- Sau sinh, T. đóng kín cửa, ôm điện thoại cả ngày, không màng ngó ngàng đến con. Sau hơn 1 tháng, cô gái trẻ gầy trơ xương.
TS Tô Thanh Phương, Phó GĐ BV Tâm thần TƯ 1 cho biết, khoa Cấp tính nữ đang điều trị cho một trường hợp nghiện điện thoại khá nặng.
Bệnh nhân là N.T.T.T. (26 tuổi, Hà Nội). Thời điểm nhập viện cách đây 2 tuần, bệnh nhân gầy như xác ve, từ hơn 60kg sụt còn 37kg. Bệnh nhân không ăn uống gì, mọi sinh hoạt cá nhân phải nhờ hoàn toàn vào người nhà và nhân viên y tế. Thậm chí bệnh nhân phải nằm ăn xông.
Hầu hết bệnh nhân nghiện điện thoại, mạng xã hội đều vào viện trong tình trạng vật vã, chống đối |
Ông Nông Quốc H. (bố đẻ T., quê ở Tuyên Quang) chia sẻ, sau khi học xong ĐH, T. làm cho một công ty tư nhân rồi lấy chồng ở Hà Nội và mang bầu. Vài tháng đầu đi khám, bác sĩ nói bị động thai cần phải nghỉ dưỡng, chăm sóc cẩn thận.
Từ đó, T. nghỉ việc ở nhà dưỡng thai. Do tất cả các thành viên trong nhà đều bận đi làm, nên T. lướt mạng suốt ngày cho đến khi sinh con gái.
Dù được mọi người hỏi han, chăm sóc nhưng T. vẫn không rời điện thoại, thậm chí quên cho con bú. Sau đó mẹ con T. về nhà ngoại chơi. Từ đây có những biểu hiện ngày càng kỳ lạ.
Ông H. kể, T. đóng kín cửa suốt ngày, chỉ nằm ôm điện thoại, không nói chuyện, không muốn tiếp xúc với ai, con cũng không chăm, phó mặc cho ông bà.
Thấy con gái có những biểu hiện bất thường hơn 1 tháng, ông H. mới đưa con đi khám. BS kết luận T. bị trầm cảm, phải điều trị.
Sau khi điều trị tại BV Bạch Mai một thời gian, T. được đưa về nhà. Để giúp con dâu quên điện thoại, gia đình đã cắt mạng internet. Lập tức T. phản ứng dữ dội, chống đối, không ăn, không nói, bất động, đại tiểu tiện tại chỗ, phải đóng bỉm 24/24h nên gia đình đã đưa xuống BV Tâm thần TƯ 1 điều trị.
TS Phương cho biết, sau hơn 2 tuần điều trị, bệnh nhân đã bắt đầu tăng cân, mặt mũi hồng hào, không phải ăn xông, tinh thần đã cải thiện... Tuy nhiên với trường hợp này sẽ cần điều trị ít nhất 6 tháng.
Đây là trường hợp thứ 3 điều trị tại khoa Cấp tính nữ trong thời gian ngắn vừa qua do trầm cảm vì nghiện điện thoại, mạng xã hội. Cả 3 đều còn rất trẻ.
TS Phương khuyến cáo, khi dành quá nhiều thời gian để sử dụng điện thoại, mạng xã hội sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng xử lý mạng lưới thần kinh nhận thức và cảm xúc, làm gia tăng tâm trọng bất an, lo lắng. Khi bị can thiệp, bệnh nhân thường bất mãn, thiếu kiềm chế... lâu dần sinh ra bệnh.
Khi bị cắt mạng internet, H. phản ứng dữ dội, đập phá đồ đạc, chửi, chống trả bố mẹ, buộc gia đình phải đánh thuốc mê để đưa con vào viện tâm thần.
Những thay đổi nhỏ của cơ thể ít người để ý có thể là những dấu hiệu đầu tiên của trầm cảm mà bạn đã bỏ qua.
Bị cha mẹ tịch thu điện thoại, cậu bé 14 tuổi bị co giật, ảo giác khi luôn nghe tiếng thúc giục bên tai "mày phải chơi đi".
Mỗi năm nước ta có 5.000 người tự tử do bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, chỉ số ít người nhận ra mình đang mắc chứng trầm cảm.
Thúy Hạnh