyên khoa khác nhau như hô hấp, cơ-xương-khớp, nội tiết, da liễu, ngoại khoa... do dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết.

 

Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên.

Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.

Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam và được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị "lãng quên".

Gần đây các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng, cao điểm của các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa tập trung từ tháng 7-11.

Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh này với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: Cốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi...

Bệnh tiến triển nhanh và có thể cướp đi mạng sống bệnh nhân chỉ sau 48 giờ nhập viện. Thông thường, 40-60% bệnh nhân mắc Whitmore sẽ tử vong. Tỉ lệ tử vong sẽ giảm đáng kể nếu bệnh nhân được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kháng sinh theo phác đồ hướng dẫn.

Theo PGS Cường, ngay cả khi được khẳng định chẩn đoán đúng, việc điều trị cũng hết sức khó khăn vì phải dùng kháng sinh mạnh, liều cao, kéo dài liên tục trong ít nhất 2 tuần, sau đó dùng  duy trì khoảng từ 3- 6 tháng nữa.

Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong.

Thúy Hạnh

Một bệnh nhân 40 tuổi bất ngờ bị vi khuẩn ăn thịt người tấn công sau khi tiêm steroid, gây mất cả 2 tay và chân.

Bác sĩ bất ngờ khi phát hiện bé gái 10 tháng bị thủng thực quản, tràn mủ màng phổi, bởi 2 loại siêu vi khuẩn đề kháng tất cả kháng sinh.

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc viêm não mô cầu thể nặng, khi chuyển viện đã có dấu hiệu rối loạn ý thức.

Cô gái trẻ mắc viêm não mô cầu, phải nằm phòng cách ly đặc biệt. 14 người từng tiếp xúc cũng được lập danh sách, dùng kháng sinh dự phòng.

Cậu sinh viên năm cuối trường ĐH Mỏ địa chất bị nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng nhưng đến viện trễ khi đã bị nhồi máu não, liệt nửa người.

Tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam ngày càng gia tăng khi xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại thuốc.

 

‘Căn bệnh hoàng gia’ khiến cụ ông chảy máu không ngừng

- Cụ ông mang bệnh suốt 70 năm nhưng không hề hay biết cho đến khi khớp bị biến dạng, chảy máu nhiều và phải cưa chân.

Ông Nguyễn Văn B. (70 tuổi, Thái Bình) có tiền sử chảy máu lâu cầm từ nhỏ nhưng không để ý. Đến năm 2002, ông không may bị ngã gãy xương đùi, gia đình đã đưa đi thăm khám, điều trị ở nhiều nơi nhưng mãi không khỏi, nghĩ ung thư xương nên không mổ, đưa về nhà.

Trong suốt 16 năm, vết gãy tại đùi không lành kèm theo khối máu tụ ngày càng to, sau đó phá ra, xuất hiện các lỗ rò, chảy máu nhiều khiến ông rất đau đớn.

benh mau kho dong

Chân bệnh nhân sưng to, xuất hiện lỗ rò gây chảy máu nhiều


Nghĩ bệnh không chữa được nên nhiều năm ròng, ông B. cố cắn răng chịu đựng, không đến bệnh viện điều trị, hễ khi nào đau quá lại uống thuốc giảm đau.

Mới đây, ông được tuyến dưới chuyển lên Viện Huyết học – Truyền máu TƯ khi vết thương tại chân đã làm biến dạng khớp, teo cơ, không đi lại được.

Đùi trái bệnh nhân cũng sưng rất to do tụ máu lâu ngày, xuất hiện lỗ rò gây chảy máu nhiều. Do khối máu tụ lâu ngày gây hoại tử nên bác sĩ buộc phải cưa chân.

Theo lời bệnh nhân, trong họ hàng của ông còn có em trai, anh họ và cháu ngoại cũng mắc phải bệnh tương tự.

Theo các bác sĩ Viện Huyết học – Truyền máu TƯ, căn bệnh ông B. mắc phải là Hemophilia, hay còn gọi là bệnh máu khó đông, rối loạn có tính di truyền.

Chưa thể chữa khỏi

Sở dĩ gọi Hemophilia là "căn bệnh hoàng gia" do bệnh xuất hiện nhiều trong các hoàng tộc châu Âu từ thế kỷ 18-19, trong đó nhiều người qua đời khi tuổi còn rất trẻ.

Sau này, các nhà khoa học xác định, nguyên nhân gây bệnh do thiếu yếu tố đông máu. Bệnh được chia làm 2 loại là Hemophilia A (thiếu yếu tố đông máu số 8) và Hemophilia B (thiếu yếu tố đông máu số 9). Tỉ lệ mắc trung bình trên thế giới khoảng 1/10.000 dân. Hemophilia có thể chẩn đoán dựa vào lâm sàng và xét nghiệm cầm máu.

