- Theo Nghị định 146, 5 đối tượng sẽ được BHYT chi trả toàn bộ 100% chi phí khám chữa bệnh kể từ 1/12/2018.
Từ ngày 1/12, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật BHYT có hiệu lực với nhiều điểm mới nhằm đảm báo tính công bằng trong chính sách BHYT.
Nghị định 146 bổ sung một số đối tượng tham gia; quy định tham gia theo hộ gia đình không bắt buộc tham gia cùng thời điểm; quy định chi tiết hồ sơ, điều kiện, nội dung và mẫu hợp đồng KCB BHYT; bỏ quy định giao quỹ khám chữa bệnh (KCB) BHYT cho cơ sở KCB (kể cả trạm y tế xã), thay vào đó là giao tổng mức thanh toán đối với các cơ sở y tế; sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể về thanh toán chi phí KCB...
Từ 1/12, hàng loạt điểm mới trong chính sách BHYT chính thức có hiệu lực |
Đáng lưu ý, từ 1/12, 5 nhóm đối tượng sẽ được BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh:
Thứ nhất: Nhóm đối tượng có công với cách mạng; cựu chiến binh; người được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; thân nhân của người có công với cách mạng; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
Thứ hai: Hỗ trợ 100% chi phí KCB và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật đối với người hoạt động cách mạng trước năm 1945, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, trẻ em dưới 6 tuổi.
Thứ ba: Hỗ trợ 100% chi phí KCB tại tuyến xã.
Thứ tư: Hỗ trợ 100% chi phí KCB đối với các trường hợp chi phí cho 1 lần KCB thấp hơn 15% lương cơ sở.
Thứ năm: Hỗ trợ 100% chi phí KCB khi người bệnh tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ khi tự đi KCB không đúng tuyến...
Cũng theo quy định mới, người đang tham gia BHYT nhưng thẻ hết hạn sử dụng thì vẫn được hưởng BHYT trong KCB tại các cơ sở đó, trong tối đa là 15 ngày từ khi hạn BHYT hết hạn.
Ngoài ra, Nghị định mới cũng có lợi cho cả bệnh nhân và cơ sở KCB. Trong trường hợp cơ sở KCB chỉ cần chuyển mẫu bệnh phẩm, hoặc chuyển người bệnh lên tuyến trên đến cơ sở KCB khác xét nghiệm hoặc chụp X quang hay phục hồi chức năng thì cũng được bảo hiểm chi trả thay vì trước đây, mỗi lần chuyển cơ sở KCB, vì trường hợp bất khả kháng, người bệnh phải làm lại các xét nghiệm gây tốn kém không cần thiết cho người bệnh.
Thúy Hạnh
Một bệnh nhân tại TP.HCM vừa trả lại Quỹ BHYT hơn 9 triệu đồng do đã lạm dụng đi KCB nhiều lần tại các BV khác nhau.
Ngay cả người đã có thẻ BHYT cũng "sốt vó" trước thông tin 350 dịch vụ y tế sẽ tăng giá gấp 10 lần so với trước đây. Nguyên nhân là vì dù có thẻ nhưng họ thường xuyên phải móc hầu bao để ra khám dịch vụ cho nhanh!
Không có chức năng khám, cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho người dân, song nhiều trạm y tế xã ở Thanh Hóa vẫn "đi tắt".
Chia sẻ của một bà mẹ khi đưa con đến Bệnh viện Xanh Pon khám, con chị được một bác sĩ trẻ khám và điều chị đặc biệt ấn tượng và cảm kích đó là vị bác sĩ này đang truyền dịch cho mình.