- Bướu cổ là bệnh lý tuyến giáp khá phổ biến ngày nay. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh có thể do vấn đề nội tiết tố bên trong của người bệnh hoặc do ảnh hưởng từ môi trường sống bên ngoài.
Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bướu cổ gồm có kích thước tuyến giáp to ra, hay bị đau rát họng, ho, nói khàn, nuốt khó, đau, mệt mỏi, chán ăn,... Nếu tình trạng bệnh kéo dài, là bướu ác tính thì rất có thể người bệnh sẽ bị ung thư nếu không được điều trị kịp thời.
Hiện nay, vấn đề chẩn đoán cũng như điều trị bệnh vẫn còn nhiều tranh luận, xoay quanh chủ yếu việc phát hiện bệnh cũng như tình trạng dẫn đến . Tuy nhiên, vẫn có những quy trình thống nhất trong việc điều trị bệnh bướu cổ.
Đầu tiên, việc hỏi bệnh và khám lâm sàng sẽ giúp cho thầy thuốc có thể đánh giá được tình trạng của người bệnh, xem xét nó có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến giáp hay không.
Việc khám lâm sàng cũng phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng, trình độ tay nghề của thầy thuốc và tình trạng của người bệnh. Để kết quả điều trị bệnh bướu cổ được chính xác, bác sĩ thường tiến hành các xét nghiệm sinh hóa, siêu âm tuyến giáp và vùng cổ hay xạ hình tuyến giáp. Đối với xét nghiệm sinh hóa, sẽ tiến hành đo nồng độ TSH và FT4 của người bệnh hoặc thêm xét nghiệm kháng thể Antithyroperoxidase (Anti-TPO) xác định tình trạng của bệnh.
Nếu gia đình của người bệnh có tiền sử bệnh lý thì cần đo thêm nồng độ Calcitonin. Xạ hình tuyến giáp hay siêu âm tuyến giáp và vùng cổ chỉ dùng trong trường hợp bướu không bình thường, có thể dẫn đến tình trạng ung thư bướu nhân, gây nguy hiểm tới sinh mạng của người bệnh.
Siêu âm sẽ sử dụng độ phân giải cao và xạ hình tuyến giáp với I-123, I-131 hoặc Tc-99m, Iode phóng xạ được bắt và hữu cơ hóa.
Ngoài việc sử dụng những phương pháp khoa học để điều trị dưới sự hướng dẫn và chỉ định của thầy thuốc, người bệnh cũng cần bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là iot hay tập luyện, xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh.
Thành Luân(tổng hợp)
Việc thay đổi thói quen nấu ăn hàng ngày bằng cách nêm nếm với muối, hạt nêm có bổ sung i-ốt là một cách giúp phòng ngừa bệnh bướu cổ.
Sau khi báo VietNamNet đăng tải hoàn cảnh của anh Phạm Văn Thanh bị câm điếc và bướu cổ, gia cảnh khó khăn không đủ tiền phẫu thuật, nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự quan tâm.
Câm điếc bẩm sinh từ nhỏ, người vợ thương yêu đột ngột qua đời cùng đứa con đang nằm trong bụng. Nỗi bất hạnh với người đàn ông này vẫn chưa hết khi anh ngày ngày đang chịu đựng nỗi đau thể xác