- Bé trai sinh non bị thoát vị hoành trái bẩm sinh thể nặng, khiếm khuyết gần 3/4 cơ hoành, ruột nằm trong lồng ngực.
Bé trai sinh ra khi mới được 30 tuần tuổi. Lúc sinh bé nặng 1,1 kg. Qua kiểm tra, bác sĩ phát hiện bé bị thoát vị hoành trái bẩm sinh thể nặng, khiếm khuyết gần 3/4 cơ hoành với lách, dạ dày, toàn bộ thùy trái gan.
Đặc biệt gần như toàn bộ ruột nằm trong lồng ngực và thiểu sản phổi (tình trạng kém phát triển của các phế nang, đường khí, và các mạch máu trong phổi).
Bé trai sinh non bị thoát vị hoành, ruột nằm trong lồng ngực |
Ths Bs Tạ Huy Cần - Khoa Ngoại tổng hợp BV Nhi Đồng TP cho hay, ê-kíp quyết định phẫu thuật cho bé. Tuy nhiên ca mổ này rất khó khăn, bởi bệnh thoát vị hoành ở trẻ đủ tháng cũng đã rất phức tạp.
Theo BS Cần, bé sinh non, thiểu sản phổi vì phổi bị các tạng trong ổ bụng thoát vị lên lồng ngực chèn ép, trước mổ cần phải hồi sức để ổn định tương đối tình trạng hô hấp.
Ổ bụng bệnh nhi nhỏ do tình trạng các tạng thoát vị nằm trong ngực. Sau khi đưa các tạng thoát vị xuống bụng cũng gây nhiều khó khăn cho việc khâu lại vết mổ ở bụng.
Bé bị thương tổn cơ hoành nên sẽ rất khó khăn để tái tạo lại, chưa kể có khả năng thoát vị tái phát sau mổ.
"Cần phải tiếp tục hồi sức sau mổ tích cực, đòi hỏi nhiều trang thiết bị hiện đại và kinh nghiệm của bác sĩ hồi sức sơ sinh" - BS Cần nói và cho biết, ngay cả các nước phát triển thì các trường hợp tương tự tỷ lệ tử vong cũng rất cao.
Trải qua ca phẫu thuật kéo dài nhiều giờ, ê-kíp bác sĩ BV Nhi đồng TP đã xử trí thành công cho bé sơ sinh 1,1 kg.
Hiện bé đang được chăm sóc đặc biệt tại khoa hồi sức sơ sinh và chưa thể tiên lượng trước điều gì.
Ê-kíp bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhi |
Thoát vị hoành là bệnh bẩm sinh nặng, tỉ lệ mắc ước đoán vào khoảng 1/3.000 trẻ mới sinh.
Cơ hoành là cấu trúc cân cơ có hình vòm ngăn cách giữa ổ bụng và lồng ngực, được hình thành vào tuần thứ 8-10 của thời kỳ bào thai.
Nếu quá trình hình thành cơ hoành không được hoàn thiện sẽ tạo thành khe hở cơ hoành khiến cho lồng ngực và ổ bụng không được ngăn cách hoàn toàn và các tạng trong ổ bụng như dạ dày, ruột, lách, gan có thể đi lên lồng ngực qua khe hở của cơ hoành gây ra bệnh thoát vị hoành.
Thoát vị hoành chủ yếu gặp ở bên trái, ít gặp ở bên phải, hiếm khi bị ở cả hai bên.
Khi đưa tay vào xích xe máy, bé trai bị dây xích cuốn vào khiến bàn tay phải bị cuốn đứt lìa.
Khi thấy bé trai 12 tuổi bị mỏi, gù lưng, chân yếu đi, gia đình vội đưa vào bệnh viện thăm khám.
Khi vừa sinh ra, bé gái có khối bướu dị dạng mạch máu kéo dài từ vùng cổ, vai và phình ra toàn bộ thành ngực hông trái.
Thấy bé gái mới 11 tuổi nhưng có cân nặng lên tới 59 kg, gia đình lo lắng nên đưa đi khám thì bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh béo phì.
Văn Đức