- Bé trai tại Lạng Sơn tử vong sau 4 ngày nhập viện do người thân tự ý dùng kéo cắt dây rốn dẫn đến nhiễm trùng uốn ván.
Bé trai Phún Văn L. (Đình Lập, Lạng Sơn) là con thứ 4 trong gia đình dân tộc Dao, được chuyển đến BV đa khoa tỉnh Lạng Sơn trong tình trạng sốt, co giật toàn thân, môi tím, cứng hàm. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị nhiễm trùng uốn ván.
Mẹ của bé trong các lần mang thai trước đều không tiêm phòng uốn ván và tự sinh con tại nhà. Lần này, sau khi sinh, người nhà tự cắt cuống rốn cho bé bằng kéo chưa được vô khuẩn.
Bé L. khi điều trại tại khoa Nhi, BV đa khoa tỉnh |
Dù các bác sĩ tích cực điều trị nhưng do tình trạng nhiễm trùng quá nặng trên nền thể trạng yếu nên sau 4 ngày nhập viện, bé đã không qua khỏi. Đây là bé sơ sinh nhiễm trùng uốn ván đầu tiên tại BV sau gần 20 năm.
Uốn ván sơ sinh (sài uốn ván) là bệnh nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao. Bệnh do trực khuẩn uốn ván gây ra. Nguyên nhân chủ yếu do dụng cụ cắt cuống rốn không đảm bảo vô khuẩn, nhất là những trẻ được đỡ đẻ tại nhà khiến vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể. Một số trường hợp khác nhiễm khuẩn do không được chăm sóc cuống rốn sau sinh đảm bảo vệ sinh.
Giai đoạn đầu của bệnh, trẻ khóc nhiều, sau đó chum môi, không bú được, co giật. Bất cứ kích thích nhẹ nào, như âm thanh, ánh sáng, người bệnh đều lên cơn co giật, ngừng thở, đe dọa tính mạng.
Theo thống kê, 34-50% trẻ bị uốn ván sơ sinh sẽ tử vong. Một số trường hợp hết bệnh nhưng bị di chứng nặng nề như động kinh, kém phát triển tinh thần, trí tuệ, vận động...
Để phòng uốn ván sơ sinh, bác sĩ khuyến cáo thai phụ tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván vào 2 tháng cuối thai kỳ. Khi có dấu hiệu sinh, bà bầu cần đến cơ sở y tế gần nhất để được y bác sĩ đỡ đẻ và chăm sóc trẻ đúng cách.
Thúy Hạnh
Chị M. tự sinh con tại nhà trong tư thế quỳ, không cắt rốn cho con, thay vào đó đặt bánh nhau cạnh con suốt 6 ngày để chờ rụng.
Được thầy lang tiêm thuốc tại nhà, cả 2 bệnh nhân khi nhập viện đều có hiện tượng hoại tử, nhiễm khuẩn huyết vùng tiêm, tiên lượng nặng.
Theo TS Đề, thủ phạm "ăn não" là ký sinh trùng Amip, có mặt ở nhiều môi trường nước bẩn và ai cũng có thể mang nang kén trùng Amip. Có khoảng 5-10% dân số bị nhiễm trùng Amip này.
Bé gái T.B.N, 3 tuổi, nhà ở quận 1 TP.HCM, được mẹ đưa đi khám bệnh, vì mẹ nghi bé nhiễm trùng tiểu. Hỏi người mẹ được biết, bé ngồi bô, vừa ngồi được vài giây thì khóc than "đau đau", tay sờ vào vùng kín
Lúc siêu âm, bác sĩ thấy thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng. Tuy nhiên lúc chào đời, bé gái có dây rốn dài hơn 1 mét, quấn cổ 4 vòng.