- Lượng máu nhóm O tại Viện Huyết học – Truyền máu TƯ chỉ còn đủ cung ứng trong 3 ngày tới.
Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu TƯ Phạm Tuấn Dương cho biết, lượng máu nhóm O dự trữ tại Viện chỉ còn gần 2.000 đơn vị. Trong khi mỗi ngày, trung bình Viện cần tối thiểu 500-700 đơn vị để cung cấp cho nhu cầu cấp cứu và điều trị tại 180 bệnh viện ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Như vậy, nhóm máu O sẽ chỉ đảm bảo cung cấp trong 2-3 ngày tới khiến hàng trăm người bệnh thấp thỏm chờ máu.
Lượng máu O trong kho dự trữ đang thiếu hụt nghiêm trọng |
Tình trạng khan hiếm nhóm máu O cũng xảy ra tương tự tại nhiều địa phương như Tuyên Quang, Thanh Hoá, Bình Định, Lâm Đồng.
Theo ông Dương, Tại Việt Nam, gần 50% dân số có nhóm máu O nên số lượng bệnh nhân cần truyền máu nhóm O luôn cao hơn so với các nhóm máu khác.
Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của mưa bão tại nhiều địa phương, nên nhiều đơn vị đã phải hoãn hoặc không thể lập kế hoạch tổ chức hiến máu, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ máu nhóm O giảm nghiêm trọng.
Hiện một số BV đã phải vận động người nhà bệnh nhân nhóm máu O tham gia hiến máu. Nguy cơ thiếu máu nhóm O càng lớn hơn nữa khi sắp tới người dân có kỳ nghỉ lễ 2/9 dài.
Ông Dương cho biết, trong 1 năm có 2 dịp đặc biệt thiếu máu là thời điểm trước Tết Nguyên đán và sau hè. Trước đây dịp hè sẽ thiếu máu vào tháng 7-8 nhưng kể từ khi có chương trình Hành trình đỏ, thời điểm thiếu máu trầm trọng lui xuống giữa tháng 8, đầu tháng 9.
Ngoài điểm hiến máu chính tại Viện Huyết học – Truyền máu TƯ, Viện cũng đã xây thêm 3 điểm hiến máu cố định khác tại Lương Ngọc Quyến, Thanh Xuân, Đống Đa để người dân tiện hiến máu, tuy nhiên do còn vướng thủ tục hành chính nên dự kiến trong tuần tới mới đi vào hoạt động.
Thúy Hạnh
Viện trưởng Huyết học - Truyền máu TƯ cho biết, để có được 1 đơn vị máu cần tổng chi phí hơn 2 triệu đồng, trong khi BHYT và bệnh nhân chỉ phải trả khoảng 700.000 đồng.
Thầy giáo Nguyễn Quý Hùng và anh Nguyễn Văn Quân đã vượt 200km từ Quảng Bình ra Hà Tĩnh lúc 2h sáng để hiến máu cực hiếm, cứu bệnh nhân nguy kịch.
Ban đầu có 500 người đăng ký hiến máu vì chỉ nghĩ lấy vài giọt, khi thấy túi máu to quá, không ai hiến nữa.
Nhật Bản không có phong trào hiến máu tình nguyện, mỗi người dân coi hiến máu là việc bình thường như đi uống cafe.
Sau 20 năm vận động hiến máu tình nguyện, hiện mỗi năm Việt Nam mới chỉ thu nhận được khoảng 1,3 - 1,4 triệu đơn vị máu và 75% số này đến từ sinh viên.