Bé 2 tháng tuổi nằm ngủ một mình trên võng thì bị cho cắn nhiều vết trên mặt, chảy nhiều máu.
Các bác sĩ khoa Răng hàm mặt - mắt, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, khoa vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp bé trai 2 tháng tuổi tại huyện Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu nhập viện trong tình trạng chảy nhiều máu, vết thương trên mặt nhiều vì bị .
Ngay lập tức bé đã được các bác sỹ khoa Răng hàm mặt- mắt phẫu thuật, cấp cứu kịp thời.
Mẹ của bé chia sẻ, do gia đình bất cẩn, chủ quan khi cho bé nằm ngủ một mình trên võng, còn gia đình lo nấu ăn dưới bếp nên đã không may để trường hợp trên xảy ra.
Cháu bé sau khi đã được các bác sĩ điều trị |
Đây cũng là một bài học lớn gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ cần phải chú ý nhiều hơn đến con trẻ, nhất là các gia đình có nuôi vật nuôi trong nhà cần có biện pháp để bảo vệ trẻ, hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với chó mèo nhất là vào mùa nắng nóng.
Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.
- Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.
- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
- Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.
- Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.
Lúc đang chơi đùa ở nhà, bé gái bất ngờ bị con chó nuôi lao vào cắn xé vùng mặt làm mất một mảng thịt.
Một bà mẹ mang thai bị chó dại cắn cách đây năm tháng. Đến khi sắp sinh con thì phát bệnh dại nên các bác sĩ phải mổ cứu lấy con.
3 nạn nhân bị chó dại cắn nhưng đều chủ quan không tiêm phòng, trong đó có người phụ nữ làm nghề buôn chó.
Bé trai trong clip liên tục phát ra tiếng kêu giống hệt tiếng chó sủa và ôm đầu vì đau dữ dội.
Liên tục có nhiều trường hợp trẻ bị chó nuôi trong nhà cắn. Vậy phải làm sao hạn chế việc trẻ bị chó cắn?
Theo SK&ĐS