Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

Trẻ sơ sinh có dạ dày, quai ruột 'chui' lên lồng ngực

Kết quả xét nghiệm, siêu âm ổ bụng và chụp XQuang của bé cho thấy hình ảnh dạ dày, quai ruột chiếm toàn bộ phổi trái, đẩy tim và trung thất sang phải.

Ngày 26/4, Khoa Sản Bệnh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận sản phụ Đồng Thị Ngọc T. (27 tuổi) thường trú tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Sản phụ chuyển mổ trong tình trạng thai chuyển dạ lần 2, thai 38 tuần 5 ngày. Trước đó ở tuần thai thứ 28 sau khi đi khám thai, qua siêu âm phát hiện thai nhi bị thoát vị hoành trái. Được chỉ định phẫu thuật mổ lấy thai tại bệnh viện.

Sau phẫu thuật lấy ra một thai nhi, nặng 2.700gr, sau sinh trẻ suy hô hấp, xuất hiện tím quanh môi, bé được chuyển Khoa Sơ sinh chăm sóc đặc biệt. Tại Khoa Sơ sinh trẻ được an thần, thở máy SIMV, kháng sinh và dịch nuôi dưỡng.

Kết quả xét nghiệm, siêu âm ổ bụng và chụp XQ của bé cho thấy hình ảnh dạ dày, quai ruột chiếm toàn bộ phổi trái, đẩy tim và trung thất sang phải. Qua hội chẩn chuyên khoa các bác sỹ Chẩn đoán bé bị Thoát vị hoành trái và chỉ định phẫu thuật mổ nội soi cấp cứu khâu cơ hoành cho bé. Tiên lượng nếu không kịp thời được mổ để sắp xếp lại vị trí, nguy cơ tử vong ở trẻ rất cao. 

trẻ sơ sinh,thoát vị
trẻ sơ sinh,thoát vị
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi

Trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ phát hiện toàn bộ hồi tràng, đại tràng trái, lách, tuyến thượng thận trái thoát vị nằm hoàn toàn trên khoang màng phổi trái và tiến hành phẫu thuật trả các tạng thoát vị về ổ bụng cho bé.

Ca phẫu thuật diễn ra trong vòng khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ đã thành công tốt đẹp. Hiện tại bé đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, và đang được điều trị tích cực tại Phòng Hậu Phẫu bệnh viện và tiên lượng bệnh nhân sớm ổn định. Kíp mổ do BS Nguyễn Quốc Hùng; BS Bùi Hải Nam; BS Trịnh Trương Tuyên; BS gây mê Đỗ Văn Tùng và các kỹ thuật viên tiến hành.

 

BS Trịnh Trương Tuyên cho biết thoát vị hoành bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là hiện tượng các tạng từ ổ bụng chui lên lồng ngực qua lỗ khuyết bẩm sinh, thường ở vị trí lỗ sau và bên trái của cơ hoành. Tùy thuộc vào lỗ thoát vị to hay nhỏ mà các phủ tạng có thể chui lên lồng ngực như dạ dày, ruột non, lách.

Bác sĩ khuyến cáo: Các Bà mẹ mang thai tháng 5 trở đi có thể phát hiện ra thai nhi bị bệnh này, nếu được siêu âm thì sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời đưa các tạng này về đúng vị trí sinh lý và khâu chỗ thoát vị hoành lại. Tuy nhiên nếu để sinh ra mới phát hiện thì tỷ lệ tử vong là rất cao.

Vừa chào đời, bé gái tại Quảng Ninh được phát hiện bị thoát vị rốn khiến ruột và nội tạng lộ ra ngoài thành bụng.

Các bác sĩ hết sức kinh ngạc khi em bé chào đời với 2 chân dính liền như đuôi cá và tay dính liền giống vây cá.

Phép màu kỳ diệu đã đến với bé khi sinh ra nặng chưa đầy nửa cân. Một bức ảnh chụp mang chiếc nhẫn cưới của cha ở cổ tay đã cho thấy em bé bỏng thế nào. 

Sau 5 ngày tiếp nhận 2 bé gái song sinh dính nhau phần mông, không thấy hậu môn, các bác sĩ ở TP HCM đã lên kế hoạch tách rời.

Bé gái chào đời nặng 2,4kg nhưng bị thoát vị dây rốn khiến toàn bộ ruột non, đại tràng bị lộ ra ngoài thành bụng.

Theo SK&ĐS

Bài đăng phổ biến