Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

Câu chuyện về làn da phía sau việc che chắn kín mít của Phạm Băng Băng mỗi khi xuất hiện

Nổi tiếng với làn da trắng không tì vết nhưng Phạm Băng Băng lại tự làm mình xấu khi xuất hiện với những trang phục che chắn kín mít.

Nhắc tới Phạm Băng Băng người ta luôn nhớ ngay tới vẻ ngoài xinh đẹp lộng lẫy, khuôn mặt tươi tắn, làn da trắng ngần, mịn màng không tỳ vết. Dù đã ngoài 30 tuổi nhưng Phạm Băng Băng vẫn khiến những cô gái 20 phải ghen tị khi sở hữu làn da đẹp "không tuổi".

Câu chuyện về làn da phía sau việc che chắn kín mít của Phạm Băng Băng mỗi khi xuất hiện

Phạm Băng Băng luôn được khen ngợi như nữ thần bước ra từ câu chuyện cổ tích nhờ làn da trắng sứ được cô dày công chăm sóc nhiều năm qua.

Nhưng người đẹp luôn khiến công chúng khó hiểu khi mỗi khi xuất hiện lại tự làm mình xấu đi với cách ăn mặc không giống ai. Cụ thể mỗi lần xuất hiện ngoài trời cô nàng lại bịt kín mít từ đầu đến chân, không để lộ ra bất kỳ chỗ hở nào.

Thói quen khó hiểu này đã khiến Phạm Băng Băng bị cộng đồng mạng lên án không ít lần. Gần đây nhất trong một show truyền hình thực tế, ngoài khăn bịt mặt, Phạm Băng Băng còn dùng mũ đội đầu che nắng và kính râm để che mắt. Hành động này của người đẹp được đánh giá là không tôn trọng khán giả và những người chơi khác.

Câu chuyện về làn da phía sau việc che chắn kín mít của Phạm Băng Băng mỗi khi xuất hiện

Phạm Băng Băng bị chỉ trích vì ăn mặc kì quái trên show truyền hình thực tế

Và khi có quá nhiều bình luận tranh cãi trên mạng về điều này, Phạm Băng Băng đã lên tiếng giải thích, hành động che kín toàn bộ mặt của cô khi tham gia chương trình có hoạt động ngoài trời đó là để bảo vệ da khỏi ánh nắng. Theo người đẹp, chỉ bôi kem chống nắng thôi chưa đủ, đặc biệt khi phải đứng dưới nắng một khoảng thời gian dài như vậy, nếu không che chắn cẩn thận, làn da rất dễ bị cháy nắng, thậm chí là ung thư.

Câu chuyện về làn da phía sau việc che chắn kín mít của Phạm Băng Băng mỗi khi xuất hiện

Khi đi ra ngoài,hầu như lúc nào cô cũng mang theo các loại áo mũ thật kín

Trước đây, Phạm Băng Băng vốn rất sợ ánh nắng mặt trời, cô luôn tìm cách tránh ánh nắng tối đa bởi lẽ ánh nắng có thể tác động lên da làm tăng sắc tố, hình thành đốm thâm, ửng đỏ, da cũng nhanh lão hóa hơn. Vì vậy, điều đầu tiên Phạm Băng Băng không thể bỏ qua đó là chăm chỉ sử dụng kem chống nắng mỗi ngày. Tiếp đó, cô còn sử dụng thêm các loại mũ, khẩu trang bịt mặt để bảo vệ da khi đi ngoài trời. Cô lựa chọn loại mũ có khả năng chống tia UV, ngăn chặn tác động của ánh nắng lên da.

Mỹ nhân họ Phạm chia sẻ: "Tôi sợ nhất là ánh nắng mặt trời vì chúng gây hại cho làn da. Tôi luôn bảo vệ da tuyệt đối bằng cách dùng các sản phẩm mũ áo chống nắng mỗi khi ra ngoài dù đã bôi kem chống nắng trước đó. Ngay cả khi tôi ngồi trước màn hình máy tính tôi cũng không quên thoa kem chống nắng đâu".

Câu chuyện về làn da phía sau việc che chắn kín mít của Phạm Băng Băng mỗi khi xuất hiện

Nỗi ám ảnh về ánh nắng đến làn da là nguyên nhân của việc tự làm xấu mình của người đẹp họ Phạm

Vì thói quen bảo vệ da cẩn thận như vậy nên Phạm Băng Băng luôn là người có làn da đẹp nhất nhì Trung Quốc. Dù đã gần 40 nhưng làn da của cô vẫn trắng sáng, mịn màng và rất ít nếp nhăn.

 

Câu chuyện về làn da phía sau việc che chắn kín mít của Phạm Băng Băng mỗi khi xuất hiện

Thói quen của Phạm Băng Băng giúp cô có làn da đẹp

Vậy ánh nắng mặt trời có hại cho da như thế nào mà khiến Phạm Băng Băng e sợ đến thế?

Trong ánh nắng mặt trời, các tia U có thể gây ra cháy nắng, lão hóa da sớm, tổn thương mắt, suy giảm hệ miễn dịch, dị ứng và thậm chí là ung thư da. Với con số thống kê hơn 90% trường hợp ung thư da là kết quả của việc phơi nắng. Phương pháp điều trị tốt nhất được biết là ngăn chặn điều đó xảy ra bằng cách sử dụng kem chống nắng và các quần áo chống nắng thật dày.

Câu chuyện về làn da phía sau việc che chắn kín mít của Phạm Băng Băng mỗi khi xuất hiện

Nhiều người chủ quan không bảo vệ da khi ra ngoài vào những ngày âm u. Nhưng kể cả khi trời nhiều mây hay lạnh giá, chúng ta vẫn chịu nhiều ảnh hưởng từ tia UV. Vì vậy không nên chủ quan mà bỏ qua việc thoa kem chống nắng toàn thân kể cả trong mùa đông và những ngày mưa.

Bí quyết chống nắng của Phạm Băng Băng như vậy là đúng hay sai?

Theo nghiên cứu, cứ 5 người lại có 1 người được chuẩn đoán mắc ung thư da các dạng khác nhau. "Hầu hết các trường hợp này là do phơi nhiễm quá mức với bức xạ cực tím và có thể tránh được nhờ các phương pháp chống nắng đầy đủ", theo lời của nhà nghiên cứu Kasey Morris thuộc Viện Ung thư Quốc gia ở Bethesda, Maryland cho biết.