Bệnh mang tính di truyền lặn, có trên nhiễm sắc thể X, do đó nam giới có nhiều khả năng mắc bệnh còn phụ nữ thường xuất hiện dưới dạng mang gen bệnh nên không có triệu chứng.

Theo đó, nếu bố bị bệnh, mẹ bình thường, khi sinh con trai thì con hoàn toàn bình thường (không truyền bệnh cho thế hệ sau), con gái mang gen bệnh.

benh Hemophilia
Bệnh nhân Hemophilia có thể chảy máu không ngừng dù chỉ bị 1 vết thương nhỏ
 


Nếu mẹ mang gen bệnh, bố bình thường, 25% con gái bình thường, 25% con gái mang gen bệnh; 25% con trai bình thường, 25% con trai bị bệnh. Nếu bố bị bệnh, mẹ mang gen thì có khả năng con gái bị bệnh.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu tập đứng và lẫm chẫm tập đi. Sau những lần ngã thường có xuất huyết dưới da hoặc chảy máu môi, lưỡi.

Biểu hiện của bệnh rất đa dạng: Chảy máu tự nhiên, bất thường hoặc sau phẫu thuật có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng hay gặp nhất là chảy máu khớp, cơ.

Ngay cả những vết thương nhẹ cũng có thể dẫn đến chảy máu kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần dẫn đến tử vong.

Các biến chứng của Hemophilia bao gồm tổn thương khớp do chảy máu lặp đi lặp lại dẫn tới biến dạng khớp, teo cơ khiến nhiều người dễ nhầm tưởng bệnh khác.

Ngoài ra còn xảy ra tình trạng chảy máu bên trong, xuất hiện các triệu chứng thần kinh do xuất huyết trong não, gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng như viêm gan hoặc khi tiếp nhận máu hiến tặng.

Đến nay, bệnh máu khó đông vẫn chưa có thuốc chữa. Chảy máu ở người bệnh Hemophilia cần được điều trị bổ sung các yếu tố đông máu bị thiếu hụt càng sớm càng tốt để giảm thiểu các biến chứng lâu dài.

Để hạn chế di truyền bệnh, trước khi cưới các cặp vợ chồng cần đi khám, tầm soát các bệnh di truyền. Nếu phát hiện mang gen bệnh, có thể áp dụng thụ tinh ống nghiệm, loại bỏ những quả trứng bị bệnh Hemophilia.

Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 6.000 người mắc bệnh và 30.000 người mang gen Hemophilia, tuy nhiên có tới 60% người bệnh trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị.

Thúy Hạnh

Lo sợ bị tai biến mạch máu não, ông H. uống 1 viên an cung ngưu hoàng hoàn để dự phòng, ngay sau đó bị chảy máu trong cơ, chảy máu dạ dày.

Anh H. có dấu hiệu sốt xuất huyết, tuy nhiên cả 2 lần xét nghiệm đều cho kết quả âm tính. Đến ngày thứ 9, bất ngờ chân răng chảy máu không ngừng.

Không phải nốt ruồi nào cũng lành tính mà một số trường hợp có nguy cơ bị ung thư, cần được nhận biết và điều trị sớm.

Ngộ độc thuốc chống đông từ bả chó một bệnh nhân đã bị chảy máu nội tạng và phải điều trị hơn 30 tháng mới khỏi bệnh - trường hợp được khẳng định chỉ có ở Việt Nam.

 

Cả xã náo loạn vì HIV: Xét nghiệm gần 500 người, phát hiện 42 trường hợp

- Đã có gần 500 người tại xã Kim Thượng được lấy mẫu xét nghiệm HIV, trong đó phát hiện 42 trường hợp dương tính, nằm trong top các xã có tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất nước.

Chiều tối nay, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hà Kế San trực tiếp thông tin với báo chí về vụ việc hàng chục người dân xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn nghi nhiễm HIV sau khi dùng chung kim tiêm tại nhà y sĩ T.

Ông San cho biết, trong 3 năm vừa qua, tại xã Kim Thượng đã có 5 người chết vì AIDS. Trước tình hình đó, ngành y tế đã tập trung rà soát, hiện phát hiện 42 trường hợp mắc trong số gần 500 người tham gia lấy mẫu xét nghiệm.

Cả xã náo loạn vì HIV: Xét nghiệm gần 500 người, phát hiện 42 trường hợp
Ông Hà Kế San cung cấp thông tin cho báo chí 


Ông San phân tích, đây không phải là mới xảy ra mà tích luỹ từ trước, vì cần 3-6 tháng mới phát hiện được HIV.

