Các bác sĩ bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết, dưới dự hỗ trợ chuyên môn của các bác sĩ bệnh viện Việt Đức, các bác sĩ BV đã tiến hành phẫu thuật thành công lấy bỏ khối kích thước 6 x 9 cm ra khỏi thận bên phải cho một người bệnh có sỏi thận san hô cả 2 bên.
Bệnh nhân là ông Bùi Văn Dĩnh 71 tuổi trú tại Hợp Thành – Thủy Nguyên – Hải Phòng.
Sỏi như hình san hô ở hai bên thận của bệnh nhân |
Ông Dĩnh cho biết, chưa bao giờ ông nghĩ mình lại có một khối sỏi to như vậy trong thận. Ông cho biết rằng mình rất ít khi đi kiểm tra sức khỏe, khi ở nhà thi thoảng ông có đi tiểu có lẫn máu nhưng không nghĩ là có bệnh gì vì vậy cũng không đi khám.
Lần này do tình cờ đi khám sức khỏe tại bệnh viện và phát hiện ra sỏi trong thận.
Các bác sĩ cho biết, trường hợp của bệnh nhân Dĩnh là 1 rất phức tạp vì sỏi san hô thận phức tạp cả 2 bên, hiếm gặp. Viên sỏi to lấp đầy toàn bộ các nhóm đài bể thận, nhìn như một tảng san hô dưới biển. Việc lấy sỏi rất khó khăn bởi khối sỏi có kích thước lớn và xù xì nhiều ngạnh, chỉ cần 1 sơ suất nhỏ có thể khiến cho người bệnh bị chảy máu, thậm chí phải cắt bỏ thận.
Sau khoảng 2 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã phẫu thuật thành công lấy khối sỏi thận phải kích thước 6 x 9 cm xù xì ra khỏi thận của người bệnh.
Sỏi san hô được lấy từ một bên thận của bệnh nhân |
Hiện tại sau phẫu thuật, sức khỏe người bệnh ổn định, dẫn lưu vùng mổ đã hết dịch, nước tiểu trong. Sau khi sức khỏe người bệnh ổn định sẽ được tiến hành phẫu thuật lấy bỏ khối sỏi san hô tại thận bên trái.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, khi bị đau vùng thắt lưng hoặc tiểu máu, tiểu buốt người bệnh nên đến bv để kiểm tra, không nên tự ý dùng thuốc tại nhà. Siêu âm thận, chụp Xquang ổ bụng là phương pháp cận lâm sàng cơ bản giúp phát hiện sỏi đường tiết niệu.
Bởi, nếu không điều trị sỏi sẽ tàn phá làm mất chức năng thận, gây ra những đợt nhiễm trùng thận tái đi tái lại, đôi khi nhiễm trùng nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng của người bệnh.
Sỏi thận hình thành khi nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao hay lượng nước tiểu quá ít, lắng đọng lại ở thận.
Cơn đau quặn thận xảy ra khi sỏi vào trong niệu quản gây tắc nghẽn dòng nước tiểu, đặc biệt khi sỏi di chuyển. Dễ nhầm lẫn với nhiều cơn đau khác, tuy nhiên cơn đau quặn thận thường cấp tính và yêu cầu xử trí cấp cứu.
Bệnh sỏi thận nếu phát hiện sớm sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Dưới đây là 7 dấu hiệu điển hình để nhận biết căn bệnh này.
Bài tập 20 phút của GS Lương Ngọc Huỳnh sẽ rất hiệu quả trong việc: giảm mỡ bụng, chống sỏi thận, nước tiểu sẫm màu…
Ít người biết lá xoài cũng là một vị thuốc, mang lại những lợi ích to lớn.
Theo Sức khỏe và Đời sống