Một cuộc khảo sát nhỏ đã được tổ chức, những người tham gia (đều thoa kem chống nắng đầy đủ) và trực tiếp hoạt động dưới trời nắng trong vòng 1 giờ. Rất nhiều người dù đã bôi kem chống nắng nhưng vẫn bị đau rát, bong tróc da thậm chí nổi mụn nước. Số người còn lại thì đều chắc chắn da mình bị sạm đi so với trước.

Sau cuộc khảo sát các bác sĩ đã khuyến cao việc sử dụng kem chống nắng vẫn chưa đủ để bảo vệ da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì vậy ngoài kem chống nắng bạn nên sử dụng thêm áo mũ dày chống nắng, thậm chí là kính râm để bảo vệ mắt.

An An (Dịch theo BBC, Dailymail)

Dù 50 tuổi nhưng cô Liu Yelin thường xuyên bị nhận nhầm là bạn gái của con trai vì sắc vóc trẻ trung không tưởng.

Do bị cong vẹo cột sống nên siêu mẫu Xuân Lan được bác sĩ cảnh báo phải hạn chế tối đa sử dụng giày cao gót tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.  

Dường như việc Ngọc Trinh có thể 'lột xác'  trắng bóc chỉ nhờ tắm trắng không thuyết phục được cư dân mạng.  

Càng uống thuốc, mặt H. mọc mụn càng nhiều, nổi thành u cục rồi đóng vảy, chảy mủ.

Từ độ tuổi 35-50, estrogen suy giảm 35%, progesterone suy giảm 75 %, chính sự suy giảm và mất cân bằng nội tiết tố này là nguyên nhân gây nên nỗi đau khổ dằn vặt trong cơ thể phái đẹp.

 

Trao nhầm con ở Ba Vì: Gia đình đề nghị bệnh viện hỗ trợ 300 triệu

- Do phía gia đình và BV chưa đồng thuận mức hỗ trợ nên BV đã gửi TAND huyện Ba Vì giải quyết theo pháp luật.

Bà Trần Thị Nhị Hà cho biết, hôm nay, lãnh đạo phòng Nghiệp vụ Y của Sở đã có buổi làm việc với BV đa khoa huyện Ba Vì về vụ trao nhầm con, yêu cầu BV phải giải quyết xong trước 20/7. Sở cũng đang làm báo cáo gửi Bộ Y tế và UBND TP.Hà Nội.

Bà Hà cho biết thêm, trong quá trình hoà giải, 2 bên gia đình có đề nghị BV hỗ trợ một khoản chi phí do tổn thất từ sự cố trao nhầm con, trong đó một gia đình đề nghị hỗ trợ 300 triệu đồng.

Tuy nhiên phía BV cho rằng quỹ đền bù rủi ro không đủ chi trả nên 2 bên chưa đi đến thống nhất. Hiện BV đã có công văn gửi TAND huyện Ba Vì xem xét giải quyết theo quy định pháp luật. 

Trao nhầm con ở Ba Vì: Gia đình đề nghị bệnh viện hỗ trợ 300 triệu
BV đa khoa huyện Ba Vì nơi xảy ra vụ trao nhầm con 6 năm trước


Theo bà Hà, quan điểm của Sở Y tế là chỉ đạo BV và các cá nhân liên quan thực hiện đề nghị của gia đình, đảm bảo cả 2 gia đình đều đồng thuận với phương án giải quyết.

Sau sự cố trao nhầm trẻ tại BV đa khoa huyện Ba Vì, hiện Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn rà soát lại toàn bộ quy trình chuyên môn, kĩ thuật, đặc biệt là quy trình trong ngành sản khoa.

Sở giao BV Phụ sản Hà Nội – đơn vị đầu ngành sản phụ khoa của thành phố tổ chức tập huấn, hướng dẫn, giám sát các đơn vị thực hiện quy trình kỹ thuật sản khoa, tránh nhầm lẫn trẻ sơ sinh.

 

Sự cố trao nhầm trẻ sơ sinh giữa 2 gia đình anh Phùng Giang Sơn (28 tuổi, xã Tây Đằng) và chị Vũ Thị Hương (35 tuổi, xã Phú Sơn) xảy ra từ ngày 1/11/2012. Đến đầu năm nay, 2 gia đình phát hiện ra sự việc sau khi có kết quả xét nghiệm ADN.

Thúy Hạnh

 Chồng cũ chị Hương khi biết tin BV trao nhầm con đã quay lại tìm gặp con đẻ 1 lần nhưng sau đó... mất tích.

Sự việc trao nhầm con ở bệnh viện Ba Vì, Hà Nội xảy ra đã 6 năm nên cả 2 nữ hộ sinh đều không nhớ, chỉ đến khi mở hồ sơ bệnh án mới nhận ra chữ ký của mình.

BV đa khoa huyện Ba Vì đã điều chuyển 2 nữ hộ sinh trong kíp trực trao nhầm con 6 năm trước sang làm công việc khác trong khi chờ xử lý.

Gia đình anh Sơn đã nói chuyện với con, cho con thường xuyên đi lại để gặp mẹ ruột và bé rất vui.

Gia đình anh Sơn mong ngóng từng ngày được đón con ruột về chăm sóc nhưng gia đình còn lại chưa sẵn sàng.

Khi chị Hương sinh con thứ 2 càng lớn càng giống bố, trong khi con trai đầu không giống ai, từ đây, chồng nghi ngờ vợ rồi tình cảm rạn nứt.

Khi thấy con không có nhiều nét giống bố mẹ, gia đình anh Sơn sinh nghi ngờ, đưa con đi xét nghiệm ADN. Kết quả khiến cả gia đình ngã ngửa.

 

Đang mải mê "yêu", người đàn ông bị "gãy súng" nhưng 12 tiếng sau mới phát hiện ra

Tuy bị "gãy" nhưng "cậu bé" của người đàn ông này không hề bị đau đớn và anh ta vẫn tiếp tục "yêu" như bình thường.

Người đàn ông giấu tên (47 tuổi, đến từ Anh) chia sẻ với bác sĩ rằng, khi đang "mặn nồng" với người tình, anh ta đã cảm thấy "rắc" một cái, nhưng lại không để ý và bỏ qua dấu hiệu ấy. Anh ta cũng không hề thấy bất kỳ triệu chứng nào cho đến 12 tiếng sau.

Và đáng kinh ngạc là người đàn ông này vẫn có thể tiếp tục quan hệ và duy trì sự cương cứng của mình - mặc dù "gãy súng" thường khiến cánh mày râu đau đớn.

