- Hàng loạt các sai phạm của phòng khám Trung Quốc bị ngành chức năng TP.HCM xử phạt 715 triệu đồng. Hiện có 12 phòng khám đã dừng hoạt động.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, từ 17 Phòng khám có bác sĩ người Trung Quốc tham gia khám chữa bệnh đến nay chỉ còn 9 phòng khám hoạt động.
Tuy nhiên, các phòng khám Trung Quốc vẫn liên tục dính sai phạm và bị người bệnh phản ứng khi "vẽ bệnh lấy tiền".
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra phòng khám Trung Quốc ở TP.HCM |
Các vi phạm chủ yếu gồm: hồ sơ bệnh án không ghi chép đúng quy định, không công khai giá thuốc tại nhà thuốc phòng khám, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động.
Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung.
"Có bệnh nhân bị bác sĩ hù dọa nhiều bệnh lúc trong phòng phẫu thuật khiến hoá đơn lên tới 40 triệu" - ông Bỉnh nói và cho biết, đó là các bệnh khó nói (nam khoa, phụ khoa) người dân không có kiến thức.
Ngành y tế TP đã thanh, kiểm tra và xử phạt số tiền 517 triệu đồng.
Trong 9 phòng khám Trung Quốc còn lại, Thanh tra sở Y tế đã đề xuất tước giấy phép hoạt động có thời hạn đối với 4 cơ sở, gồm PKĐK Elizabeth, Nguyễn Trãi, Thế giới, 3/2, do hoạt động quá phạm vi chuyên môn.
3 phòng khám khác bị yêu cầu dừng hoạt động một số khoa để củng cố, thẩm định lại các điều kiện, như PKĐK Đại Đông củng cố khoa Sản; Phòng khám Hoàn Cầu củng cố khoa Ngoại; Phòng khám Thăng Long củng cố khoa Ngoại, khoa Sản.
Người bệnh thường bị "vẽ bệnh lấy tiền" ở các phòng khám Trung Quốc |
Sở Y tế TP.HCM đã yêu cầu các phòng khám thực hiện việc khi bệnh nhân vào khám bệnh phải được khám toàn diện và chẩn đoán một lần với phương án điều trị bàn bạc với người bệnh.
Khi nào người bệnh đồng ý điều trị và đồng ý tổng chi phí thì mới tiến hành điều trị.
Yêu cầu này nhằm tránh việc bệnh nhân được chẩn đoán nhiều lần, khi đang điều trị bệnh này thì lại được chẩn đoán thêm bệnh khác và cuối cùng thì có hàng loạt bệnh cùng lúc.
Phòng khám phải gửi về Sở Y tế bảng giá của tất cả dịch vụ để được xem xét và niêm yết công khai trên cổng thông tin của Sở.
Bảng giá phải được niêm yết tại phòng khám và công khai chi tiết cho bệnh nhân biết. Yêu cầu phòng khám ghi hóa đơn thu tiền phải ghi chi tiết từng khoản thu để bệnh nhân theo dõi.
Tất cả phòng khám không được thực hiện việc lưu bệnh qua đêm tại phòng khám.
Phòng khám phải nghiêm túc thực hiện khám chữa bệnh trong phạm vi danh mục kỹ thuật đã được Sở Y tế phê duyệt. Khi vượt ngoài danh mục phê duyệt sẽ xử lý tước phép hoạt động.
Bác sĩ phụ trách chuyên môn kỹ thuật của phòng khám phải có mặt trong thời gian phòng khám đăng ký hoạt động để điều hành hoạt động chuyên môn của phòng khám.
Cảnh báo phòng khám về hiện tượng bác sĩ phụ trách chuyên môn kỹ thuật và các bác sĩ trưởng khoa chỉ đăng ký đứng tên mà không có mặt để tham gia hoạt động, nếu Sở Y tế phát hiện ra việc "cho thuê, mượn" chứng chỉ hành nghề sẽ tiến hành xử lý nghiêm tước chứng chỉ hành nghề theo qui định.
Bộ trưởng Y tế thực sự "choáng" khi cùng thủ thuật cắt hẹp bao quy đầu mà ở phòng khám có bác sĩ Trung Quốc đắt hơn từ 150-200 lần so với bệnh viện công.
Phòng khám trải rộng trên 6 tầng nhưng cơ sở vật chất cũ kỹ với hàng loạt sai phạm. Bộ trưởng cho rằng bệnh nhân dũng cảm khi đến đây.
Chiều nay, đại diện Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết đã tạm đình chỉ hoạt động của Phòng khám Đa khoa 168 Hà Nội (Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội).
Sở Y tế TP.HCM yêu cầu Phòng khám đa khoa Phúc An tạm ngưng hoạt động 7 ngày tái kiểm tra, đánh giá các điều kiện hoạt động.
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với phòng khám y học cổ truyền Việt Tâm tại 987 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội do mắc nhiều sai phạm.
Đến khám tại đây, sau gần 1 giờ đồng hồ hỏi - đáp, việc khám bệnh xem như hoàn thành với toa thuốc chằng chịt chữ Tàu…
Văn Đức