Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Chăm sóc người mắc ung thư lưỡi như thế nào?

 - Ung thư lưỡi là một bệnh khá hiếm gặp trong các bệnh ung thư nhưng khi mắc bệnh, bệnh nhân rất khó để khỏi bệnh nhanh, khó để ăn uống vì lưỡi là một bộ phận ở vị trí rất "hiểm" cho chữa trị. Đó là nơi cửa ngõ "thông thương" với các chất từ bên ngoài vào cơ thể. 


Bệnh ung thư lưỡi nếu phát hiện sớm biện pháp đơn giản sẽ là súc miệng và uống thuốc chống viêm. Nhưng ung thư lưỡi vẫn là một bệnh ung thư có khả năng di căn đến những nơi khác trong cơ thể rất nguy hiểm. Do đó, cần phải làm gì để chăm sóc tốt cho bệnh nhân ung thư lưỡi cả trước, trong và sau điều trị (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị...), bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu cách chăm sóc tốt nhất.

Bệnh nhân lưỡi khi đã đến một giai đoạn khá nặng thường được các bác sĩ làm phẫu thuật cắt rộng khối u và quá trình trước và sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được chú trọng về chế độ ăn uống. Trước và sau khi phẫu thuật trong một ngày, bệnh nhân cần được sự hướng dẫn của bác sĩ có thể vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn vết mổ qua đường miệng.

 
ung thư lưỡi,điều trị ung thư lưỡi,nguyên nhân gây bệnh ung thư,triệu chứng bệnh ung thư,điều trị bệnh ung thư


Sau khi được phẫu thuật xong, có thể cho bệnh nhân ăn qua đường ống thở một đến hai ngày rồi khi nào bác sĩ quyết định cho ăn qua đường miệng mới có thể ăn được. Khi ăn qua đường miệng, ban đầu nên cho người bệnh uống nước cháo hoặc sữa rồi khi vết mổ có dấu hiệu lành lúc đó mới chế biện những món ăn đặc dần lại. 

Do liên quan đến khoang miệng nên người bệnh nên sau khi ăn vẫn đang kiêng đánh răng sẽ vệ sinh bằng cách súc miệng nước muối và nước sát khuẩn mà bác sĩ kê đơn cho dùng.

Người bệnh ung thư lưỡi không nên nói nhiều nên người chăm sóc không nên hỏi quá nhiều câu hỏi xem người bệnh cần gì, vì nói nhiều sẽ làm cho vết mổ lâu lành hơn. Có thể chuẩn bị cho họ một quyển sổ nhỏ đi kèm với một chiếc bút, họ có đủ sức khỏe lúc này để viết ra những thứ mình cần.

Phẫu thuật lưỡi xong nếu người bệnh muốn đi ra ngoài, tuyệt đối phải đeo khẩu trang cho người bệnh tránh bụi bẩn từ bên ngoài nhưng cũng phải hạn chế đi ra ngoài là tốt nhất. Có thể mua những loại đĩa, cuốn sách giúp họ tập thể dục tại gia đình hoặc tập yoga để cơ thể được vận động, giúp việc ăn uống được ngon miệng hơn.

Sau khi điều trị tại bệnh, khi bệnh nhân ung thư lưỡi được xuất viện về nhà. Bạn cần lưu ý về chế độ ăn hàng ngày, nên tham khảo chế độ ăn từ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư lưỡi. Tránh nấu phải những món bệnh nhân không ăn được, hoặc không muốn ăn, thậm chí là ăn phải sẽ ảnh hưởng đến sự hồi phục bệnh của người bệnh.

Vệ sinh răng miệng và lưỡi khi ở nhà: Cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ, bạn cũng có thể dùng nước súc miệng thay cho nước thường, khi đánh răng không nên chải mạnh, chạm mạnh vào lưỡi hay vết thương chưa lành trước đó.

Ngoài ra, nên hạn chế nhiều người đến thăm người bệnh vì người bệnh rất cần được sự yên tĩnh, bạn có thể tiếp khách tại một nơi khác thay vì tại phòng bệnh nhân và trả lời những gì họ cần biết. Đây là những hành động khá là đơn giản nhưng góp phần cho người bệnh hồi phục nhanh chóng hơn.

Đó là tất cả những gì bạn cần biết để chăm sóc tốt cho bệnh nhân nhanh khỏe mạnh trở lại.

Thái Hậu (tổng hợp)

Điều trị bệnh ung thư lưỡi cũng không nằm ngoài các phương pháp hóa trị, xạ trị hay làm phẫu thuật như các căn bệnh ung thư khác. 

Bệnh ung thư lưỡi trải qua 4 giai đoạn điển hình là giai đoạn khối u, giai đoạn hạch bạch huyết, giai đoạn di căn và cuối cùng là giai đoạn ung thư lưỡi. 

Bệnh ung thư lưỡi không những ảnh hưởng đến sức khỏe, mà con đường ăn uống bị ảnh hưởng khiến người bệnh không còn cảm giác ngon miệng. Thực phẩm nào tốt cho bệnh nhân ung thư lưỡi?

Bài đăng phổ biến