Chỉ đến khi dương vật và vùng bìu bị bầm tím, anh ta mới nhận ra có gì đó "sai sai". Anh bắt đầu cảm thấy đau đớn và thấy máu trong "cậu bé" của mình. Sau đó, người đàn ông nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra.

"Gãy súng" xảy ra khi dương vật đang cương bị nhấn với một lực mạnh. Bình thường, "cậu bé" được tạo thành từ ba ống hình trụ, hai trong số đó chứa đầy máu khi đàn ông bị kích thích. Các mô xung quanh các ống này cũng mở rộng.

Tuy nhiên, nếu dương vật bị va đập - chẳng hạn như bị đập vào xương chậu của người nữ khi "yêu" quá nhiệt tình - nó có thể uốn cong và gây áp lực quá tải trong các ống và lần lượt bị vỡ.

Đang mải mê 'yêu', người đàn ông bị 'gãy súng' nhưng 12 tiếng sau mới phát hiện ra

Tư thế nữ phía trên được rất nhiều cặp đôi ưa thích nhưng lại dễ xảy ra sự cố "gãy súng"

Trong trường hợp này, người đàn ông đã bị rách 2.3cm ở một trong các ống. Anh ta khẳng định mình chỉ nhận thấy các triệu chứng sau 12 tiếng, khi mà dương vật của anh ta đã trở nên thâm tím và sưng lên.

"Vị trí bị gãy của dương vật đã được bao bọc bởi một lớp chất dịch nên nó đã sưng phồng lên", báo cáo cho biết.

 

Các bác sĩ tiến hành siêu âm để xác định vị trí chính xác của đoạn dương vật bị gãy, được định vị bởi một cục máu đông và sự tích tụ nước tiểu trong mô dương vật. Sau đó, bệnh nhân được giới thiệu đến một chuyên gia tiết niệu để phẫu thuật.

Đang mải mê 'yêu', người đàn ông bị 'gãy súng' nhưng 12 tiếng sau mới phát hiện ra

Bệnh nhân lập tức được các bác sĩ phẫu thuật chữa "gãy súng".

Phẫu thuật thành công, người đàn ông đã hồi phục sau hai tuần.

Các bác sĩ cũng cho biết thêm: "Gãy xương dương vật đi cùng với chấn thương niệu đạo là một dạng "gãy súng" hiếm gặp. Khi "cậu bé" bị kích thích, màng của các cơ quan cương cứng (lớp bao trắng) được kéo dài mỏng và khi bị tác động bởi một lực mạnh đột ngột trong quan hệ tình dục thì lớp màng này có thể sẽ bị vỡ."

Theo H.M (Dịch từ The Sun) (Khám Phá)

Sau 2 giờ loay hoay với "cậu nhỏ" mắc kẹt trong chiếc mỏ lết, chàng trai 19 tuổi phải thú thật với người nhà và được đưa tới bác sĩ nam khoa.

Để tăng thêm kích thước, quý ông người Lào đã bơm trực tiếp silicon vào 'cậu nhỏ', gây phù nề, biến dạng và hoại tử.

Người đàn ông 40 tuổi ở miền Tây nhập viện trong tình trạng gãy "của quý". Anh từ chối cho biết nguyên nhân vì "chuyện khó nói".

Sở hữu người vợ hừng hực, đầy sức sống, thế nhưng không ít quý ông lại phải tìm đến bác sĩ để nhờ tư vấn làm cách nào để vợ bớt... "sung" bởi quá "đuối sức" để phục vụ.

 

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

Johnson & Johnson bị yêu cầu bồi thường mức kỷ lục vì phấn rôm gây ung thư

Hãng Johnson & Johnson được yêu cầu phải bồi thường 4,7 tỷ USD - một bản án nặng nhất từ trước đến nay cho khách hàng vì khiến họ mắc ung thư buồng trứng.

Trong khi Johnson & Johnson đang phải chật vật với hơn 9000 vụ kiện khác nhau trên khắp thế giới liên quan đến bột talc, bồi thẩm đoàn Missouri (Mỹ) đã yêu cầu hãng bồi thường 4,7 tỷ USD bao gồm 550 triệu USD bồi thường thiệt hại và 4,14 tỉ USD khoản phạt thiệt hại cho 22 người phụ nữ bị ung thư buồng trứng do sử dụng sản phẩm phấn rôm Baby Powder của Johnson & Johnson chứa a-mi-ăng (một chất gây ung thư).

Johnson & Johnson bị yêu cầu bồi thường mức kỷ lục vì phấn rôm gây ung thư

Sản phẩm phấn rôm Baby Powder được cáo buộc có chứa a-mi-ăng gây ung thư cho người sử dụng

Những người phụ nữ là nạn nhân cho biết trong nhiều thập kỷ họ thường xuyên sử dụng sản phẩm phấn rôm Baby Powder của Johnson & Johnson và đây chính là nguyên nhân khiến họ gây bệnh. Trong số 22 người phụ nữ, 6 người đã chết do căn bệnh ung thư buồng trứng. Các luật sư cho rằng, bên phía Johnson & Johnson đã biết việc phấn bột bị nhiễm a-mi-ăng từ 40 năm nay nhưng không có động thái cảnh báo người dùng.

Ngược lại, Johnson & Johnson lại phủ nhận sản phẩm của mình chứa a-mi-ăng và gây ung thư. Tuy nhiên các chuyên gia y tế đã chứng minh rằng a-mi-ăng được trộn lẫn với khoáng chất talc và là thành phần chính trong 2 sản phẩm Baby Powder và Shower to Shower của Johnson & Johnson. Các luật sư cũng cho biết sợi a-mi-ăng và các hạt talc được tìm thấy trong các mô buồng trứng của đa số phụ nữ tham gia cáo buộc.

 

"Chúng tôi hy vọng phán quyết này thu hút sự chú ý của hội đồng J & J và họ sẽ có thông báo chính thức cho công chúng về mối liên hệ giữa a-mi-ăng, talc và căn bệnh ung thư buồng trứng. Công ty nên loại bỏ bột talc ra khỏi thị trường trước khi nó gây thêm đau khổ cho những người phụ nữ khác". - Lanier (tư vấn viên cho những phụ nữ bị ung thư do bột talc) cho biết.

Về phía Johnson & Johnson cho rằng đây là bản án không công bằng và họ sẽ tiếp tục kháng cáo.