"Chúng tôi đánh giá tỉ lệ nhiễm như vậy là khá cao ở xã có hơn 6.000 nhân khẩu. Tuy nhiên đây không phải xã duy nhất, cả nước có 61 xã có tỉ lệ nhiễm HIV ở mức này", ông San nói.

Chưa thể khẳng định do dùng chung kim tiêm

Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, hiện chưa thể khẳng định đâu là nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ nhiễm HIV tại xã Kim Thượng tăng cao đột biến.

"Tỉnh đã đề nghị Bộ Y tế cử đoàn chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ trực tiếp cùng cơ quan chức năng của địa phương nghiên cứu, đánh giá, tìm nguyên nhân, nhưng không thể một sớm, một chiều kết luận được", ông San nói.

Theo ông, đây là sự việc không ai mong muốn nhưng đã xảy ra rồi nên các ngành phải cùng chung tay giải quyết.

Ngành y tế của tỉnh sẽ cử các chuyên gia giỏi nhất về tư vấn, chuyên môn, dân vận để hỗ trợ người dân. Mục tiêu cao nhất là đảm bảo sức khoẻ, tinh thần cho người dân nói chung, nhất là những người không may nhiễm HIV.

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết thêm, việc phát hiện 42 trường hợp nhiễm HIV là con số tương đối cao nhưng chưa thể khẳng định nhiễm gần đây hay tích luỹ từ lâu.

"Theo đánh giá của chúng tôi là do tích luỹ vì trong số 42 người nhiễm đã có người chuyển sang giai đoạn AIDS. Thời gian từ khi nhiễm đến khi phát hiện mất 3 tháng, còn từ HIV chuyển sang AIDS phải mất 5-7 năm hoặc lâu hơn", PGS Long phân tích.

 

Ông Long cũng cho biết, để đánh giá chính xác nguyên nhân cần tìm hiểu toàn diện, đoàn chuyên gia của Bộ Y tế mới chỉ đang tìm hiểu chung, chưa gặp y sĩ T. nên chưa có định hướng nguyên nhân do y sĩ này.

Theo PGS Long, trong hôm nay đoàn mới gặp 2 bệnh nhân. Tại gia đình thứ 2, bệnh nhân cho biết đã ốm hơn 1 năm qua và chỉ thăm khám, điều trị tại nhà y sĩ T. từ tháng 2 vừa qua.

Một trường hợp khác bị nhiễm HIV được báo chí nêu là cháu bé mới 18 tháng tuổi sau khi tiêm tại nhà y sĩ này, PGS Long cho biết đây mới chỉ là thông tin 1 nguồn từ phía gia đình cung cấp, đoàn chuyên gia sẽ cần điều tra từng trường hợp cụ thể, tìm hiểu kĩ lịch sử nguy cơ. Ít nhất cần một vài tháng mới có kết luận.

PGS Long trấn an người dân, hiện HIV đã có nhiều phương pháp điều trị, việc dùng thuốc kháng virus ARV cho hiệu quả rất tốt.

"Theo các nhiên cứu thống kê, nếu điều trị sớm, tuân thủ đúng liều dùng thì sau 3-6 tháng, virus trong máu xuống dưới ngưỡng ức chế, tức giảm tới 95% khả năng lây nhiễm cho người khác", PGS Long thông tin.

Được biết y sĩ T. đã được cấp chính chỉ hành nghề, tuy nhiên chưa được cấp phép hành nghề y tế tư nhân ngoài giờ hành chính.

Thúy Hạnh

Trong 4 tháng qua, tại xã Kim Thượng đã có ít nhất 2 người tử vong do AIDS và 4 trường hợp mắc mới.

Cho đến nay, toàn tỉnh Bến Tre đã phát hiện 155 ca phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trong đó có nhiều người còn rất trẻ.

Hiện nay việc điều trị HIV/AIDS chỉ có thể là điều trị triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. 

Bệnh HIV/AIDS có những giai đoạn nào, diễn biến ra sao, chúng phát triển và gây hại đến cơ thể người như thế nào. Bạn đã biết hết chưa?

Nếu gia đình bạn có người nhiễm HIV/AIDS, cầm làm gì để không bị lây nhiễm HIV của họ, đồng thời không khiến người bệnh có cảm giác bị bỏ rơi, bị xa lánh hay bị coi thường.

Trong sinh hoạt hàng ngày, nếu chẳng may bị vật nhọn nghi dính máu HIV/AIDS đâm phải, bạn cần bình tĩnh và xử lý theo hướng dẫn sau đây.

