- Bộ Y tế chưa có quy định cụ thể khi trao-nhận con, mỗi bệnh viện tự xây dựng quy trình riêng.
Câu chuyện cách đây 6 năm tại BV đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội khiến không ít gia đình chuẩn bị sinh con lo lắng. Vậy quy trình "chuẩn" tại các BV phụ sản hiện nay ra sao?
Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế thừa nhận đến nay Bộ vẫn chưa có quy trình chuẩn, thay vào đó mỗi BV tự xây dựng một quy trình riêng.
Tại BV Phụ sản TƯ, PGS.TS Vũ Bá Quyết cho biết, để tránh nhầm lẫn, nhiều năm nay, BV sử dụng dây bấm cố định bằng nhựa mềm cho cả mẹ và con, quy định bé gái màu hồng, bé trai màu xanh, con đeo vào chân, mẹ đeo vào tay. Trên mỗi dây bấm điền đủ 3 thông tin gồm: Mã số, tên mẹ, tên con.
Đồng thời trước khi ra viện, cha mẹ phải xuất trình giấy chứng nhận ra viện, bảo vệ kiểm tra kĩ các thông tin mới được bế con về nhà.
Tại BV Bạch Mai, trẻ được đeo dây nhựa mềm có bấm cố định có mã số, họ tên cả mẹ và con |
Tại BV Bạch Mai, PGS.TS Phạm Bá Nha Trưởng khoa Phụ sản cho biết, hơn 10 năm về trước, BV vẫn áp dụng cách đeo mã số vào cổ rồi viết cả tên mẹ, tên con vào đùi nhưng sau thấy có một số trường hợp bị rơi số, mờ chữ khi tắm rửa nhưng đã phát hiện kịp thời nên 4-5 năm nay, BV đã áp dụng quy trình mới.
Tương tự như BV Phụ sản TƯ, BV Bạch Mai áp dụng dây nhựa mềm nút cố định trên điền đầy đủ mã số 2 mẹ con, họ tên mẹ, họ tên con.
"Để chắc chắn, chúng tôi cho con đeo 2 dây vào chân, mẹ đeo vào tay. Dây này có bấm nút chết nên phải dùng kéo cắt mới lấy ra được. Vì dùng mực viết chuyên dụng nên có tắm rửa cũng không lo bị mờ nên các gia đình hoàn toàn yên tâm", PGS Nha chia sẻ.
Theo PGS Nha, rất nhiều nước trên thế giới đã có cách quản lý mẹ-con sau sinh hiện đại hơn là cấp cho mỗi bé mới sinh một mã ID, chỉ cần quẹt là ra thông tin mẹ, cha, thậm chí còn theo dõi được bé đó đang di chuyển đến vị trí nào. Tuy nhiên hệ thống này khá đắt, hơn 1 tỷ đồng.
"Hiện mỗi BV có quy trình kiểm soát riêng để không nhầm lẫn mẹ-con, tuy nhiên do chưa có quy trình chuẩn nên vẫn có nhiều BV không đủ điều kiện áp dụng các loại dây đặc biệt, vẫn rơi, vẫn tuột mã số, dễ nhầm lẫn", GPS Nha nói.
Là một trong những BV phụ sản lớn nhất miền Bắc, mỗi năm BV phụ sản Hà Nội đỡ đẻ gần 40.000 trường hợp nhưng suốt hơn 20 năm qua, chưa để xảy ra trường hợp nhầm lẫn mẹ-con nào.
Tại BV Phụ sản Hà Nội, trẻ và mẹ được đeo thẻ nhựa mica |
Bà Trương Thị Mỹ Hà, Điều dưỡng trưởng BV cho biết, bé mới sinh sẽ được đeo số theo thứ tự, ép bằng nhựa mica nên không lo nhoè hay mờ số. Trong đó mẹ được đeo vào tay, con đeo vào cổ.
Những số này được đeo theo cặp ngay tại bàn đẻ, bàn đón mổ. Người đeo số cho 2 mẹ con cũng là người trực tiếp ghi hồ sơ bệnh án để tránh nhầm lẫn.
Khi bàn giao trẻ tại giường bệnh, nhân viên y tế chỉ bàn giao con cho bà mẹ, không giao cho bất kỳ ai sau khi đã đối chiếu số mẹ, số con trùng khớp và kiểm tra thêm giới tính của trẻ.
Thúy Hạnh
Gia đình anh Sơn đã nói chuyện với con, cho con thường xuyên đi lại để gặp mẹ ruột và bé rất vui.
Sự việc trao nhầm con ở bệnh viện Ba Vì, Hà Nội xảy ra đã 6 năm nên cả 2 nữ hộ sinh đều không nhớ, chỉ đến khi mở hồ sơ bệnh án mới nhận ra chữ ký của mình.
BV đa khoa huyện Ba Vì đã điều chuyển 2 nữ hộ sinh trong kíp trực trao nhầm con 6 năm trước sang làm công việc khác trong khi chờ xử lý.
Gia đình anh Sơn mong ngóng từng ngày được đón con ruột về chăm sóc nhưng gia đình còn lại chưa sẵn sàng.
Khi chị Hương sinh con thứ 2 càng lớn càng giống bố, trong khi con trai đầu không giống ai, từ đây, chồng nghi ngờ vợ rồi tình cảm rạn nứt.