An An (Dịch theo BBC, Theguardian)

Johnson & Johnson bị buộc phải trả 55 triệu USD cho một phụ nữ được cho là sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ chứa bột talc của công ty và mắc ung thư buồng trứng.

Bồi thẩm đoàn ở Missouri đã yêu cầu tập đoàn dược khổng lồ này phải bồi thường thiệt hại cho gia đình một phụ nữ đã chết vì bệnh ung thư buồng trứng khi sử dụng các sản phẩm có chứa bột Talc của công ty. 

Harlow – cô bé dũng cảm 15 tháng tuổi đang phải ngày ngày giành giật sự sống với căn bệnh ung thư buồng trứng.  

 

Thử cảm giác lạ, thanh niên 19 tuổi bị kẹt "cậu nhỏ" 4 giờ trong mỏ lết

 - Sau 2 giờ loay hoay với "cậu nhỏ" mắc kẹt trong chiếc mỏ lết, chàng trai 19 tuổi phải thú thật với người nhà và được đưa tới bác sĩ nam khoa.

Chàng trai 19 tuổi ở TP.HCM được người nhà đưa tới Trung tâm sức khỏe Nam giới Men's Health trong tình trạng "" bị mắc kẹt trong mỏ lết.

Theo chia sẻ của người bệnh, do muốn tìm "cảm giác mới lạ", chàng trai đưa cậu nhỏ vào vòng tròn ở cán chiếc mỏ lết.

Lúc chưa cương cứng, "cậu nhỏ" chui vào vòng dễ dàng. Tới lúc kích thích, dương vật cương cứng và kẹt trong mỏ lết. Dù không đau, nhưng chàng trai trẻ bắt đầu thấy phần đầu dương vật tím đen, sờ không có cảm giác.

Thử cảm giác lạ, thanh niên 19 tuổi bị kẹt 'cậu nhỏ' 4 giờ trong mỏ lết
Bác sĩ giải cứu "cậu nhỏ" của chàng trai 19 tuổi khỏi chiếc mỏ lết

Chàng trai kể, vì "cậu bé" của mình cũng khá đặc biệt, to ở đầu và nhỏ dần về phần thân và gốc nên anh quyết định kéo tuột chiếc mỏ lết về phần đuôi để cảm thấy dễ chịu hơn, với hy vọng "cậu bé" sẽ xìu xuống.

Tuy nhiên, khi kéo đến phần gốc thì "cậu nhỏ" lại không thể hết cương cứng, chàng trai không thể nào đưa chiếc mỏ lết ra được.

Sau 2 giờ, "cậu bé" vẫn luôn trong tình trạng cương cứng. Thấy triệu chứng đau ngày một tăng, chàng trai phải thú thật với người nhà và được đưa tới bác sĩ nam khoa.

Bác sĩ Đoàn Anh Sang – Trung tâm sức khỏe Nam giới Men's Health, người trực tiếp xử trí cấp cứu cho bệnh nhân cho hay, khi thăm khám dương vật của cậu vẫn còn cương cứng, phần đầu đã chuyển sang màu tím đen.

Nguyên nhân là do vòng mỏ lết thắt nghẹt ở phần gốc làm cho máu ở dương vật không lưu thông được nên dẫn đến hiện tượng cương dương vật kéo dài.

BS Sang đã gây tê gốc dương vật, quấn chật phần thân "cậu bé" bằng găng tay được cắt dài thành dây bản lớn và quấn quanh thân dương vật.

Cách này để làm giảm đường kính cậu bé và kéo dây gang để mỏ lết di chuyển ra theo giống kiểu tháo nhẫn thông dụng để lấy mỏ lết ra.

 

Sau 2 giờ, bác sĩ nam khoa đã giải thoát "cậu nhỏ" của chàng trai ra khỏi chiếc mỏ lết. Kích thước dương vật của người bệnh cũng đã giảm đi và màu sắc dần trở lại bình thường, chỉ phần da bên ngoài có trầy xước vài chỗ.

BS Sang chia sẻ, trường hợp tai nạn do vòng thắt khi thủ dâm như của người bệnh là khá hy hữu.

Theo cơ chế cương, lượng máu đến làm cương "cậu nhỏ" sẽ được dẫn bởi hệ động mạch nằm bên trong cậu nhỏ. Trong khi hệ thống tĩnh mạch, những gân máu bên ngoài mới là ống dẫn máu về tim góp phần giải thoát tình trạng cương.

Khi các mạch máu này bị tắc bởi vòng thắt thì sẽ có hiện tượng dương vật cương kéo dài. Nếu không giải quyết sớm thì sẽ dẫn đến nguy cơ dẫn hoại tử dương vật hoặc rối loạn chức năng cương về sau.

BS nói rằng thủ dâm không phải là một hành động xấu, nhưng việc lạm dụng, hay sử dụng các dụng cụ kích thích không phù hợp, sẽ gây nên những hệ quả khó lường như trầy xước, viêm nhiêm, hoại tử đối với  "cậu bé".

Nếu chẳng may rơi vào hoàn cảnh tương tự khiến cậu bé thắt nghẹt thì cần tìm đến ngay các chuyên gia về sức khỏe nam giới để được khám và điều trị thích hợp, giảm nguy cơ biến chứng về sau – BS Sang khuyến cáo.

Để tăng thêm kích thước, quý ông người Lào đã bơm trực tiếp silicon vào 'cậu nhỏ', gây phù nề, biến dạng và hoại tử.

Chàng trai trẻ Forence Owiti Opiyo sở hữu 'cậu nhỏ' có kích thước to gấp 10 lần so với người bình thường, khiến cuộc sống của anh biến thành bi kịch.

Người đàn ông 40 tuổi ở miền Tây nhập viện trong tình trạng gãy "của quý". Anh từ chối cho biết nguyên nhân vì "chuyện khó nói".

Sau khi cãi nhau với người tình, ông Sinh đi tắm. Người phụ nữ đã lấy con dao ở bếp xông vào phòng tắm rồi cắt phăng "của quý" của ông này.

Người đàn ông ở miền Tây nhập viện trong tình dương vật sưng to, đau và có dấu hiệu giảm thiếu máu nuôi.

Văn Đức

 

4 nguyên tắc người viêm đại tràng nên nhớ

Viêm đại tràng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây ra những phiền toái trong sinh hoạt và công việc của người bệnh. Việc điều trị căn bệnh này vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn vì bệnh kéo dài dai dẳng và dễ tái phát.

