Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

Liên tiếp 3 trẻ đang nguy kịch, suy đa tạng vì ong đốt

- 3 cháu nhỏ bị ong đốt nhiều vết, khi chuyển đến BV Nhi TƯ đã trong tình trạng hết sức nguy kịch, 2 bé tiên lượng hết sức dặt dè.

TS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, cả 3 bệnh nhi đều được chuyển đến cấp cứu ngày 20/8. Trong đó 2 trường hợp hiện vẫn đang suy đa phủ tạng, suy hô hấp, suy tuần hoản, phải lọc máu, thở máy, khó tiên lượng.

Trường hợp đầu tiên là bé Hoàng (5 tuổi, Hải Dương) bị ong đốt khi nghịch phá tổ ong. Ngay sau đó cháu có dấu hiệu tím tái, khó thở, được thầy giáo đưa đến BV Nhi tỉnh Hải Dương cấp cứu.

Dù các bác sĩ ngay lập tức hỗ trợ hô hấp, truyền dịch nhưng tình trạng sức khỏe trẻ không cải thiện, được chuyển tiếp lên BV Nhi TƯ sáng 20/8 trong tình trạng nguy kịch.

Liên tiếp 3 trẻ đang nguy kịch, suy đa tạng vì ong đốt
Bệnh nhi 5 tuổi và 8 tuổi đang trong tình trạng hết sức nguy kịch, suy đa tạng sau khi bị ong đốt


TS Tuấn cho biết, cháu Hoàng bị sốc phản vệ do biến chứng ong đốt, có suy đa phủ tạng (vô niệu, suy thận cấp, suy gan, rối loạn chức năng đông máu), hiện đang được thở máy, lọc máu liên tục.

2 trường hợp còn lại nhập viện chiều cùng ngày là 2 anh em ruột ở Lào Cai, bé Tú mới 10 tuổi và Vân, 8 tuổi, dân tộc Mông.

Cả 2 bị ong đốt khi không may đứng gần tổ ong vỡ khiến mặt mũi sưng nề, đau đớn. Bố mẹ đưa 2 con đến BV tỉnh thăm khám, khi đó cả 2 đều đã suy thận nên được chuyển xuống BV Nhi TƯ để điều trị.

Tuy nhiên do bé Vân bị đốt hơn 50 nốt nên 7 tiếng sau nhập viện, bệnh nhân diễn tiến nặng, xuất hiện khó thở thanh quản do phù nề đường hô hấp, phải hỗ trợ thở máy kèm theo biến chứng suy đa tạng (suy thận, suy gan, rối loạn đông máu). Trẻ vẫn đang được lọc máu và chăm sóc tích cực tại khoa Hồi sức cấp cứu.

May mắn bé Tú bị nhẹ hơn, hiện đã được chuyển về hoa Thận - Tiết niệu để theo dõi suy thận.

TS Tuấn cho biết, trung bình mỗi năm khoa tiếp nhận khoảng 20 trẻ bị ong đốt, khi đến viện đều đã trong tình trạng nặng. Hầu hết bị ong vò vẽ, ong đất, ong bắp cày, ong bầu... đốt.

 

TS Tuấn nhấn mạnh, với thể trạng trẻ em, chỉ cần 10-20 vết đốt của những loại ong nói trên đã có thể rơi vào trạng thái nguy kịch theo 2 khả năng: Sốc phản vệ hoặc bị chính nọc độc của ong phát tác, gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

Tuy nhiên do hầu hết các trường hợp bị đốt đều ở nông thôn, miền núi nên cha mẹ ít có kỹ năng sơ cứu, trường hợp nhẹ thường để trẻ tự khỏi, một số khác tự chữa mẹo, đắp lá, chỉ đến khi khó thở, nước tiểu đỏ, mệt nhiều mới đưa đến bệnh viện.

TS Tuấn khuyên trong các trường hợp bị ong đốt, cần tìm chỗ tránh ngay, không xua đuổi đàn ong vì sẽ càng khiến chúng bị thu hút, kéo đàn tới đông hơn.

Ngay khi bị ong đốt, cần rửa sạch vết chích bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng, sau đó dùng dụng cụ sạch rút hết các vòi chích của ong ra, sau đó đắp khăn lạnh hay túi chườm nước đá lên vùng sưng nề khoảng 15-20 phút có thể giúp giảm đau giảm đau và giảm phù nề.

Những trường hợp nhẹ, nếu đau quá có thể uống giảm đau, nhưng khi trẻ thấy mệt nhiều, tiểu ít, khó thở, tiểu màu đỏ, da nổi ban, chân tay lạnh... cần đưa ngay đến các cơ sở y tế. Trong trường hợp nặng cần lưu ý ít cử động để hạn chế nọc độc lan chuyển nơi khác, phần bị ong chích nên để thấp hơn tim.

Thúy Hạnh

Sau 36 giờ lọc máu, chức năng gan thận của 2 bé trai đã tốt lên. Tuy nhiên cần phải điều trị bằng kháng sinh mạnh từ 7 - 10 ngày nữa.

Phát hiện cháu ngoại (13 tháng tuổi) bị ong đốt nhiều vết, người phụ nữ đã nhào vô giải cứu nhưng bất thành.

Sau khi vào cơ thể, các chất trong nọc ong gây ra phản ứng dị ứng như phù nề, nổi mề đay. Nặng nhất là sốc phản vệ và có thể làm nạn nhân tử vong nhanh chóng sau 15 phút.

5 người ở miền Tây bị ong võ vẽ tấn công khiến một phụ nữ và bé 13 tháng tử vong, 3 người còn lại nhập viện trong tình trạng hôn mê, sưng vù toàn thân.

Trong lúc bé T. trèo lên nhà tắm kiểm tra đường nước thì dẫm phải tổ ong, đang ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt sưng tấy toàn thân.

 

Bài đăng phổ biến