Để điều trị tận gốc bệnh sỏi thận, tránh tái phát, bệnh nhân cần phải kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu không được tăng quá mức.
Theo thống kê, Sỏi thận - tiết niệu chiếm tỉ lệ 5- 10% dân số, trong đó chiếm đến 30% bệnh lý thận tiết niệu. Hàng năm có rất nhiều ca mổ lấy sỏi hoặc tán sỏi, tuy nhiên tỷ lệ sỏi tái lại khá cao - khoảng 50%. Thời gian tái sỏi trở lại có thể từ vài tháng đến một, hai năm.
Điều trị sỏi bằng phẫu thuật kết hợp dùng thuốc
Trong trường hợp sỏi có kích thước lớn chiếm toàn bộ đài, bể thận hoặc đã có biến chứng như: đau dữ dội, ứ nước ở thận, giãn thận độ III, độ IV, thận ứ mủ, suy thận,… hướng điều trị tốt nhất là phẫu thuật lấy sỏi.
Với công nghệ ngày càng tiến bộ người bệnh có thể có nhiều lựa chọn để lấy viên sỏi ra ngoài như: Tán sỏi qua da, mổ nội soi lấy sỏi, tán sỏi ngược dòng… Các phương pháp này có thể lấy toàn bộ viên sỏi ra ngoài và thời gian thận phục hồi nhanh hơn phương pháp mổ mở truyền thống.
Tuy nhiên, mổ lấy sỏi chỉ là giải pháp tạm thời, chưa giải quyết được tận gốc căn nguyên của bệnh. Phần lớn bệnh nhân có sỏi là do cơ địa kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Do vậy, để bệnh không tái lại, cần triệt để điều trị nguyên nhân gây bệnh.
Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý: ăn nhạt, ăn giảm thịt, protein động vật, chế độ ăn uống cân bằng giữa thực phẩm giàu canxi và oxalat; uống nhiều nước, không nhịn tiểu. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc có thành phần râu ngô, mã đề, kim tiền thảo để giúp hỗ trợ thận, ngăn cản sự kết tinh của chất khoáng, ngăn ngừa sỏi tái phát.
Dùng thuốc bào mòn sỏi thận, đẩy sỏi ra ngoài
Phẫu thuật là trường hợp bất đắc dĩ phải sử dụng, còn hầu hết bệnh nhân đều hy vọng và mong muốn có thể điều trị khỏi bệnh bằng thuốc.
Việc điều trị bằng thuốc sẽ có hiệu quả với những sỏi nhỏ hoặc chưa có biến chứng. Thông thường với sỏi nhỏ hơn 25mm có thể xin tư vấn bác sĩ chuyên khoa về việc dùng thuốc để bào mòn sỏi bởi tính tiện dụng, ít tốn kém và thích hợp với những người thể trạng yếu, người già.
Các thuốc điều trị sỏi thận để có hiệu quả tốt nhất cần được sử dụng dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa và phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Có tác dụng bào mòn sỏi nhanh
+ Có tác dụng giãn cơ trơn để viên sỏi dễ dàng ra ngoài mà không gây ứ, tắc, không gây đau
+ Có tác dụng lợi tiểu, giúp tăng lưu lượng nước qua thận, từ đó sỏi dễ dàng được đẩy ra ngoài.
+ Có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra
+ Có tác dụng giảm đau
Trong số các loại thuốc tán sỏi hiện nay, Thuốc cốm điều trị sỏi thận Sirnakarang F được giới thiệu đáp ứng các tiêu chí trên. Đặc biệt, Sirnakarang F có khả năng kiểm soát tốt nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho trong nước tiếu, ngăn hình thành thêm các viên sỏi mới, từ đó phòng tái phát bệnh hiệu quả. Ngoài ra bệnh nhân cần kêt hợp chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý trong lúc đang sử dụng thuốc và kể cả sau khi bệnh nhân đã hết sỏi.
Vũ Minh