Dưới đây là 4 nguyên tắc người viêm đại tràng cần kiên trì và tuân thủ để góp phần "xử lý" hiệu quả căn bệnh này:

4 nguyên tắc người viêm đại tràng nên nhớ
Viêm đại tràng tái đi tái lại khiến người bệnh vô cùng khổ sở

Cần có một chế độ ăn uống đúng đắn

Khi mắc bệnh viêm đại tràng, người bệnh thường lo lắng, cho rằng viêm đại tràng là do ăn uống nên kiêng khem rất cẩn thận, không dám ăn gì, có khi chỉ ăn rau và thịt. Điều này dẫn tới hậu quả là cơ thể suy nhược, mệt mỏi, gầy yếu do thiếu chất, suy dinh dưỡng.

Nhưng cũng có những người bệnh lại không tuân thủ đúng nguyên tắc ăn uống, không kiêng khem cẩn thận làm cho việc chữa bệnh trở nên khó khăn và kéo dài hơn.

Để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh viêm đại tràng, người bệnh cần có một chế độ ăn uống khoa học, không nên kiêng quá mà cần có sự chọn lọc.

Cần kiên trì

Khi điều trị bệnh đại tràng, đa phần bệnh nhân thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm rất nhanh sau khi uống thuốc một vài ngày và lập tức dừng thuốc. Nhưng chỉ một thời gian sau bệnh lại tái lại.

Trên thực tế, những rối loạn tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi vô vàn các nguyên nhân khác nhau: do hệ miễn dịch kém, do loạn khuẩn ruột, do niêm mạc bị viêm nhiễm, do polyp hay có thể là những tổn thương không thực thể như thần kinh, tâm lý … nên không thể bình phục trong ngày một ngày hai.

Do đó, song song với việc sử dụng những liệu pháp hợp lý để chữa trị tận gốc, bệnh nhân cần xác định phải kiên trì trong điều trị bệnh.

Sử dụng kháng sinh hợp lý               

Niêm mạc đại tràng của những người bị viêm đại tràng có nhiều ổ viêm loét, nên khi điều trị thường được các bác sĩ kê kháng sinh để tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cư trú ở các ổ viêm, chữa lành các vết loét.

 
4 nguyên tắc người viêm đại tràng nên nhớ
Lạm dụng thuốc kháng sinh khiến bệnh viêm đại tràng càng trầm trọng hơn

Nhưng tai hại là thuốc kháng sinh không phân biệt được lợi khuẩn và hại khuẩn nên tiêu diệt luôn cả các vi khuẩn có ích (lợi khuẩn) gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, ăn uống không tiêu, dễ bị tái phát.

Người viêm đại tràng cần sử dụng theo đơn của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc kháng sinh vì dễ dẫn đến nhờn thuốc, kháng thuốc, không có tác dụng khiến bệnh ngày càng nặng.

Cần tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng

Khi bị viêm, lớp niêm mạc đại tràng vốn đã bị tổn thương lại vẫn phải thường xuyên tiếp xúc với các độc chất từ thức ăn và virus, vi khuẩn, ký sinh trùng nên rất dễ bị kích ứng và tái phát trở lại. Vì vậy, để hỗ trợ "xử lý" hiệu quả bệnh viêm đại tràng cần phải quan tâm đến vấn đề hồi phục và tái tạo lại lớp niêm mạc đại tràng.

4 nguyên tắc người viêm đại tràng nên nhớ
Tái tạo niêm mạc đại tràng là bước quan trọng hỗ trợ đẩy lùi viêm đại tràng

Muốn tái tạo lớp lá chắn bảo vệ đại tràng rất đơn giản, chỉ cần tăng cường bổ sung lợi khuẩn. Khi đường ruột có đầy đủ lợi khuẩn thì hệ lông nhung cũng sẽ tươi tốt, lớp dịch nhầy lợi khuẩn tiết ra trám lên thành ruột tạo thành lớp lá chắn kép bảo vệ vững chắc. Đặc biệt là lợi khuẩn Bifidobacterium (gọi tắt là Bifido) vì đây là lợi khuẩn chính yếu, chiếm hơn 90% tổng số lợi khuẩn đường ruột, lại cư trú chủ yếu ở đại tràng.

Nhưng nhược điểm lớn nhất của lợi khuẩn Bifido là bị tiêu diệt gần như hoàn toàn khi đi qua môi trường axit của dạ dày. Chính vì vậy, việc bổ sung lợi khuẩn Bifido để tái tạo lớp lá chắn bảo vệ đại tràng là rất khó khăn, nên người viêm đại tràng mãi không thoát khỏi vòng luẩn quẩn, khỏi lại bị lại.

Để khắc phục điều này, các nhà khoa học Nhật Bản đã sáng chế ra công nghệ đột phá, bao bọc, giúp đưa được lợi khuẩn Bifido sống đi qua được môi trường khắc nghiệt của dạ dày xuống đến ruột non và đại tràng an toàn.

Việc bổ sung lợi khuẩn Bifido từ các loại men vi sinh sử dụng công nghệ cao của Nhật Bản sẽ giúp tái tạo hệ lông nhung, lớp dịch nhầy giúp đại tràng được che chắn, bảo vệ, giảm dần tình trạng đi ngoài phân sống, phân lỏng, nát, táo,…giúp bụng dạ sẽ êm ru nhẹ nhõm, tinh thần thoải mái.

Nguyễn Vinh

 

Vụ trao nhầm con ở Ba Vì: Không phải trường hợp duy nhất xảy ra ở Việt Nam

Mọi diễn biến trong vụ trao nhầm con ở Ba Vì đều giống như những gì vợ chồng anh Khiên (40 tuổi, Bình Phước) trải qua cách đây 2 năm.

Vụ việc Bệnh viện Đa khoa Ba Vì (Hà Nội) trao nhầm con cho hai gia đình vào 6 năm trước dù kết quả trao - nhận 2 đứa trẻ như thế nào cũng khiến bao người xót xa. Bởi cả hai gia đình đã gắn bó với đứa trẻ dù không phải máu mủ của mình suốt 6 năm trời. 

Anh Phùng Giang Sơn (28 tuổi, bố ruột của 1 trong 2 bé trai) cho biết từng ngày từng giờ mong con về với gia đình để chăm sóc.  Trong khi đó, chị Hương khẳng định chuyện giao nhận con vào lúc này là không hợp lý. "Thực tâm, tôi chưa thể chấp nhận được sự thật. Tôi không muốn gây khó dễ cho gia đình anh Sơn hay phía bệnh viện mà bản thân tôi muốn có thêm thời gian", chị tâm sự.

