Sau khi thâm nhập đường dây ghép thận lậu tại một bệnh viện nổi tiếng, nam phóng viên liên tục nhận được các lời đề nghị nhờ bán thận giúp.
Shashank Bengali là phóng viên của tờ Los Angeles Times. Vào năm 2016, anh từng có bài phóng sự chấn động về tình trạng ghép thận lậu tại một trong những bệnh viện uy tín nhất ở thành phố Mumbai của Ấn Độ.
Bài báo miêu tả chi tiết đường đi nước bước trong đường dây bán thận lậu của các đối tượng đã bị bắt.
Nam phóng viên cho hay, thị trường thận lậu ở Ấn Độ diễn ra khá rầm rộ. Trong năm 2015, có khoảng 8.000 ca ghép thận được thực hiện nhưng không xác định chính xác trong đó có bao nhiêu ca bất hợp pháp. Thực tế, số lượng thận hiến từ những người chết vì tai nạn rất khiêm tốn.
Một người đàn ông ở Ấn Độ bán thận vì quá nghèo |
Thông thường, việc cho và ghép thận chỉ diễn ra giữa những người thân thích trong gia đình như bố mẹ, anh chị em ruột, ông bà hoặc cháu. Nhưng với những bệnh nhân không tìm được thận ghép phù hợp từ thân nhân, thị trường thận từ chợ đen được coi là cứu cánh cuối cùng và họ chấp nhận bỏ một khoản tiền lớn để tìm mua.
Bengali cho biết, sở dĩ thị trường buôn bán thận lậu tại Ấn Độ sôi động như vậy do rất nhiều người dân ở quốc gia này nghèo đến mức tuyệt vọng với mức sống vài đô la một ngày, họ coi việc bán một quả thận là cơ hội đổi đời với số tiền kiếm được có thể lên tới hàng ngàn đô la.
Tất cả các trường hợp tham gia đường dây bán thận đều được "cò" làm giả mạo các giấy tờ y tế.
Sau 1 tháng kể từ khi bài báo đầu tiên lên trang, Bengali bắt đầu nhận được email từ một người đàn ông Bangladesh, 27 tuổi. Người này đề nghị Bengali kết nối giúp anh bán thận vì đang rất cần tiền. Người đàn ông để lại thông tin chi tiết về nhóm máu, số điện thoại liên lạc nhưng Bengali không phản hồi.
Phóng viên Shashank Bengali |
5 tháng sau, nam phóng viên tiếp tục nhận được một bức thư thứ hai từ một người đàn ông Ấn Độ, mong muốn anh chỉ giúp cách có thể tiếp cận người mua thận. Lần này, Bengali đã trực tiếp trò chuyện với người gửi mail, hỏi lý do vì sao muốn bán thận. Người đàn ông Ấn Độ trả lời vì đám cưới của chị gái và nhiều vấn đề gia đình khác.
Bẵng đi gần một năm sau đó, Bengali không nhận thêm được lời đề nghị làm môi giới nào, cho đến năm 2017, anh tiếp tục viết thêm một bài báo khác về tình trạng bán thận tại Iran, nơi chính phủ có can thiệp và điều tiết bằng các khung pháp lý chi tiết.
Ngay sau đó, hộp thư đến của Bengali liên tiếp nhận được hơn 50 email từ những người muốn bán thận đến từ khắp nơi trên thế giới nhưng chủ yếu là người Ấn Độ, một số đến Đức, Nga, Croatia, Peru, Kenya, Nigeria, thậm chí có 1 người từ Ohio (Mỹ) giới thiệu là cựu lính thủy đánh bộ.
Bengali nhận ra rằng sở dĩ anh được nhiều người nhờ cậy làm môi giới do cả 2 bài báo của anh đều xuất hiện đầu bảng trong tìm kiếm của Google khi gõ cụm từ "tôi muốn bán thận". Tất cả đều vì lý do tài chính.
Một người email cho anh lý do rằng đang gặp rắc rối về vấn đề tài chính, nếu bán được thận, người này sẽ có đủ tiền để lo cho cuộc sống của con trai. Người khác đề nghị anh kết nối giúp người mua vì cần tiền để giúp gia đình.
Một người đàn ông tên Vikash từ Ấn Độ nói muốn bán thận để trả khoản vay 1.700 đô la gia đình đã vay để tổ chức đám cưới cho chị gái, trong khi công việc giao hàng của anh tại Amazon chỉ kiếm được 110 đô la/tháng.
Liên tiếp các email nhờ kết nối người mua thận được gửi đến hộp thư của nam phóng viên |
"Tôi không có gì có thể bán ngoại trừ một phần cơ thể mình. Xin anh hãy giúp tôi!", người đàn ông Ấn Độ khẩn thiết.
Một người đàn ông từ Iran nói cần tiền để rời khỏi quê hương và đang mang trên mình khoản nợ 80.000 đô la. Anh ta biết, bán một quả thận sẽ không trả hết nợ vì giá cao nhất chỉ khoảng 4.000 đô nhưng nó có thể giúp anh ta phần nào.
Đáng lưu ý là bức thư của một người đàn ông 59 tuổi đến từ Floria, Mỹ. Người đàn ông này cho rằng ông không thấy có vấn đề đạo đức nào trong việc bán thận nếu như nó giúp ông có thêm tài chính và giúp ai đó giữ được mạng sống.
Bengali đã tìm mọi cách thuyết phục những người nhờ cậy anh, rằng đó không phải là một lựa chọn tối ưu và đặc biệt đây là việc làm bất hợp pháp.
"Tôi tìm cách nhanh nhất để kết thúc một cuộc trò chuyện mà tôi ước mình chưa bao giờ bắt đầu", Bengali chia sẻ.
Và các email vẫn tiếp tục gửi đến không ngừng...
Minh Anh
Sau khi được ghép thận lần thứ 3 tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, bà M. Takako (71 tuổi, quốc tịch Nhật Bản) khỏe khoắn và "cảm thấy có thể sống thêm được 30 năm nữa".
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị điều phối để nhà báo Nguyễn Văn Bằng được ghép thận trong thời gian sớm nhất.
"Bệnh từ miệng mà ra" đúng trong rất nhiều trường hợp. Chàng trai 26 tuổi bị suy thận cũng chính là do thói quen ăn uống mà rất nhiều người hiện nay đang mắc phải.
Chỉ sau vài phút quan hệ, Tiểu Cường đột nhiên sắc mặt trắng bệch và ngã xuống giường, bạn gái Tiểu Cường vô cùng sợ hãi, lập tức gọi cấp cứu đưa Tiểu Cường vào bệnh viện.