 

Bé 5 tuổi bị ung thư giai đoạn cuối, nguyên nhân do thói quen của hầu hết các ông bố

Những thói quen hàng ngày của các ông bố tưởng chừng như vô hại, nhưng lâu dài lại là tác nhân gây ung thư nguy hiểm cho trẻ.

Cậu bé 5 tuổi bị ung thư phổi giai đoạn cuối

Tiểu Phán năm nay mới 5 tuổi hiện đang sống ở Ninh Ba (TQ). Cách đây hơn 1 tháng cậu bé bắt đầu ho dữ dội. Mẹ Tiểu Phán đã cắt cho cậu vài thang thuốc Bắc để trị ho, nhưng tình trạng ho vẫn không thuyên giảm, mà ngược lại còn nặng hơn. Rất lo lắng, người mẹ vội vàng đưa con trai đến bệnh viện khám.

Sau khi được bác sĩ thăm khám, chụp CT ngực phát hiện Tiểu Phán có một khối u ở phổi và đã di căn trở thành giai đoạn cuối. Mẹ của Tiểu Phán sau khi nghe kết quả, đã khóc không ngừng và rất suy sụp.

Bé 5 tuổi bị ung thư giai đoạn cuối, nguyên nhân do thói quen của hầu hết các ông bố

Tiểu Phan bị ung thư phổi giai đoạn cuối

Tại sao Tiểu Phán còn nhỏ như vậy đã bị ung thư phổi?

Bác sĩ nhìn hình ảnh chụp phổi và hỏi mẹ Tiểu Phán: "Có phải trong gia đình có người hút thuốc không?", người mẹ vừa khóc vừa nói: "Đúng, đó là bố của đứa trẻ, nhưng từ khi tôi mang bầu đến giờ, tôi không cho anh ấy hút thuốc trong nhà nữa, mỗi lần đều bắt anh ấy ra hành lang hút."

Sau khi hỏi tỉ bác sĩ mới biết, từ khi Tiểu Phán 3 tuổi, mẹ cậu bé luôn bận rộn công việc, không có nhiều thời gian ở cạnh con nên gần đây thường để con trai cho chồng chăm sóc.

Tuy nhiên, bố Tiểu Phán là người nghiện thuốc lá nặng, mỗi ngày anh ta đều phải hút ít nhất hai hộp. Sau mỗi lần hút thuốc lá lại ôm Tiểu Phán. Dù không trực tiếp hút thuốc trước mặt cậu bé nhưng sau khi hút trên người và quần áo đều lưu lại chất gây ung thư nicotin. Khi tiếp xúc gần gũi với Tiểu Phán sẽ khiến cậu bé tiếp xúc trực tiếp với chất này. Sức đề kháng của trẻ em yếu nên theo thời gian, cậu bé sẽ bị ung thư.

Bé 5 tuổi bị ung thư giai đoạn cuối, nguyên nhân do thói quen của hầu hết các ông bố

Bố Tiểu Phan hối hận khi biết nguyên nhân do thói quen hút thuốc của mình

Hút thuốc lá gây ung thư phổi

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh (CDC), hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra khoảng 90% các trường hợp ung thư phổi. Các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân ung thư phổi là do xuất hiện đột biến trong DNA của bạn. Cơ thể liên tục trẻ hóa bằng cách phân chia, tái tạo và hình thành tế bào mới.

Khi phải tiếp xúc với các chất độc quá nhiều, cơ thể bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để thải độc và tự hồi phục. Qua thời gian, các tế bào có thể phát triển không bình thường với một tốc độ không thể kiểm soát. Đây là thời điểm ung thư có thể hình thành và phát triển trong cơ thể.

Bên cạnh đó, thuốc lá và khói thuốc lá với hơn 7.000 hóa chất như oxit nitơ và cacbon monoxide cũng là những tác nhân gây ung thư. Thậm chí nếu bạn không phải là người hút thuốc, bạn vẫn có thể có nguy cơ mắc bệnh khi bạn sống với một người hút thuốc. Hít khói thuốc là cũng vô cùng nguy hiểm như hút thuốc vậy.

Bé 5 tuổi bị ung thư giai đoạn cuối, nguyên nhân do thói quen của hầu  hết các ông bố

Trẻ hít phải thuốc lá cũng giống như đang hút thuốc

Do vậy, nếu trẻ em sống chung với một số người hút thuốc lá, hệ thống hô hấp của trẻ dễ bị nhiễm trùng. Các tác hại khác bao gồm tăng ho, thở khò khè, đờm, tổn thương chức năng phổi và làm chậm phát triển phổi.

 

Do đó, cha mẹ không chỉ bỏ hút thuốc vì sức khỏe của chính bản thân mình, mà còn cho con cái và gia đình. Bác sĩ cũng khuyên những người thường xuyên hút thuốc thì cố gắng cai thuốc lá, để bảo đảm sức khỏe và bên cạnh đó bổ sung thêm các thực phẩm dưới đây.

