- Thêm 2 bé trai 4 tuổi và 10 tuổi bị chó nhà nuôi cắn rất thương tâm, phải nhập viện cấp cứu.
Mới nhất, BS Hồ Ngọc Minh, Khoa Chấn thương Chỉnh hình và Y học Thể thao, BV Xanh Pôn, Hà Nội chia sẻ câu chuyện ám ảnh về trường hợp bé trai 4 tuổi ở Hà Nội bị cho cắn.
Khi được bố mẹ đưa vào BV Xanh Pôn, toàn bộ vùng da mạng sườn và đùi phải đã bị cắn lóc hết từng mảng.
Sau khi cấp cứu, tự tay BS Minh cầm bệnh án sang Viện Dịch tễ TƯ nhờ qua BV tiêm phòng cho bệnh nhi.
Hình ảnh vết cắn bé trai 4 tuổi (trái) và vết thương sâu đến tận xương trên cánh tay bé 10 tuổi |
BS Minh cho biết, những vết chó cắn nhỏ ở tay chân anh gặp nhiều, nặng hơn thì mỗi tháng có 1 ca nhưng trường hợp như bệnh nhi 4 tuổi rất hiếm gặp.
Vào ngày 22/7 vừa qua, khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai cũng tiếp nhận 1 bé trai 10 tuổi (Hưng Yên) đến cấp cứu trong tình trạng có nhiều vết thương hở sâu do chó cắn vào gáy và tay.
Cháu bé bị chó nhà cắn trong lúc cho chó ăn. Cánh tay gần như bị nát với các vết cắn nham nhở, sâu đến tận xương
Cách đó 3 ngày, TS Lê Việt Khánh, Phó trưởng khoa Cấp cứu Tiêu hoá, BV Việt Đức thông tin về trường hợp bé gái 8 tháng tuổi tử vong do sốc mất máu sau khi bị chó ngao hơn 40kg của nhà cắn. Khi bà mẹ nhìn thấy con bị chó cắn, chị chạy vào giằng con cũng bị chó cắn nhiều nhát vào tay.
Chỉ trong thời gian ngắn, liên tiếp các trường hợp trẻ nhỏ bị chó dữ cắn đã gióng lên hồi chuông cảnh báo với các gia đình trước trào lưu nuôi chó dữ làm cảnh.
Các chuyên gia cảnh báo, những loài chó Tây có đặc tính hung dữ, dễ gây nguy hiểm nếu không được huấn luyện bài bản, đúng cách, người nuôi phải am hiểu về đặc tính của chúng, nếu mua theo kiểu trào lưu dễ rước họa vào thân.
Câu chuyện đau thương vào năm 2016, khi anh Trần Văn D. (Ba Đình, Hà Nội) bị 4 con chó nuôi (2 con thuộc giống Doberman và 2 con thuộc giống Rottweiler) tấn công, gây đa vết thương phần mềm ở cánh tay, khuỷu tay, chân, phải phẫu thuật nhiều lần.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 90 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y và một số lĩnh vực khác có hiệu lực từ 19/7/2017. Theo đó, nếu không đeo rọ mõm cho chó hoặc không buộc xích mà đưa ra nơi công cộng, chủ con vật sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng... Tuy nhiên, thực tế nhiều chủ nuôi chó vẫn ngó lơ quy định này.
Bộ Y tế khuyến cáo, ngay khi bị chó cắn, nếu mất máu nhiều, cần tập trung cầm máu trước. Sau đó sơ cứu rửa sạch vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước chảy liên tục từ 10-15 phút. Kế đó, rửa kỹ vết thương với cồn 70% hoặc cồn iod và đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm phòng vắc xin và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt.
Minh Anh
Trong lúc chơi đùa với chó, bé gái 8 tháng tuổi gặp nạn dẫn tới tử vong
Khi bị chó dại cắn, nữ bác sĩ chủ quan không đi tiêm phòng vì chẩn đoán chó chết do viêm đường hô hấp.
Cả 2 bé trai đều vào viện khi đã lên cơn dại, tỉnh táo nhưng sợ nước, sợ ánh sáng và khó thở.
Bé 2 tháng tuổi nằm ngủ một mình trên võng thì bị cho cắn nhiều vết trên mặt, chảy nhiều máu.
3 nạn nhân bị chó dại cắn nhưng đều chủ quan không tiêm phòng, trong đó có người phụ nữ làm nghề buôn chó.