Hình ảnh hàm răng chỉa ngược ra ngoài đang được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội. Nhưng sự thật đằng sau nó khiến nhiều người phải bất ngờ.
Ngày 19/7 vừa rồi, một fanpage tại Thái Lan đã chia sẻ hình ảnh một hàm răng đang được đeo niềng. Nhưng không giống như bình thường, hàm trên của người niềng chĩa thẳng ra khỏi miệng, thậm chí lộ hết chân răng bên trong. Hình ảnh này lập tức nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng châu Á.
Mạng xã hội Thái Lan dậy sóng vì hàm răng "lỗi"
Được biết, hàm răng "lỗi" bên trên là tác phẩm của một bác sĩ nha khoa không được cấp phép tại Philippines. Khi khách hàng đến làm răng, đã được bác sĩ lắp móc cài và dây thép như bình thường nhưng không may lực tác dụng của dây thép này quá lớn, đã khiến hàm răng của cô gái bị kéo ngửa ra ngoài. Điều đáng buồn là hàm răng này không có cách nào quay trở lại như trước được nữa.
Niềng sai cách đã khiến hàm răng kéo ngược ra ngoài
Có thể thấy chỉ vì sai sót mà hàm răng của khách hàng đã hỏng vĩnh viễn. Việc niềng răng sai không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy khi niềng răng bạn cần chú ý gì?
1. Niềng răng là gì?
– hay còn gọi là chỉnh nha là một thuật ngữ được sử dụng trong nha khoa, là một phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa để sắp xếp lại các răng mọc lệch lạc, hô, móm, thưa,..để mang lại cho bạn vẻ đẹp thẩm mỹ khi cười cũng như cho khuôn mặt.
Niềng răng có nhiều loại nhưng kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất ở thời điểm hiện tại là chỉnh nha cố định. Người bệnh sẽ được gắn mắc cài (là các hạt bằng kim loại, sứ hoặc nhựa) lên mặt răng và bác sĩ lắp các sợi dây cung thép vào các hạt này để giúp răng di chuyển, khắc phục tình trạng răng hô, móm,... Quá trình niềng răng sẽ mất thời gian trung bình khoảng 18 - 30 tháng (1,5 - 2,5 năm).
Niềng răng cố định là phương pháp được nhiều người lựa chọn
Nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế cho thấy phương pháp điều trị này rất phức tạp và khó khăn cần đến những bệnh viện, bác sĩ uy tín, nhiều kinh nghiệm. Người bị điều chỉnh nha không đúng có thể khiến răng bị nghiêng, các răng không khít nhau, làm mất thẩm mỹ và dễ tái phát, ăn uống khó khăn, hay bị mỏi, đau khớp hàm… Nếu người làm không có kinh nghiệm còn có thể khiến bệnh nhân bị lòi chân răng, viêm tuỷ răng, răng lung lay, thời gian điều trị kéo dài.
2. Những điều bạn cần chú ý khi niềng răng?
Thói quen sinh hoạt và cách bảo vệ của răng miệng của bạn quyết định rất nhiều trong sự thành công của việc niềng răng. Trong thời gian dài niềng răng, bạn cần chú ý những điều sau:
- Đánh răng đúng cách: Việc đánh răng với người niềng răng khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với bình thường. Nguyên nhân là sau khi niềng răng, các móc cài, dây niềng, lò xo, các sợi chun cao su… có thể giữ lại thức ăn và mảng bám trên răng. Nếu không được làm sạch đúng cách, chúng sẽ trở thành những yếu tố làm hại men răng và gây viêm lợi nghiêm trọng.
Bạn cần chú ý tới việc chọn bàn chải lông mềm và kem đánh răng có khả năng làm sạch cao. Ngoài ra, bạn cũng cần sự trợ giúp của chỉ nha khoa để loại bỏ triệt để thức ăn thừa.
- Sử dụng thực phẩm mềm: Trong thời gian niềng răng bạn nên tích cực sử dụng các thức ăn mềm, dễ nhai nuốt để tránh đau mỏi hàm, hay làm lệch, đứt niềng răng. Bạn cũng nên chú ý khi ăn thức ăn dai, cứng, phải nhai nhiều như kẹo, thịt khô, các loại hạt,... Đối với các loại hoa quả, bạn có thể dùng kéo cắt nhỏ để ăn dễ dàng hơn.
Trong thời gian niềng răng, bạn nên ưu tiên những đồ ăn mềm
- Tái khám đúng hẹn: Việc đi khám theo lịch trình sẽ giúp bác sĩ theo dõi sát quá trình dịch chuyển của răng để đưa ra những điều trị đúng đắn nhất.
An An (Dịch theo Kapook, Dentalhealth)
Niềng răng đang trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ với mong muốn thay đổi diện mạo. Nha sĩ Vân Ngọc, TP.HCM đã chia sẻ về gói niềng răng giá rẻ chất lượng tốt trên thị trường.
Bác sĩ đã buộc phải nhổ bỏ cả hàm răng của chàng trai trẻ sau khi anh chàng uống liên tục 6 lít nước ngọt có ga mỗi ngày trong suốt 10 năm qua.
Có khá nhiều loại thực phẩm mà bạn cần tránh để giữ hàm răng luôn khỏe mạnh, trắng sáng.
BS buộc phải đình chỉ thai để điều trị kháng sinh do răng khôn áp xe nặng, tạo ổ mủ, thủng má.