- Trong cuộc sống hàng ngày các mẹ có thể có những hành động vô tình làm thai nhi của mình bị suy dinh dưỡng. Vậy những hành động đó là gì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây các mẹ nhé.
Trước hết mẹ cần hiểu suy dinh dưỡng bào thai là gì?
Suy dinh dưỡng bào thai là là sự phát triển chậm hoặc kém của thai nhi khi vẫn còn trong bụng mẹ, mặc dù trẻ được đủ tháng từ 270 đến 280 ngày tuổi nhưng cân nặng lúc đẻ thấp dưới mức 2500g.
Các mẹ có thể phát hiện sớm suy dinh dưỡng bào thai bằng cách kiểm tra qua các lần khám thai định kỳ. Các thông số như chiều cao, cân nặng, kích thước vòng bụng do bác sĩ chuẩn đoán có tương xứng với tuổi thai hay không. Đồng thời nếu trong quá trình mang thai mẹ chỉ tăng khoảng 6-7 kg thì sẽ nhận biết được thai nhi đang bị suy dinh dưỡng.
Những việc làm của mẹ khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng
Ăn quá nhiều
Có nhiều mẹ nghĩ rằng chỉ cần ăn nhiều thì bé trong bụng sẽ khỏe mạnh. Nhưng mẹ cần biết mẹ phải ăn đầy đủ các loại thực phẩm từ các nguồn dinh dưỡng khác nhau. Nếu chất lượng nguồn dinh dưỡng kém sẽ khiến thai nhi bị thiếu vi chất dinh dưỡng dẫn đến chậm phát triển.
Thai phụ ăn quá nhiều còn khiến bị béo phì, thừa cân, ảnh hưởng xấu đến em bé trong bụng như bị sinh non, sinh mổ, tiểu đường hoặc nặng hơn nữa là thai chết lưu. Hậu quả của việc mẹ ăn quá nhiều sẽ dễ dàng bị mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tiền sản giật…
Thiếu sắt
Trong thai kỳ nếu mẹ không cung cấp đủ sắt qua quá trình dưỡng thai thì bé phát triển cũng không toàn diện, bé sinh ra sẽ dễ bị nhẹ cân, nhiễm trùng, chỉ số thông minh kém…
Ăn đêm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các mẹ ăn đêm không những không cung cấp được chất dinh dưỡng mà còn không có lợi gì cho mẹ. Tốt nhất trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, bạn nên uống 1 cốc sữa bầu để không những giúp ngủ ngon hơn mà còn có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé
Nhau thai kém phát triển
Nhau thai ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của thai nhi. Nhau thai kiểm soát quá trình vận chuyển hoóc môn và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Nếu bánh nhau nhỏ sẽ làm quá trình vận chuyển dinh dưỡng, hấp thu các chất dinh dưỡng từ mẹ sang bé giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, khiến bé còi cọc khó tăng cân.
Môi trường, công việc của mẹ khi mang thai
Khi mẹ đang mang thai vẫn cần đi làm, vì thế môi trường xã hội, môi trường sống, môi trường làm việc hay điều kiện lao động đều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và cả bé. Nếu môi trường sống của mẹ không tốt, nhiều ô nhiễm hay áp lực, lao động nặng nhọc sẽ là yếu tố để thai nhi phát triển không toàn diện, mẹ có nhiều nguy cơ bị ít sữa, mất sữa sớm.
Mẹ cũng cần chú ý đến mức độ tăng cân. Thông thường các mẹ sẽ tăng từ 10-12kg trong suốt quá trình mang thai.
Trên đây là những hành động các mẹ cần lưu ý để giúp thai nhi phát triển toàn diện phòng tránh vấn đề bào thai ngay khi còn trong bụng mẹ. Hãy là những bà mẹ thông thái và hiểu biết các mẹ nhé.
Thành Luân(tổng hợp).
Dù ăn rất nhiều thứ bổ nhưng người gầy vẫn không tăng được cân. Chính vì vậy, việc lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình tăng cân là vấn đề quan trọng mà người gầy luôn trăn trở.
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong điều trị rối loại mỡ máu để ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành với các nguyên tắc sau.
Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS rất cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất. Tùy thuộc người bệnh có bị suy dinh dưỡng không, có đang mang thai không... sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau.