- Cuộc sống của bé trai 4 tuổi chỉ còn tính từng ngày bỗng chốc được hồi sinh nhờ một phần lá gan của bà nội.
Nhìn ngắm bé Dũng (4 tuổi, Thanh Hoá) vui vẻ chơi đùa, líu lo, ít ai nghĩ hơn 1 tháng trước, cháu phải nằm bẹp trên giường khi liên tục ho ra máu, xuất huyết tiêu hoá và có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Mẹ bé Dũng kể, khi mới chào đời, cháu bình thường như bao đứa trẻ khác, tuy nhiên 1 tháng sau, những dấu hiệu lạ dần xuất hiện. Biểu hiện đầu tiên là bé bị vàng da, bác sĩ gần nhà kết luận trẻ bị vàng da sinh lý, sẽ tự khỏi sau một thời gian, nhưng cả tháng sau, tình trạng của bé Dũng vẫn không tiến triển, da vàng như nghệ.
Khi đến BV Nhi TƯ thăm khám, chị ngỡ ngàng khi bác sĩ thông báo con trai bị teo ống mật bẩm sinh, cần phẫu thuật càng sớm càng tốt.
Bé Dũng chơi đùa với bác sĩ trước giờ xuất viện |
Ngay sau đó, bé được mổ dẫn lưu mật ruột, tuy nhiên bác sĩ cho biết đây chỉ là biện pháp tạm thời. Suốt 4 năm nay, cậu bé nằm viện nhiều hơn ở nhà, cơ thể còi cọc khi nặng chưa đầy 15kg, gần đây bé sốt kéo dài không dứt, đi ngoài phân đen, nôn ra máu.
"Hơn 1 tháng trước, tình trạng xuất huyết tiêu hoá của cháu nặng dần lên. Tôi như không đứng vững khi bác sĩ nói thời gian còn lại của cháu không nhiều nếu không được ghép gan", mẹ bé Dũng kể lại.
TS Nguyễn Phạm Anh Hoa, Trưởng khoa Gan-Mật, BV Nhi TƯ cho biết thêm, trường hợp của bệnh nhi này khá nặng do ở giai đoạn cuối, nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào, chỉ định ghép gan là phương án cuối cùng.
Tuy nhiên kết quả xét nghiệm của cả bố mẹ bé và nhiều người thân trong gia đình đều không phù hợp, ngoại trừ bà nội, năm nay đã 60 tuổi.
Bé Dũng được phẫu thuật ghép gan vào cuối tháng 7 vừa qua. Ekip gần 50 người cùng chuyên gia ghép tạng người Đài Loan làm việc suốt 12 tiếng.
Do bệnh nhi có bất thường về đường mật nên phải tạo hình đường mật trước khi nối ghép gan. Bác sĩ đã lấy 1 nửa gan trái của bà nội bé, nặng khoảng 250g để ghép.
Suốt 3 tuần sau mổ cũng là khoảng thời gian căng thẳng của các bác sĩ và gia đình bệnh nhi khí bé Dũng bị nhiễm trùng nặng, vàng da, men gan tăng... Lo lắng cho con, mẹ bé Dũng liên tiếp nhiều đêm không ngủ, lặng lẽ đứng ngoài cửa phòng cách ly, ngắm nhìn con qua cửa kính.
May mắn sau đó tình trạng của trẻ tốt dần lên theo phác đồ chống nhiễm trùng, chức năng gan cải thiện, nhiễm trùng giảm và đến hôm nay, bé đã có thể nhanh nhẹn chơi đùa và được xuất viện. Ngắm nhìn con trai, mẹ bé Dũng rơi nước mắt vì hạnh phúc khi biết con đã được hồi sinh.
TS Phạm Duy Hiền, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật nội soi nhi khoa, Trưởng Khoa Ngoại, BV Nhi TƯ cho biết, tỉ lệ sống sau ghép gan 5 năm lên tới 80-90%. BV đến nay đã ghép gan cho 13 bệnh nhi và đều là người cho sống.
Tại BV Nhi TƯ hiện cũng đang điều trị cho 300 trường hợp trẻ bị teo đường mật bẩm sinh, 80% trong số này có chỉ định ghép gan trong vòng 5 năm tới, tuy nhiên thực tế có rất ít trẻ được ghép do chi phí quá lớn.
*Tên bệnh nhi đã được thay đổi.
Thúy Hạnh
Ở VN, 1 ca ghép tim chi phí khoảng từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng. 1 ca ghép gan là 1,5 tỷ đồng. Trong khi ở Mỹ 1 ca ghép gan là 15,5 tỷ đồng, ghép tim 26,1 tỷ đồng.
Khi mới sinh ra, bé trai người Bạc Liêu được xác định bị teo đường mật và đã được phẫu thuật Kasai khi 2 tháng tuổi. Gần đây, sức khỏe bé giảm sút. Bác sĩ phát hiện gan của bé đã bị suy và xơ, cần phẫu thuật gấp.
Sinh ra với chứng teo đường mật bẩm sinh, dù được phẫu thuật nhưng bé trai 13 tháng tuổi vẫn tiến triển xơ gan với các biến chứng tắc mật, nhiễm trùng đường mật.
Chị chạm khẽ vào tay chồng, nói như thể anh vẫn còn nghe thấy: "Em muốn trái tim anh vẫn đập, phổi vẫn thở, đôi mắt vẫn sáng để thấy mẹ con em".
Chàng trai nặng 37kg đã rong ruổi đạp xe hơn 2.000km để đăng ký hiến sống một phần cơ thể mình.