1, Bổ sung thêm selen

Ở những người hút thuốc, lượng selen trong máu của cơ thể sẽ giảm, và selen là một nguyên tố vi lượng để ngăn ngừa ung thư. Nếu cơ thể thiếu selen, tỷ lệ ung thư sẽ tăng lên rất nhiều. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo rằng những người hút thuốc thường xuyên nên ăn nhiều thực phẩm giàu selen như mè, mạch nha, tỏi, trứng, men bia, gan và thận động vật.

2, Bổ sung vitamin

Hút thuốc lâu dài có thể gây tiêu thụ nhanh chóng các chất chống oxy hóa và vitamin dự trữ trong cơ thể, và các chất oxy hóa trong cơ thể sẽ tăng lên. Nếu bạn không kịp thời bổ sung vitamin, nó sẽ gây ra gốc tự do. 

Bé 5 tuổi bị ung thư giai đoạn cuối, nguyên nhân do thói quen của hầu hết các ông bố

Ăn bổ sung vitamin

Những người hút thuốc nên chú ý bổ sung các vitamin chống oxy hóa, chẳng hạn như carotene, vitamin C, vitamin E,… Đặc biệt là vitamin C, bởi vì vitamin C là một vitamin tan trong nước, nó có hiệu quả có thể ngăn ngừa các gốc tự do, đồng thời còn làm giảm kích thích của thuốc lá đối với người hút.

Chế độ ăn uống hàng ngày của những người hút thuốc, có thể ăn nhiều trái cây tươi và rau quả, ăn ít thịt hơn. Đồng thờ cũng có thể được bổ sung với vitamin B, canxi và magiê, có thể giúp giảm căng thẳng.

3, Ăn nhiều thực phẩm giảm cholesterol

Hút thuốc làm tăng lượng cholesterol và chất béo lắng đọng trong các mạch máu, và giảm cung cấp máu cho não, có xu hướng gây teo não và đẩy nhanh sự lão hóa của não.

Bé 5 tuổi bị ung thư giai đoạn cuối, nguyên nhân do thói quen của hầu hết các ông bố

Ăn nhiều thực phẩm giảm cholesterol

 Do đó, để tránh tích tụ cholesterol và chất béo trong cơ thể, tốt nhất là ăn ít thịt mỡ, ăn nhiều thực phẩm có thể giảm hoặc ức chế tổng hợp cholesterol như thịt bò, cá, sản phẩm đậu nành và thực phẩm giàu chất xơ.

4, Ăn nhiều thực phẩm kiềm

Bé 5 tuổi bị ung thư giai đoạn cuối, nguyên nhân do thói quen của hầu hết các ông bố

Thực phẩm kiềm tốt cho sức khỏe

Thành phần nicotin của thuốc lá rất có hại cho cơ thể con người. Ăn nhiều thực phẩm kiềm như trái cây, rau và đậu nành, có thể làm giảm việc hấp thu nicotine. Đồng thời, các loại thực phẩm kiềm cũng có thể kích thích sự bài tiết acid dạ dày, làm tăng sự vận động của dạ dày, và tránh các triệu chứng như khó tiêu và đầy hơi.

Hà Vũ (dịch theo Sina)

 

Nhiệt miệng 2 tháng không khỏi, cô gái bị cắt nửa chiếc lưỡi sau khi khám

Khi ở lưỡi xuất hiện vết nhiệt, loét gây đau đớn suốt 2 tháng nhưng cô Wang không hề nghĩ rằng mình đã bị ung thư.

Hai tháng trước, Cô Wang - một giáo viên tại Giang Tây, Trung Quốc bị một vết nhiệt trên lưỡi và nghĩ rằng đây là triệu chứng của việc nóng trong người. Thời gian đầu cô chữa trị theo cách dân gian đó là ăn nhiều những thực phẩm có tính mát như các loại trà thảo dược kèm theo một vài loại thuốc đông y.

Nhưng vết nhiệt trên lưỡi vẫn cứng đầu không chịu biến mất mà càng ngày càng có xu hướng lan rộng và đau rát, gây khó khăn trong việc nói chuyện, ăn uống thậm chí ảnh hưởng đến công việc giảng dạy học sinh hằng ngày.

Sau 2 tháng từ ngày đầu tiên xuất hiện vết nhiệt, vì quá đau đớn, cô Wang mới chịu đến bệnh viện chuyên về miệng để chữa trị. Với nhiều năm kinh nghiệm, Giáo sư Pan nghi ngờ rằng vết nhiệt trên lưỡi cô Wang có thể là triệu chứng của ung thư. Sau khi xét nghiệm sinh thiết, cô Wang đã bị sốc khi các bác sĩ thông báo cô bị ung thư lưỡi.