Tuy nhiên, đây không phải trường hợp tréo ngoe nhầm con duy nhất ở Việt Nam. Cách đây 2 năm, gia đình anh Vũ Đình Khiên (40 tuổi, TX.Bình Long, Bình Phước) cũng đối diện với chuyện con gái bị trao nhầm tại bệnh viện khi vừa chào đời.

"Gia đình tôi cũng giống họ: muốn trao - nhận con nhưng gia đình bên kia không chịu"

Anh Khiên cho biết, những ngày qua đã đọc tin tức về vụ trao nhầm con ở Ba Vì. Vợ chồng anh khá sốc và buồn khi có gia đình gặp phải chuyện như năm xưa anh đã trải qua.

"Qua báo đài, tôi biết được câu chuyện trao nhầm con ngoài Hà Nội. Thời điểm con của họ bị bệnh viện trao nhầm cùng năm với gia đình tôi. Nhưng tôi may mắn hơn họ đã đón con về từ 2 năm trước, còn diễn biến vụ việc đều giống những gì vợ chồng tôi trải qua", anh Khiên tâm sự.

Theo đó, cuối năm 2012, vợ anh Khiên với chị Liên (24 tuổi, bản Sóc, huyện Hớn Quản), sinh hai bé gái cùng giờ, cùng ngày tại Bệnh viện đa khoa Bình Long và bị trao nhầm con.

Vụ trao nhầm con ở Ba Vì: Không phải trường hợp duy nhất xảy ra ở Việt Nam

Giờ Lan Anh đã có thể chơi và thân thiết với chị gái ruột.

Khi lớn lên, con gái anh Khiên trở thành đề tài "nói ra nói vào" của hàng xóm vì không giống ai trong gia đình. "Lúc ấy, tôi cũng sinh nghi về tình cảm của vợ rồi tự hỏi con gái có phải con ruột của mình? Tuy nhiên, tôi chỉ để bụng, không dám tâm sự với ai để tránh chuyện vợ chồng tan vỡ", anh Khiên nhớ lại.

Đầu tháng 5/2016, bố vợ anh đi bán bánh mỳ dạo tình cờ thấy một bé gái con người dân tộc giống đứa con đầu của anh Khiên. Ông đã về nhà thông báo và thuyết phục hai vợ chồng mang bé Ngọc Yến (đứa con gái đã nuôi dưỡng hơn 3 năm – PV) đi xét nghiệm ADN.

Kết quả cho ra hai cha con anh không cùng huyết thống. Vợ chồng anh liền khiếu nại bệnh viện, đồng thời đề nghị xét nghiệm ADN con gái của chị Liên sinh cùng thời điểm đó, mới biết hai bên bị trao nhầm con gần 4 năm qua. 

Sự việc xảy ra, đại diện bệnh viện đã gặp mặt xin lỗi, bồi thường mỗi gia đình 20 triệu đồng và yêu cầu trao trả các bé cho cha mẹ ruột. Tuy nhiên chồng chị Liên không chấp nhận việc trao trả con.

Anh Khiên tâm sự: "Chồng chị Liên cho rằng mức bồi thường của bệnh viện chưa thỏa đáng so với những gì gia đình họ phải chịu đựng. Vì vậy anh muốn ra tòa để giải quyết, việc trao nhận con ruột giữa hai bên gia đình vì thế mà không thể giải quyết ngay được. 

Khi ấy, vợ tôi mất ăn mất ngủ rồi lâm bệnh vì thương xót con gái ruột. Tôi đành lặn lội vào bản Sóc cầu xin chị Liên và gia đình giúp đỡ chúng tôi được nhận con gái ruột. Tôi cũng hứa sẽ cho bé làm con nuôi của họ…".

Vụ trao nhầm con ở Ba Vì: Không phải trường hợp duy nhất xảy ra ở Việt Nam

3 cô con gái nhỏ của vợ chồng anh Khiên luôn quan tâm, chơi cùng nhau khi ở nhà.

Sau thời gian thuyết phục gia đình bên kia, vợ chồng anh Khiên đã được đón bé Lan Anh (con ruột) về nhà. Nhớ lại phút giây "chia tay"  bé Ngọc Yến, vợ chồng anh Khiên đau thắt khi nghĩ tới tiếng khóc gào "Con thương ba mẹ, sao nỡ bỏ con". Trong khi đó, ở bản Sóc, bé Lan Anh cũng gào khóc, không chịu rời mẹ Liên.

 

Nuôi dưỡng cả hai đứa trẻ dù cuộc sống khó khăn

Lo lắng bé Lan Anh và Ngọc Yến bị chấn động tâm lý, vợ chồng anh Khiên bàn bạc với gia đình chị Liên cho các con về sống chung, luân phiên mỗi nhà một tuần.  Ngoài ra, để không phải làm lại giấy khai sinh, hai bé đã đổi tên cho nhau: Lan Anh – Ngọc Yến.

Thời gian đầu về ở với bố mẹ ruột, Lan Anh khá trầm tính và rất yếu ớt. Nhiều lúc, bé không chịu nói cười, cứ ngồi lặng một góc rồi chảy nước mắt.

"Thấy con khóc, tôi hỏi vì sao con buồn thì con bé nói nhớ mẹ Liên và đòi về bản. Tôi phải dỗ dành con ở ngoài này chơi với chị hai, em Yến, hết tuần ba sẽ chở vào thăm mẹ. Nghe vậy, con bé mới chịu nín.

Tôi biết những lúc con bé khóc, vợ có buồn tủi nhưng không thể trách con được. Nó là một đứa trẻ, chưa hiểu được mọi chuyện, có sao thì nói vậy! Bởi thế tôi luôn động viên vợ rằng: Rồi con sẽ yêu thương em như đã từng yêu thương mẹ Liên", anh Khiên trải lòng.

Vụ trao nhầm con ở Ba Vì: Không phải trường hợp duy nhất xảy ra ở Việt Nam

Lan Anh (áo vàng) và Ngọc Yến vui vẻ cùng nhau đến trường.

Theo lời kể của anh Khiên, hơn một năm nay vì chuyện học tập của các con nên vợ chồng anh quyết định cuối tuần mới đưa lũ trẻ vào bản Sóc thăm mẹ. Ban đầu, chị Liên không chịu nhưng vì tương lai các con, anh nhất quyết làm vậy.

