Dù chưa sinh ra, 2 thai nhi bị nứt đốt sống đã được bác sĩ phẫu thuật ngay từ trong bụng mẹ, mở ra cơ hội mới cho hàng nghìn trẻ.
Nứt đốt sống là tình trạng tủy sống thai nhi phát triển không bình thường, tạo ra khoảng hở gây nguy cơ tàn tật nặng nề cho trẻ khi lớn lên. Đây là dạng tai biến bẩm sinh cao nhất thuộc nhóm biến chứng cột sống ở Mỹ và các quốc gia phát triển.
Ở Liên hiệp Vương quốc Anh (UK), cuộc phẫu thuật tủy sống cho thai nhi đầu tiên vừa được thực hiện bởi nhóm 30 bác sĩ đến từ BV ĐH College ở London (UCL). 2 thai nhi được can thiệp phẫu thuật cột sống trước khi chào đời vài tuần.
Nứt đốt sống khiến tuỷ sống tràn ra ngoài khiến trẻ có nguy cơ tàn tật rất lớn khi sinh ra |
Trong cuộc phẫu thuật kéo dài 90 phút, các bác sĩ gây mê làm thai nhi tê liệt tạm thời, sau đó mở 1 lỗ trên bụng và tử cung của thai phụ để tiếp cận với thai nhi rồi khâu lại vết hở trên cột sống.
Trước đó tại Bỉ, Thụy Sĩ hay Canada đã thực hiện những can thiệp này cho thai nhi.
Bệnh nứt đốt sống là gì?
Chứng nứt đốt sống xảy ra khi ống thần kinh của thai nhi (dạng sơ khai của não và tủy) phát triển bất thường, tạo ra những khoảng hở khiến tủy sống dễ bị tổn thương. Tình trạng này gây nên khuyết tật trong tủy sống và xương cột sống, có thể dẫn tới rò rỉ dịch tủy khiến da lưng của thai nhi bị phồng lên hoặc mở ra và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não.
Ở Mỹ, mỗi ngày có khoảng 8 trẻ sinh ra với biến chứng này. Con số này ở UK cao hơn, theo báo cáo của tổ chức từ thiện Shine, cứ 10.000 trẻ được sinh ra ở UK thì có 6 trẻ mắc tật nứt đốt sống mỗi năm.
Một trẻ sơ sinh bị nứt đốt sống |
Đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ nhưng thiếu axit folic trong thai kỳ hoặc yếu tố về gene có thể làm tăng nguy cơ.
Các bà mẹ trước đây thường phải đến Mỹ, Bỉ (hơn 40 cuộc phẫu thuật tương tự từ 2012) hoặc Thụy Sĩ để được phẫu thuật. Nếu không họ sẽ phải đợi đứa trẻ sinh ra rồi mới thực hiện phẫu thuật đặt ống dẫn dịch tủy. Tuy nhiên việc can thiệp sau khi trẻ chào đời sẽ có tỉ lệ biến chứng cao hơn, có thể gây liệt nửa người.
Trong khi đó, phẫu thuật ngay từ trong bụng mẹ sẽ giúp thai nhi ngăn ngừa tình trạng mất dịch tủy, tỉ lệ trẻ hồi phục khoẻ mạnh cao hơn hẳn.
Ngay từ giai đoạn bào thai, bác sĩ đã có thể can thiệp khâu lại đốt sống |
GS Anne David từ UCL, người đã mất 3 năm để đưa cuộc phẫu thuật này đến Anh cho biết: "Nếu thai nhi được phẫu thuật từ bụng mẹ ở những tháng cuối thai kỳ, khi sinh ra có thể chạy nhảy bình thường, điều này rất khó xảy ra nếu phẫu thuật sau khi trẻ chào đời".
Theo nghiên cứu gần đây của Mỹ, hình thức phẫu thuật này giúp giảm 50% nhu cầu đặt ống dẫn trong não để dẫn dịch tủy (thiết bị có thể gây ra biến chứng lâu dài).
Đây được xem là phẫu thuật nguy hiểm, có thể gây đẻ non hoặc nhiễm trùng tử cung nhưng càng ngày, các nhà nghiên cứu đang tìm ra những phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, giúp hạn chế tối đa tai biến.
Minh Anh(Theo BBC, CNN, CDC)
Trong lúc leo cây trâm hái quả, bé trai 12 tuổi ở miền Tây bị té ngã bất tỉnh. Bác sĩ xác định bé bị dập tủy sống, hư phổi, liệt 2 tay.
Các bác sĩ Bệnh viện Xanh Pôn vừa thực hiện thành công kỹ thuật bắt vít cột sống qua da để cứu sống bệnh nhân bị tai nạn lao động.
Trong một lần đi khám sức khỏe định kỳ ở trường học, thiếu nữ 15 tuổi ở TP.HCM được xác định bị vẹo cột sống.
Mắc chứng sẹo co rút hiếm gặp khiến cột sống của Quỳnh Trang vẹo hơn 80 độ, không thể ngồi lâu.
Nhiều người thường hay ngồi vắt chéo chân mà không biết rằng đây là thói quen xấu, là nguyên nhân gây hại cho cột sống và khung xương chậu.