- Đã có gần 500 người tại xã Kim Thượng được lấy mẫu xét nghiệm HIV, trong đó phát hiện 42 trường hợp dương tính, nằm trong top các xã có tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất nước.
Chiều tối nay, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hà Kế San trực tiếp thông tin với báo chí về vụ việc hàng chục người dân xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn nghi nhiễm HIV sau khi dùng chung kim tiêm tại nhà y sĩ T.
Ông San cho biết, trong 3 năm vừa qua, tại xã Kim Thượng đã có 5 người chết vì AIDS. Trước tình hình đó, ngành y tế đã tập trung rà soát, hiện phát hiện 42 trường hợp mắc trong số gần 500 người tham gia lấy mẫu xét nghiệm.
Ông Hà Kế San cung cấp thông tin cho báo chí |
Ông San phân tích, đây không phải là mới xảy ra mà tích luỹ từ trước, vì cần 3-6 tháng mới phát hiện được HIV.
"Chúng tôi đánh giá tỉ lệ nhiễm như vậy là khá cao ở xã có hơn 6.000 nhân khẩu. Tuy nhiên đây không phải xã duy nhất, cả nước có 61 xã có tỉ lệ nhiễm HIV ở mức này", ông San nói.
Chưa thể khẳng định do dùng chung kim tiêm
Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, hiện chưa thể khẳng định đâu là nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ nhiễm HIV tại xã Kim Thượng tăng cao đột biến.
"Tỉnh đã đề nghị Bộ Y tế cử đoàn chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ trực tiếp cùng cơ quan chức năng của địa phương nghiên cứu, đánh giá, tìm nguyên nhân, nhưng không thể một sớm, một chiều kết luận được", ông San nói.
Theo ông, đây là sự việc không ai mong muốn nhưng đã xảy ra rồi nên các ngành phải cùng chung tay giải quyết.
Ngành y tế của tỉnh sẽ cử các chuyên gia giỏi nhất về tư vấn, chuyên môn, dân vận để hỗ trợ người dân. Mục tiêu cao nhất là đảm bảo sức khoẻ, tinh thần cho người dân nói chung, nhất là những người không may nhiễm HIV.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết thêm, việc phát hiện 42 trường hợp nhiễm HIV là con số tương đối cao nhưng chưa thể khẳng định nhiễm gần đây hay tích luỹ từ lâu.
"Theo đánh giá của chúng tôi là do tích luỹ vì trong số 42 người nhiễm đã có người chuyển sang giai đoạn AIDS. Thời gian từ khi nhiễm đến khi phát hiện mất 3 tháng, còn từ HIV chuyển sang AIDS phải mất 5-7 năm hoặc lâu hơn", PGS Long phân tích.
Ông Long cũng cho biết, để đánh giá chính xác nguyên nhân cần tìm hiểu toàn diện, đoàn chuyên gia của Bộ Y tế mới chỉ đang tìm hiểu chung, chưa gặp y sĩ T. nên chưa có định hướng nguyên nhân do y sĩ này.
Theo PGS Long, trong hôm nay đoàn mới gặp 2 bệnh nhân. Tại gia đình thứ 2, bệnh nhân cho biết đã ốm hơn 1 năm qua và chỉ thăm khám, điều trị tại nhà y sĩ T. từ tháng 2 vừa qua.
Một trường hợp khác bị nhiễm HIV được báo chí nêu là cháu bé mới 18 tháng tuổi sau khi tiêm tại nhà y sĩ này, PGS Long cho biết đây mới chỉ là thông tin 1 nguồn từ phía gia đình cung cấp, đoàn chuyên gia sẽ cần điều tra từng trường hợp cụ thể, tìm hiểu kĩ lịch sử nguy cơ. Ít nhất cần một vài tháng mới có kết luận.
PGS Long trấn an người dân, hiện HIV đã có nhiều phương pháp điều trị, việc dùng thuốc kháng virus ARV cho hiệu quả rất tốt.
"Theo các nhiên cứu thống kê, nếu điều trị sớm, tuân thủ đúng liều dùng thì sau 3-6 tháng, virus trong máu xuống dưới ngưỡng ức chế, tức giảm tới 95% khả năng lây nhiễm cho người khác", PGS Long thông tin.
Được biết y sĩ T. đã được cấp chính chỉ hành nghề, tuy nhiên chưa được cấp phép hành nghề y tế tư nhân ngoài giờ hành chính.
Thúy Hạnh
Trong 4 tháng qua, tại xã Kim Thượng đã có ít nhất 2 người tử vong do AIDS và 4 trường hợp mắc mới.
Cho đến nay, toàn tỉnh Bến Tre đã phát hiện 155 ca phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trong đó có nhiều người còn rất trẻ.
Hiện nay việc điều trị HIV/AIDS chỉ có thể là điều trị triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Bệnh HIV/AIDS có những giai đoạn nào, diễn biến ra sao, chúng phát triển và gây hại đến cơ thể người như thế nào. Bạn đã biết hết chưa?
Nếu gia đình bạn có người nhiễm HIV/AIDS, cầm làm gì để không bị lây nhiễm HIV của họ, đồng thời không khiến người bệnh có cảm giác bị bỏ rơi, bị xa lánh hay bị coi thường.
Trong sinh hoạt hàng ngày, nếu chẳng may bị vật nhọn nghi dính máu HIV/AIDS đâm phải, bạn cần bình tĩnh và xử lý theo hướng dẫn sau đây.