Nhiệt miệng 2 tháng không khỏi, cô gái bị cắt nửa chiếc lưỡi sau khi khám

Vết nhiệt trên lưỡi cô Wang là triệu chứng của ung thư (Ảnh minh họa)

Cụ thể, trên lưỡi cô Wang có 2 khối u. Khối u nhỏ hơn bên phải chỉ cần mổ cục bộ và khâu lại là được. Nhưng không may, khối u bên trái lại lớn hơn, phải đục và cắt bỏ gần nửa chiếc lưỡi. 

Nhiệt miệng 2 tháng không khỏi, cô gái bị cắt nửa chiếc lưỡi sau khi khám

Cô Wang phải cắt bỏ 1 nửa chiếc lưỡi trong cuộc phẫu thuật (Ảnh minh họa)

Và sau 6 tiếng đồng hồ, các bác sĩ đã thực hiện thành công ca phẫu thuật này. Hiện tại, cô Wang đã bình phục và được xuất viện.

"Mặc dù cuộc phẫu thuật đã thành công, nhưng cô Wang đã quá bỏ bê bản thân khi chịu đựng vết nhiệt to như vậy trong 2 tháng. Nếu để muộn hơn, nguy cơ phải cắt bỏ cả chiếc lưỡi là rất cao", giáo sư Pan nói.

Làm sao để phân biệt được vết nhiệt miệng thông thường với u lưỡi?

Để tránh rơi vào tình trạng nhầm lẫn giữa ung thư lưỡi và nhiệt miệng, các bạn hãy chú ý kỹ đến sự khác nhau giữa hai bệnh này để có thể phát hiện và xử lý kịp thời:

 

- Nhiệt miệng: Sưng nóng, xuất hiện các vết áp xe nông ở dưới môi, lưỡi hoặc góc miệng. Khi chúng chuyển trắng và đỡ đau thì bệnh bắt đầu giảm.

- Ung thư lưỡi: Sưng nóng, lở loét khoang miệng kéo dài. Các vết áp xe xuất hiện không tự lành được. Sút cân, biếng ăn, sốt cao. Ngứa và đau lưỡi, chảy máu lưỡi, có khối u ở vùng lười hoặc khó khăn khi nhai nói.

Lưu ý để phòng tránh nhiệt miệng và ung thư lưỡi

Nhiệt miệng 2 tháng không khỏi, cô gái bị cắt nửa chiếc lưỡi sau khi khám

Một chế độ ăn nhiều ranh xanh sẽ hạn chế bệnh ung thư

Điều quan trọng nhất không phải là đợi phát hiện bệnh rồi mới chữa mà chúng ta cần chú ý phòng tránh ngay từ đầu. Để hạn chế nhiệt miệng và phòng tránh , các bạn hãy thực hiện các điều sau mỗi ngày:

- Đảm bảo chế độ ăn uống đủ nước, giàu rau xanh và trái cây.

- Luôn vệ sinh kĩ răng miệng sau khi ăn.

- Không tự động uống kháng sinh để giảm đau, sẽ làm vết nhiệt "nóng" và lâu lành hơn.

- Nên dùng các loại thuốc viên chiết xuất thảo dược, hoặc uống nước bột sắn, rau má… để giảm nhiệt miệng.

An An (Dịch theo Huanqiu)

Những thói quen hàng ngày của các ông bố tưởng chừng như vô hại, nhưng lâu dài lại là tác nhân gây ung thư nguy hiểm cho trẻ.

"Bệnh từ miệng mà ra" đúng trong rất nhiều trường hợp. Chàng trai 26 tuổi bị suy thận cũng chính là do thói quen ăn uống mà rất nhiều người hiện nay đang mắc phải.

Vì cất trữ dưa hấu trong tủ lạnh không đúng cách, ông Trương đã bị hoại tử phải cắt bỏ 70cm ruột.

 

Chuối bình thường đã tốt, khi chín có đốm đen lại càng quý hơn

Chuối chín đốm đen hay còn được gọi bằng cái tên quen thuộc: "chuối trứng cuốc" đặc biệt tốt cho sức khỏe.

Chúng ta thường hay lầm tưởng, khi chuối chín ở vỏ có xuất hiện nhiều vết đốm đen thường là chuối đã để lâu ngày không ăn được nữa. Đây là suy nghĩ vô cùng sai lầm, bởi những quả chuối chín đốm đen đó mang đến những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện ra rằng khi chuối chín bắt đầu xuất hiện những đốm đen trên vỏ, chúng lại sản sinh ra một chất TNF (Tumor Necrosis Factor) là một chất có thể chống lại tế bào ung thư.

