- Bệnh tiêu chảy gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh thường gặp này. Vậy, tiêu chảy là bệnh gì, cách phòng tránh chúng như thế nào?
Tiêu chảy là gì?
là việc đi ngoài phân lỏng với số lượng và số lần nhiều hơn bình thường. Tùy theo thời gian và số lần đi ngoài có thể chia tiêu chảy thành ba loại chính: Tiêu chảy cấp tính kéo dài trong vài ngày đến một tuần; tiêu chuẩn bán cấp tính kéo dài khoảng 3 tuần và tiêu chảy mạn tính kéo dài trên 4 tuần.
Triệu chứng của tiêu chảy
Bệnh nhân tiêu chảy thường gặp một số triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và nôn, ăn không ngon, khát nước liên tục, sốt, đi vệ sinh thường xuyên, phân lỏng, thậm chí có máu.
Tiêu chảy là bệnh nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Nó có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng đe dọa tính mạng của bệnh nhân nhí trong khoảng thời gian ngắn. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi thấy trẻ tiểu ít, miệng khô, da khô, mệt mỏi, buồn ngủ, phân chứa máu và mủ...
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy có thể xuất phát từ nguyên nhân không dung nạp thức ăn; dị ứng thực phẩm; nhiễm khuẩn, ký sinh trùng; bệnh đường ruột hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Một số thói quen như không thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, bảo quản thực phẩm kém vệ sinh, sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, ăn thực phẩm thừa hâm nóng... cũng có thể gây ra bệnh tiêu chảy.
Nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là bệnh khá phổ biến. Tất cả mọi người đều có thể mắc tiêu chảy. Người lớn trung bình mỗi năm bị từ 4 đến 5 lần tiêu chảy.
Bệnh có thể gây ra những tác động ở mức độ nhẹ, tạm thời cho đến mức độ nặng có thể đe dọa đến tính mạng. Khi bị tiêu chảy kéo dài quá lâu mà không được điều trị, đây có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó chẳng hạn như bệnh hoặc hội chứng ruột kích thích.
Điều trị tiêu chảy hiệu quả
Với những trường hợp tiêu chảy nhẹ, việc điều trị chỉ là bổ sung đủ lượng dịch bị mất. Bệnh nhân không cần uống nhiều nước hoặc các chất điện giải. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng, bệnh nhân phải đến bệnh viện để được truyền nước vào cơ thể qua đường tĩnh mạch.
Nếu bị tiêu chảy do nhiễm khuấn, bệnh nhân có thể sẽ phải dùng thuốc kháng sinh.
Cách phòng bệnh tiêu chảy
Xây dựng thói quen tốt có thể giúp chúng ta phòng ngừa bệnh tiêu chảy.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng giúp tránh xa bệnh tiêu chảy. Nên sử dụng các loại nước ép trái cây, các thực phẩm chứa kali như chuối, khoai tây; ăn nhiều thực phẩm chứ chất xơ như rau xanh, yến mạch, gạo... Không nên sử dụng các loại nước uống có ga, các loại trà, café hoặc các sản phẩm làm từ sữa.
Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) vừa lên tiếng về vấn đề 30-40% mẫu thịt lợn tại Hà Nội và TP.HCM nhiễm khuẩn salmonella (gây tiêu chảy), lò mổ cùng hệ thống bảo quản không đảm bảo.
Khi bị tiêu chảy, bạn nên tránh các sản phẩm từ sữa. Thay vào đó, nên ăn cơm, ngũ cốc, khoai tây luộc (không ăn khoai tây chiên), bột sắn, cà rốt.
Tiêu chảy thường khiến trẻ kiệt sức và khó tăng cân. Không ít mẹ tự làm bác sĩ điều trị cho con đã khiến bệnh kéo dài và trở nặng hơn. Cần làm các xét nghiệm để xác định đúng nguyên nhân và điều trị cho trẻ.
Quốc Khánh(tổng hợp)