Cô gái trẻ đến từ Canada mắc căn bệnh hiếm, luôn phải mặc nhiều lớp áo và không thể uống nước lạnh hay ăn kem.
Arianna Kent, 21 tuổi, đến từ Edmonton, Canada mắc một căn bệnh hiếm, khiến cơ thể vì lạnh và có nguy cơ cao bị sốc phản vệ khi nhiệt độ giảm xuống thấp. Mọi người thường vui vẻ gọi cô là "người dị ứng mùa đông". Để bảo vệ chính mình, cô gái trẻ thường đến bệnh viện một tháng một lần duy trì điều trị và uống thuốc.
Arianna bị nổi mề đay do cảm lạnh và nguy cơ bị sốc phản vệ khi cô gặp nhiệt độ lạnh
Trớ trêu thay, nơi Arianna sống lại có nhiệt độ có thể xuống tới -40°C, cô thường ở trong nhà vì ngay cả quãng đường đến gara oto với Arianna cũng trở nên nguy hiểm. Nếu muốn ra ngoài cô phải mặc rất nhiều lớp quần áo nhưng cũng chỉ có thể chịu đựng được trong 5 phút, nếu lâu hơn cơ thể sẽ xảy ra phản ứng khó lường. Arianna phải cẩn thận khi thực hiện các công việc đơn giản hàng ngày như mở tủ lạnh, ăn kem, hoặc cầm một ly nước đá.
Lần đầu tiên, Arianna phát hiện mình "dị ứng mùa đông" là vào năm 14 tuổi, khi cô bị nổi mề đay và khó thở trong khi chơi tuyết. Lúc đầu, ai cũng nghĩ đấy là triệu chứng dị ứng đồ ăn, nhưng sau hai năm căn bệnh tái diễn thất thường, cô đã tự lên mạng tìm hiểu và tự tìm ra câu trả lời chính xác.
Cơ thể Arianna thường xuyên nổi mề đay từng mảng rất lớn, sưng và ngứa.
"Những vết tròn đỏ nhỏ bắt đầu xuất hiện trên tay và chúng từ từ lớn dần và lan rộng khắp cơ thể nếu tôi tiếp xúc với lạnh. Tôi cảm thấy rất rát và ngứa", Arianna tâm sự, "Cổ họng của tôi giống như bệnh hen suyễn, bạn sẽ thấy khó thở và phải thở khó nhọc. Điều hòa và nước lạnh cũng làm cho những ngón tay của tôi bị sưng phồng lên sau khi tiếp xúc".
Hội chứng mà Arianna đang phải chịu hiếm đến nỗi nhiều người quen của cô không tin đó là sự thật. Thậm chí, khi cô nhập viện điều trị, các bác sĩ cũng lúng túng khi nghe đến hội chứng này, một số còn nói cô có vấn đề về thần kinh.
Để giảm bớt các phản ứng của cơ thể khi gặp lạnh, Arianna phải dần dần làm ấm mình bằng nhiều lớp áo nhưng cũng không được để nóng quá nếu không cơ thể sẽ tự kích hoạt chế độ hạ nhiệt, điều này cũng vô tình khiến Arianna gặp nhiều nguy hiểm.
Arianna có thể không được chữa khỏi hoàn toàn, mà chỉ uống thuốc làm giảm nhẹ các phản ứng.
Giờ đây, tuy không thể chấm dứt căn bệnh hiếm này nhưng Arianna cùng thuốc điều trị mà bệnh viện cung cấp, với chế độ ăn uống hợp lý, đã có thể kiểm soát tốt hơn cơ thể của mình. Cụ thể, cô giảm tiêu thụ thực phẩm có chứa histamine, một chất hóa học thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động. Điều này có nghĩa là cô tránh các loại thực phẩm từ pho mát, sữa chua, kem và các đồ ăn lên men.
Nguyên nhân chính xác của nổi mề đay lạnh chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể, chỉ biết căn bệnh này rất hiếm và may mắn theo National Institutes of Health, nó không có khả năng di truyền.
Nổi mề đay lạnh là gì?
Căn bệnh này còn được gọi là dị ứng với nhiệt độ lạnh (sau khi tắm vào, hay sau khi đi mưa về hoặc trong mùa mà thời tiết có nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ bình thường), một số người có thể bị nổi mề đay hoặc phát ban. Các triệu chứng khác bao gồm sưng tay khi cầm các vật lạnh, môi và họng khi uống đồ uống ướp lạnh.
Tình trạng nổi mề đay do lạnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tuy nhiên, có các đối tượng dễ mắc bệnh hơn, đó là trẻ em, thanh thiếu niên. Bệnh cũng hay tái phát ở những người này. Ngoài ra, những người mắc các bệnh như nhiễm virut, mycoplasma, viêm phổi… cũng dễ bị nổi mề đay khi nhiễm lạnh.
Trong trường hợp nghiêm trọng khi toàn bộ cơ thể bị ảnh hưởng, người bệnh có thể bị ngất xỉu, sưng lưỡi và cổ họng, có thể tắt thở. Nổi mề đay lạnh thường tự biến mất nhưng có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamin và tránh nhiệt độ dưới 4°C.
An An (Dịch theo Dailymail)
Căn bệnh quái lạ đã khiến cô bé 9 tuổi phải bỏ hết thói quen sinh hoạt bình thường, luôn phải đội mũ và các trang phục bảo vệ riêng biệt khi ra ngoài.
Nhìn thấy người đàn ông 52 tuổi khoẻ mạnh, mang trong lồng ngực trái tim của chồng mình, chị Hằng xúc động không nói nên lời.
Động mạch chủ bụng của bệnh nhân phình rất lớn, đường kính xấp xỉ 10 cm, nguy cơ tử vong rất cao.