Chuối bình thường đã tốt, khi chín có đốm đen lại càng quý hơn

Chuối trứng cuốc có nhiều lợi ích hơn nhiều so với chuối xanh

Chuối càng chín càng ngọt, bởi vì một loại enzyme có trong chuối đã chuyển hóa tinh bột thành đường và giúp dễ dàng tiêu hóa hơn. Đây cũng là lý do khiến chuối có đốm đen lại có hiệu quả gấp 8 lần trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể so với chuối xanh.

Nghiên cứu cho thấy mỗi ngày ăn 2 quả chuối trứng cuốc sau bữa ăn, hiệu quả sẽ còn hơn thế rất nhiều.

1. Hạ huyết áp

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn hai quả chuối chín mỗi ngày có thể làm giảm huyết áp 10%. Đối với những người có vấn đề về huyết áp, chuối chứa natri thấp và kali cao, là một lựa chọn tuyệt vời cho chế độ ăn uống của những người mắc bệnh này.

2. Thực phẩm tốt cho máu

Chứa một lượng lớn chất sắt, chuối đóng vai trò quan trọng việc giữ cho máu khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ thiếu máu. Bên cạnh đó, với hàm lượng cao B-6, chuối còn hỗ trợ việc sản xuất các tế bào máu trắng. 

3. Chống trầm cảm

Những người trầm cảm thường có nồng độ thấp serotonin trong não. Trong chuối chín chứa 1 lượng lớn tryptopan, đây là một loại axit amin thiết yếu sản xuất ra serotonin- một loại hoóc-môn có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh trầm cảm, tiết chế tâm lý, cải thiện tâm trạng.

Chuối bình thường đã tốt, khi chín có đốm đen lại càng quý hơn 

4. Giúp giảm cân

Chỉ mang lại 100 calo mỗi lần ăn nên chuối là một lựa chọn tốt cho những người đang cố gắng giảm một vài cân. Chúng cũng chứa 3 gam chất xơ, giúp chúng ta cảm thấy no hơn và giữ cảm giác thèm ăn lâu.

5. Tốt cho bộ não của bạn

 

Chuối chín giải phóng năng lượng từ từ, giúp não tạm nghỉ ngơi trong một thời gian dài. Nồng độ kali cao giúp chúng ta tỉnh táo hơn và magiê giúp não tập trung, tăng cường trí nhớ và làm việc hiệu quả. Ngoài ra, vitamin B trong chuối cũng giúp hỗ trợ và làm dịu hệ thần kinh.

6. Giúp cân bằng hoóc-môn

Trong chuối tồn tại một nồng độ khá cao kali và vitamin B6, chính vì vậy chuối là một nguồn chất dinh dưỡng cần thiết cho sản xuất hoóc-môn.

7. Chống bệnh tật

Chuối chứa một lượng không nhỏ chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào chống lại các gốc tự do gây bệnh như bệnh tim, tiểu đường, ung thư, và cơ bắp và mô thoái hóa.

8. Hỗ trợ trong việc bỏ thuốc

Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng, chuối chứa một sự pha trộn kali, magiê và vitamin B6. Cùng với nhau, các chất dinh dưỡng được biết đến để cai thuốc lá cũng như kết hợp với các thói quen để bỏ thuốc sẽ mang đến hiệu quả không ngờ.

Chuối bình thường đã tốt, khi chín có đốm đen lại càng quý hơn

9. Điều trị loét dạ dày

Trong khi các bác sĩ ở Ấn Độ đã tuyên bố về lợi ích của chuối để điều trị loét dạ dày tá thì cho đến gần đây, các bác sĩ ở Anh đã phát hiện ra một điều: chuối chứa giúp ngăn chặn và chữa lành vết loét.

10. Lựa chọn hoàn hảo cho xương chắc khỏe

Các chất dinh dưỡng trong chuối giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe bằng cách tăng sự hấp thụ canxi trong cơ thể.

11. Chuối giúp giảm táo bón

Chuối có nhiều chất xơ, và chất xơ chính là thần dược trong việc bình thường hóa chuyển động của ruột. Khi bạn cảm thấy nôn nao, khó chịu ở bụng hoặc chán ăn thì hãy thử ăn chuối, điều này giúp cân bằng dưỡng chất và hoạt động cho dạ dày của bạn.

An An (Dịch theo Jiaodong)

Măng là món ăn được nhiều người yêu thích, dễ ăn. Tuy nhiên nếu không biết cách sơ chế, chế biến thì chất độc trong măng cực nguy hiểm với sức khỏe người dùng.