Anh tâm sự: "Cứ luân phiên mỗi tuần một nhà, bọn trẻ sẽ không ổn chút nào. Trong đó họ ăn uống chỉ có rau rừng với cơm trắng, tụi nhỏ sẽ không chịu được. Tôi sợ bé Lan Anh sẽ bị duy dinh dưỡng như hồi sống ở đó. Hơn nữa, cả hai đứa đều đến tuổi đi học chữ để chuẩn bị vào lớp 1".

Hiện tại, bé Lan Anh hoàn toàn hòa nhập được với cuộc sống mới và gia đình anh Khiên. Đặc biệt, Lan Anh và Ngọc Yến biết yêu thương, bảo vệ nhau khi đến trường. "Yến hay nhắc lại chuyện ngày xưa chị Lan Anh ở trong bản Sóc hoặc đêm chị khóc nhè đòi mẹ Liên…Khi đó, bé Lan Anh chỉ nhìn em rồi cười khì khì, chứ không buồn như trước.

Thực tâm, tôi và bà xã vẫn luôn đau đáu chuyện đó nhưng thấy chúng như vậy cũng bớt đi phần nào. Chúng tôi sẽ cố gắng làm lụng để cho cả hai đứa có một cuộc sống tốt nhất, bù đắp những thiệt thòi trước kia".

Vụ trao nhầm con ở Ba Vì: Không phải trường hợp duy nhất xảy ra ở Việt Nam

Sau 2 năm về với bố mẹ, Lan Anh đã tăng được 5kg và không còn suy dinh dưỡng như trước kia.

Anh Khiên cũng cho biết trong vụ trao nhầm con ở Ba Vì, hai gia đình cần bàn bạc kỹ lưỡng về chuyện tương lai của hai đứa trẻ. Nếu được, họ có thể nhận các con làm con nuôi bởi đó chính là giải pháp tốt nhất. Hai bé sẽ có hai gia đình, hai bố mẹ để yêu thương và được yêu thương. Anh cũng hi vọng, những người làm y tế sẽ cẩn trọng hơn để không có gia đình nào, đứa trẻ nào phải trải qua chuyện như vậy.

Minh Tâm

BV đa khoa huyện Ba Vì đã điều chuyển 2 nữ hộ sinh trong kíp trực trao nhầm con 6 năm trước sang làm công việc khác trong khi chờ xử lý.

Khi chị Hương sinh con thứ 2 càng lớn càng giống bố, trong khi con trai đầu không giống ai, từ đây, chồng nghi ngờ vợ rồi tình cảm rạn nứt.

Gia đình anh Sơn mong ngóng từng ngày được đón con ruột về chăm sóc nhưng gia đình còn lại chưa sẵn sàng.

Bộ Y tế chưa có quy định cụ thể khi trao-nhận con, mỗi bệnh viện tự xây dựng quy trình riêng.

 

Bào thai khỏe mạnh hay bị suy dinh dưỡng là dựa vào những yếu tố này

 - Có 4 yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Bào thai khỏe mạnh hay bị suy dinh dưỡng thai nhi chính là dựa vào những yếu tố này. 

 


Hãy cùng tìm hiểu các yếu tố đó là gì các mẹ nhé.

1. Tuổi tác của người mẹ

Cơ thể con người lớn lên và phát triển đến 25 tuổi mới thôi ngừng lớn và ngừng phát triển hoàn toàn. Tuy nhiên với phụ nữ từ 30 tuổi trở đi đã bắt đầu có dấu hiệu bị lão hóa, già cỗi. Vì thế khoảng thời gian sinh sản tốt nhất của con người là từ 25-30 tuổi. Nếu sinh trước 25 tuổi thì cơ thể người mẹ phát triển chưa trọn vẹn, vì còn phải chia sẻ với thai nhi các chất dinh dưỡng, còn nếu để tuổi quá lớn mới sinh con thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé, những đứa bé sinh ra có khả năng bị dị tật bẩm sinh cao hơn như hội chứng down, hở hàm ếch, sứt môi... Vì vậy sau 35 tuổi sinh đẻ sẽ không còn an toàn nữa.

Bào thai khỏe mạnh hay bị suy dinh dưỡng là dựa vào những yếu tố này


2. Sức khỏe của người mẹ

Sức khỏe của mẹ sẽ quyết định sức khỏe của bé: Nếu mẹ khỏe mạnh sẽ đẻ ra những em bé khỏe mạnh. Còn nếu trong quá trình mang thai mẹ bị ốm sốt thì bé sinh ra sẽ mắc những dị tật bẩm sinh. 

Các mẹ nếu có bệnh thì nên chữa hẳn cho khỏi bệnh mới nên mang thai, và bệnh của mẹ có thể lây truyền sang con nên trước khi có ý định mang thai cần đi khám sức khỏe xem mẹ có thật sự an toàn khi mang bầu bé không.

3. Dinh dưỡng của người mẹ

Dinh dưỡng của người mẹ rất quan trọng cả khi bé đang trong bụng mẹ và khi cho con bú. Trong bụng mẹ, nguồn dinh dưỡng của mẹ sẽ theo máu qua nhau thai cung cấp cho bé, vì vậy mẹ vừa ăn cho mình lại vừa ăn cho con. 

Thành phần khi bé càng ngày càng lớn trong bụng mẹ thì lại càng cần cung cấp đủ số lượng và chất lượng. Mẹ cần ăn cả tinh bột như cơm ngô khoai để bé to và bụ bẫm, ăn các thức ăn nhiều đạm, canxi như thịt, cá, trứng, tôm đẻ giúp hình thành các cơ quan trong cơ thể bé tốt hơn. Rau xanh và hoa quả để có nhiều chất khoáng, vitamin giúp bé sáng mắt khỏe mạnh.

Các mẹ cần ăn uống điều độ thì tương lai sau này của con sẽ là đứa trẻ khỏe mạnh,cơ thể cân đối, không bị suy dinh dưỡng.

4. Điều kiện lao động của mẹ khi đang bầu

Khi mang thai các mẹ cần tiêu hao năng lượng nhiều hơn để vừa làm việc, vừa là để cho thai nhi phát triển và dự trữ sinh em bé sau này.

Bình thường chúng ta lao động đã phải tiêu hao năng lượng, lao động càng nặng thì tiêu hao năng lượng càng nhiều.

