- Kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày, nhiều gia đình lựa chọn những chuyến du lịch dài ngày. Vậy làm sao để có sức khỏe tốt cho một kỳ nghỉ lễ trọn vẹn?
Đây là lời khuyên từ y bác sĩ (TP.HCM) có thể sẽ giúp mọi người phòng tránh được những "tai nạn" không mong muốn trong kỳ nghỉ lễ 4 ngày (từ 28/4 tới hết 1/5).
Những "tai nạn" không mong muốn khiến kỳ nghỉ lễ kém vui |
Ngộ độc thực phẩm
TS.BS Lê Thị Tuyết Phượng - Trưởng khoa Nội tiêu hóa nói rằng chính là "sát thủ" của những cuộc vui.
Theo BS Phương, mọi người cần hạn chế ăn những đồ ăn lề đường, bán hàng rong, thay vào đó nên ăn chín, uống sôi, chọn lựa nguồn gốc thực phẩm rõ ràng (nhà hàng, khách sạn) là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.
Hãy rửa tay với xà phòng trước khi tiếp xúc với vật lạ và trước khi chế biến thức ăn, dùng bữa.
Bia rượu, đồ uống có cồn - dùng chừng mực. Rượu bia cũng là "kẻ phá bĩnh" trong mỗi cuộc vui. Khi đã uống bia rượu tuyệt đối không điều khiển phương tiện giao thông.
Tìm hiểu thông tin về tình hình dịch bệnh ở nơi đến để chủ động phòng chống dịch, bệnh.
Ngoài ra, chuẩn bị thêm quần áo thoáng mát, mũ đi mưa nắng, kính mát, kem chống nắng, chai nước rửa tay khô, khăn ướt, giấy ăn khô và bôi kem, xịt chống muỗi đốt.
Phòng chống đuối nước, chuột rút
Khi đi du lịch, tắm biển là một trong những hoạt động được nhiều gia đình ưa thích. Tuy nhiên, tắm biển, ao hồ cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, nhất là những vụ , ngạt nước, chuột rút ở cả người lớn và trẻ em.
Để tránh những trường hợp không mong muốn này, BS CK2 Trần Văn Dương - Phụ trách khoa Y học thể thao hướng dẫn, cần được huấn luyện kỹ năng bơi lội trước, không được uống rượu bia và các chất kích thích trước và trong khi tắm, tránh các vùng biển có cắm cảnh báo không an toàn.
Bắt buộc khởi động thật kĩ trước khi xuống nước. Nếu có trẻ tắm cùng, đừng rời mắt khỏi chúng. Đừng ra vùng biển quá sâu và nằm trong tầm quan sát của nhân viên cứu hộ.
Nhiều người đổ về các bãi biển để vui chơi kỳ nghỉ lễ |
Mang theo thuốc dự phòng
Theo ThS BS Võ Tuấn Khoa - Khoa Nội tiết, đối với những người đang điều trị những bệnh mãn tính, hạn chế di chuyển nhiều vị trí nhiều nơi trong ngày và nên mang theo máy thử đường, đo huyết áp...và cùng nên mang dư thuốc so với số ngày đã dự định.
Những trường hợp du lịch nước ngoài, cần yêu cầu bác sĩ điều trị cho thêm toa thuốc bằng tiếng Anh để phòng trường hợp thuốc không đủ hoặc mất thuốc.
Nên mang theo một túi sơ cứu y tế với những đồ dùng không thể thiếu: Băng Urgo, băng cuộn y tế, miếng gạc, miếng dán cổ chân, găng tay y tế, cùng các loại thuốc khác nhau như: Thuốc giảm đau hay hạ sốt, kem bôi vết thương, thuốc chống tiêu chảy, thuốc nhỏ mắt, thuốc trị bệnh say tàu xe, các thuốc cho bệnh cá nhân...
Trang bị "mẹo" khi đi du lịch
Theo BS CK1 Đinh Thị Thanh Nhàn - Khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng, cần trang bị cho mình những "mẹo" tốt cho sức khỏe khi đi du lịch và vai trò của kiến thức y học cổ truyền sẽ phát huy tác dụng trong trường hợp này.
Nếu đi du lịch mà nhức mỏi chân tay, hãy thư giãn bằng nước ấm. Để chống say xe, dùng thảo dược như gừng, chanh, vỏ bưởi. Nên mang theo dầu nóng để xoa khớp gối, bả vai.
Khi bị dị ứng hải sản hoặc ngộ độc thực phẩm, cách tốt nhất là cho bệnh nhân uống nước sắn dây, pha chanh và ít đường để đào thải độc tố. Chà chanh lên vị trí côn trùng cắn sẽ làm bão hòa độc tố.
Do nuốt phải những viên bi có từ tính khiến ruột dính lại với nhau, bác sĩ buộc phải cắt bỏ 1 đoạn ruột mới lấy được dị vật ra ngoài.
Dù 5 phòng mổ BV Việt Đức đã hoạt động hết công suất nhưng nhiều bệnh nhân vẫn phải chờ vì quá tải.
Vào những dịp lễ tết, chúng ta thường tiêu thụ lượng calo gấp đôi hàng ngày...
Ngày đầu đi làm sau kì nghỉ lễ dài ngày thường gây uể oải cho bạn. Dưới đây là những mẹo hay giúp bạn sớm thoát khỏi sự uể oải, mệt mỏi sau kì nghỉ dài ngày.
5 phòng mổ tại Bệnh viện Việt Đức chạy hết công suất do nhiều bệnh nhân bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông. Đến sáng 3/5, vẫn còn 15 trường hợp phải chờ mổ.
Văn Đức