Vì cất trữ dưa hấu trong tủ lạnh không đúng cách, ông Trương đã bị hoại tử phải cắt bỏ 70cm ruột.

Đây đều là những thực phẩm chứa rất nhiều đường hoặc các loại chất không lành mạnh mà nếu ăn vào buổi sáng sẽ khiến bạn mệt mỏi thậm chí gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

 

Phú Thọ: Cả xã náo loạn nghi nhiễm HIV sau khi tiêm tại nhà bác sĩ

- Trong 4 tháng qua, tại xã Kim Thượng đã có ít nhất 2 người tử vong do AIDS và 4 trường hợp mắc mới.

Suốt 2 tháng nay, hàng chục người dân xã Kim Thượng (Tân Sơn, Phú Thọ) sống trong lo lắng bị nhiễm HIV sau khi sử dụng chung bơm kim tiêm tại nhà riêng bác sĩ T., hiện đang công tác tại BV đa khoa khoa huyện Tân Sơn.

Sự việc bắt nguồn từ một nữ bệnh nhân ở khu Chiềng 3, xã Kim Thượng đi khám vì viêm loét miệng mãi không khỏi. Kết quả kiểm tra từ tuyến huyện đến trung ương đều khẳng định chị nhiễm HIV dù bệnh nhân khẳng định không có bất kỳ hoạt động nào có nguy cơ nhiễm bệnh, ngoại trừ có đến nhà bác sĩ T. để tiêm thuốc.

Bệnh nhân này cho biết, bác sĩ T. dùng chung một kim tiêm, tiêm hết người này đến người khác.

Được biết, Kim Thượng là xã miền núi nên người dân ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường, mỗi khi có bệnh thường tìm đến nhà bác sĩ T. để thăm khám, tiêm thuốc.

Theo thông tin ban đầu, đã có ít nhất 2 người dân trong số những bệnh nhân từng điều trị tại nhà bác sĩ T. có kết quả dương tính với HIV. Nhiều người dân khám bệnh tại cơ sở y tế tư này cũng đã được đưa đi xét nghiệm.

Ngay trong chiều nay, công an huyện Tân Sơn đã đến cơ sở phòng khám tư của bác sĩ T. để làm việc.

Liên quan đến vụ việc, đại diện Sở Y tế Phú Thọ cho biết, từ tháng 2- 6, tại khoa Nhiệt đới, BV đa khoa tỉnh Phú Thọ có 2 trường hợp tử vong do AIDS, đồng thời có 4 trường hợp nhiễm mới HIV, đều ở xã Kim Thượng.

"Qua điều tra ban đầu, chúng tôi nhận định do tiêm chích không an toàn nhưng để khẳng định 1 người, 1 cơ sở y tế gây nhiễm cần phải mời công an vào làm việc", vị này cho hay.

Phí Sở Y tế cho biết, hiện đã cử bác sĩ , tư vấn viên xuống địa bàn xã Kim Thượng để tư vấn, giảm nhẹ sang chấn tâm lý cho người dân, đảm bảo 100% người nghi nhiễm được điều trị ARV.

 

Ngoài ra cơ quan chức năng cũng đang phối hợp với địa phương, lập nhanh danh sách những người có nguy cơ cao nhưng chưa được xét nghiệm.

Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cũng cho biết, đã đề nghị Sở Y tế Phú Thọ xác minh, báo cáo sự việc.

Bộ Y tế đã chỉ đạo Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ vào cuộc, xuống tận hiện trường để xác định bản chất vụ việc.

Thúy Hạnh

Bạn tình mắc HIV, đang điều trị bằng thuốc thì có khả năng lây nhiễm không khi quan hệ tình dục không an toàn?

Cho đến nay, toàn tỉnh Bến Tre đã phát hiện 155 ca phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trong đó có nhiều người còn rất trẻ.

Bệnh HIV/AIDS có những giai đoạn nào, diễn biến ra sao, chúng phát triển và gây hại đến cơ thể người như thế nào. Bạn đã biết hết chưa?

Nếu gia đình bạn có người nhiễm HIV/AIDS, cầm làm gì để không bị lây nhiễm HIV của họ, đồng thời không khiến người bệnh có cảm giác bị bỏ rơi, bị xa lánh hay bị coi thường.

Trong sinh hoạt hàng ngày, nếu chẳng may bị vật nhọn nghi dính máu HIV/AIDS đâm phải, bạn cần bình tĩnh và xử lý theo hướng dẫn sau đây.

17 y, bác sĩ và 7 người dân tại Kon Tum hiện đã được uống thuốc ARV điều trị phơi nhiễm HIV và sẽ được xét nghiệm lại sau 3 tháng.

 

Bài đăng phổ biến