Cuối thai kỳ (tức sau 9 tháng 10 ngày), bà mẹ phải tăng được 12 kg trở lên, 3 tháng đầu chỉ tăng 1 kg, 3 tháng thứ 2 tăng 5kg, 3 tháng cuối mỗi tháng tăng 2 kg. Số cân nặng này chia cho bào thai, rau thai, nước ối và máu hết 7,5kg, 5kg còn lại được chuyển vào mô mỡ dự trữ để tiết sữa nuôi con.

Nếu mẹ chỉ tăng được 6-7 kg trong thời kỳ mang thai thì sau khi sinh con, mẹ không còn gì để sinh sữa. Điều này giải thích vì sao ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bà mẹ bị ít sữa, mất sữa sớm, không có sữa để nuôi con.

Tóm lại, 4 yếu tố trên đây sẽ quyết định bào thai khỏe mạnh hay bị để các mẹ biết cách can thiệp đúng thời gian và khẩu phần ăn của mình sao cho hợp lý.

Thanh Thương (tổng hợp)

 

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

Cha mẹ nào cũng cần biết quy trình ở BV để không bị trao nhầm con

- Bộ Y tế chưa có quy định cụ thể khi trao-nhận con, mỗi bệnh viện tự xây dựng quy trình riêng.

Câu chuyện  cách đây 6 năm tại BV đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội khiến không ít gia đình chuẩn bị sinh con lo lắng. Vậy quy trình "chuẩn" tại các BV phụ sản hiện nay ra sao?

Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế thừa nhận đến nay Bộ vẫn chưa có quy trình chuẩn, thay vào đó mỗi BV tự xây dựng một quy trình riêng.

Tại BV Phụ sản TƯ, PGS.TS Vũ Bá Quyết cho biết, để tránh nhầm lẫn, nhiều năm nay, BV sử dụng dây bấm cố định bằng nhựa mềm cho cả mẹ và con, quy định bé gái màu hồng, bé trai màu xanh, con đeo vào chân, mẹ đeo vào tay. Trên mỗi dây bấm điền đủ 3 thông tin gồm: Mã số, tên mẹ, tên con.

Đồng thời trước khi ra viện, cha mẹ phải xuất trình giấy chứng nhận ra viện, bảo vệ kiểm tra kĩ các thông tin mới được bế con về nhà.

Cha mẹ nào cũng cần biết quy trình ở BV để không bị trao nhầm con
Tại BV Bạch Mai, trẻ được đeo dây nhựa mềm có bấm cố định có mã số, họ tên cả mẹ và con  


Tại BV Bạch Mai, PGS.TS Phạm Bá Nha Trưởng khoa Phụ sản cho biết, hơn 10 năm về trước, BV vẫn áp dụng cách đeo mã số vào cổ rồi viết cả tên mẹ, tên con vào đùi nhưng sau thấy có một số trường hợp bị rơi số, mờ chữ khi tắm rửa nhưng đã phát hiện kịp thời nên 4-5 năm nay, BV đã áp dụng quy trình mới.

Tương tự như BV Phụ sản TƯ, BV Bạch Mai áp dụng dây nhựa mềm nút cố định trên điền đầy đủ mã số 2 mẹ con, họ tên mẹ, họ tên con.

"Để chắc chắn, chúng tôi cho con đeo 2 dây vào chân, mẹ đeo vào tay. Dây này có bấm nút chết nên phải dùng kéo cắt mới lấy ra được. Vì dùng mực viết chuyên dụng nên có tắm rửa cũng không lo bị mờ nên các gia đình hoàn toàn yên tâm", PGS Nha chia sẻ.

Theo PGS Nha, rất nhiều nước trên thế giới đã có cách quản lý mẹ-con sau sinh hiện đại hơn là cấp cho mỗi bé mới sinh một mã ID, chỉ cần quẹt là ra thông tin mẹ, cha, thậm chí còn theo dõi được bé đó đang di chuyển đến vị trí nào. Tuy nhiên hệ thống này khá đắt, hơn 1 tỷ đồng.

"Hiện mỗi BV có quy trình kiểm soát riêng để không nhầm lẫn mẹ-con, tuy nhiên do chưa có quy trình chuẩn nên vẫn có nhiều BV không đủ điều kiện áp dụng các loại dây đặc biệt, vẫn rơi, vẫn tuột mã số, dễ nhầm lẫn", GPS Nha nói.

 

Là một trong những BV phụ sản lớn nhất miền Bắc, mỗi năm BV phụ sản Hà Nội đỡ đẻ gần 40.000 trường hợp nhưng suốt hơn 20 năm qua, chưa để xảy ra trường hợp nhầm lẫn mẹ-con nào.

Cha mẹ nào cũng cần biết quy trình ở BV để không bị trao nhầm con
Tại BV Phụ sản Hà Nội, trẻ và mẹ được đeo thẻ nhựa mica


Bà Trương Thị Mỹ Hà, Điều dưỡng trưởng BV cho biết, bé mới sinh sẽ được đeo số theo thứ tự, ép bằng nhựa mica nên không lo nhoè hay mờ số. Trong đó mẹ được đeo vào tay, con đeo vào cổ.

Những số này được đeo theo cặp ngay tại bàn đẻ, bàn đón mổ. Người đeo số cho 2 mẹ con cũng là người trực tiếp ghi hồ sơ bệnh án để tránh nhầm lẫn.

Khi bàn giao trẻ tại giường bệnh, nhân viên y tế chỉ bàn giao con cho bà mẹ, không giao cho bất kỳ ai sau khi đã đối chiếu số mẹ, số con trùng khớp và kiểm tra thêm giới tính của trẻ.

Thúy Hạnh

Gia đình anh Sơn đã nói chuyện với con, cho con thường xuyên đi lại để gặp mẹ ruột và bé rất vui.

Sự việc trao nhầm con ở bệnh viện Ba Vì, Hà Nội xảy ra đã 6 năm nên cả 2 nữ hộ sinh đều không nhớ, chỉ đến khi mở hồ sơ bệnh án mới nhận ra chữ ký của mình.

BV đa khoa huyện Ba Vì đã điều chuyển 2 nữ hộ sinh trong kíp trực trao nhầm con 6 năm trước sang làm công việc khác trong khi chờ xử lý.

Gia đình anh Sơn mong ngóng từng ngày được đón con ruột về chăm sóc nhưng gia đình còn lại chưa sẵn sàng.

Khi chị Hương sinh con thứ 2 càng lớn càng giống bố, trong khi con trai đầu không giống ai, từ đây, chồng nghi ngờ vợ rồi tình cảm rạn nứt.

 

Bài đăng phổ biến