Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì ăn cá, cảnh báo bộ phận gây nguy hiểm

Nghe được thông tin mật cá là một thần dược giúp thanh nhiệt, giải độc, làm sạch gan tuy nhiên sau khi ăn, người phụ nữ 51 tuổi lại phải nhập viện cấp cứu gấp vì ngộ độc. 

Mùa thu là thời điểm tốt nhất để ăn cá. Bất luận là cá nước ngọt hay cá nước biển đều rất giàu chất dinh dưỡng và thích hợp cho cơ thể hấp thu. Thậm chí trong cuốn sách "Hướng dẫn chế độ ăn uống của người Trung Quốc" năm 2016 có kiến nghị, người lớn mỗi tuần nên ăn từ 280 - 525g cá để có sức khỏe tốt.

Có lợi là thế nhưng nếu bạn không nạp thực phẩm này đúng cách cũng gây hại cho cơ thể không kém thì thuốc độc. Trường hợp tiêu biểu là cô Châu 51 tuổi (Hàng Châu, TQ) đã phải nhập viện cấp cứu vì ăn cá bừa bãi. Nghe nhiều người truyền miệng, cô Châu tin rằng ăn mật cá rất tốt cho sức khỏe giúp thanh nhiệt giải độc, làm sạch gan và sáng mắt, vì vậy, khi có dịp đã ăn liền 20 cái mật cá mè trắng cùng lúc.

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì ăn cá, cảnh báo bộ phận gây nguy hiểm

Ăn mật cá mè trắng, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Lợi ích chưa thấy đâu nhưng chỉ sau 3 tiếng, cô Châu xuất hiện tình trạng  nặng. Khi  nhập viện, bác sĩ khám và cho biết chức năng gan đã bị tổn thương nặng, chỉ số men gan cao gấp 100 lần bình thường. Trải qua một đêm cấp cứu bài độc, cuối cùng cô Châu cũng thoát khỏi nguy hiểm.

Tại sao cô Châu ăn mật cá lại dẫn đến ngộ độc?

Nhiều người cho rằng "ăn mật cá có thể làm sáng mắt", mà không biết rằng nếu ăn sai cách mật cá sẽ gây ngộ độc nặng. Các bác sĩ cho biết, mặc dù không phải tất cả các loại mật cá đều có độc, nhưng lại rất dễ nhiễm độc. Phải tùy vào tình hình bệnh nhân và loại mật cá tiêu thụ mới có biện pháp điều trị thích hợp nên tỷ lệ tử vong do ăn mật cá lên đến 20%, chỉ đứng sau "sát thủ" cá nóc.

Đối với người lớn, chỉ một vài gram mật có thể gây ngộ độc dù là ăn sống, nấu chín hay ngâm rượu. Mật cá là nơi cung cấp chính các loại men, enzyme và tetrodotoxin. Tetrodotoxin được coi là chất có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi,... Đặc biệt là cá trắm đen, trắm cỏ, cá mè, cá lô, cá chép, cá diếc… đều thuộc những loại cá có mật độc.

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì ăn cá, cảnh báo bộ phận gây nguy hiểm

Mật cá trắm đen được ví như một "thần dược" chữa bệnh nhưng nguy cơ gây ngộ độc rất cao

Vì vậy, tốt nhất là loại bỏ tất cả túi mật cá khi chế biến. Nếu sau khi ăn cá trong vòng 24 giờ xuất hiện tình trạng như: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, vàng da,… nhất định phải đến bệnh viện.

Ngoài ra còn những bộ phận sau đây của cá không nên ăn:

- Não cá:  

Đầu cá là nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng và DHA nhưng ăn não cá lại có nguy cơ bị nhiễm độc kim loại cao đặc biệt là các loại cá sống ở tầng đáy. Mức độ nhiễm độc kim loại và thủy ngân sẽ tăng lên nếu như cá đó sống trong điều kiện bị ô nhiễm. Ăn cá có nhiễm thủy ngân sẽ tích tụ trong cơ thể và ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt là gan.

Thực tế trong thịt cá cũng có hàm lượng DHA không hề kém cạnh chẳng hạn như: cá hồi, cá mòi, cá thu, lươn, cá hố, cá diếc,… cứ 100g thịt các có chứa 1000mg DHA có tác dụng giúp kích thích đại não, thị lực, phòng ngừa bệnh Alzheimer.

 

- Ruột cá:

Hiện nay, có rất nhiều người thích ăn ruột cá. Tuy nhiên, ruột cá cũng là cơ quan chứa nhiều độc tố, nhiễm những loại vi sinh vật sống dưới nước (trứng sán, trứng giun và giun xoắn). Nếu ăn ruột cá nhiễm ký sinh trùng khi bị nhiễm vào cơ thể  có thể  gây hại cho gan và một số cơ quan khác.

Trong trường hợp muốn ăn ruột cá mọi người nên chọn những loại ruột cá ăn được và chế biến cẩn thận. Trước khi nấu, nên rửa thật sạch bằng muối. Và đặc biệt phải nấu thận chín, tránh nguy cơ mắc ký sinh trùng.

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì ăn cá, cảnh báo bộ phận gây nguy hiểm

Bao tử cá là món ăn nhiều người ưa thích

- Xương cá phải ăn cẩn thận:

Hiện nay mọi người dùng xương cá làm món ăn càng ngày càng nhiều, chúng mặc dù có chứa canxi, nhưng lượng canxi để cơ thể hấp thụ quá ít. Vì lý do an toàn, người già và trẻ nhỏ nên ăn ít thậm chí là không nên ăn. Một khi bị hóc xương cá ở cổ họng, thực quản hoặc là ở dạ dày, có thể tạo thành viêm, gây thủng, nhất định phải đến bệnh viện lập tức.

Hàm lượng dinh dưỡng dồi dào trong thịt cá:

1. Axit béo chưa bão hòa: Đa phần các loại cá đều có hàm lượng chất béo thấp không vượt quá 4%. Hơn nữa, cá giàu EPA, là một acid béo không bão hòa có tác dụng làm giảm cholesterol, ngăn ngừa tăng lipid máu, huyết áp cao, và có lợi cho việc bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì ăn cá, cảnh báo bộ phận gây nguy hiểm

2. Protein chất lượng cao: Các axit amin trong các protein từ thịt cá rất cần thiết cho cơ thể, dễ tiêu hóa và tỉ lệ hấp thụ cao.

3. Vitamin: Các vitamin chứa trong thịt cá chủ yếu bao gồm vitamin A, vitamin D, axit folic,… giúp cơ thể cân bằng dinh dưỡng, ngoài ra còn có lợi trong việc giảm sưng và lợi tiểu.

4. Magiê: Cá giàu magiê, có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm mệt mỏi và điều hòa hệ thần kinh. Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc khuyến cáo rằng người trưởng thành cần khoảng 300 - 350mg magiê mỗi ngày.

5. Iốt: Cá biển chứa selen tự nhiên, iốt và natri. Nếu bạn ăn 100g cá có thể đáp ứng nhu cầu iốt trong một ngày và giảm tỷ lệ mắc các bệnh tuyến giáp.

Hà Vũ(Dịch theo QQ)

Gần đây, dư luận Trung Quốc đang xôn xao về việc gia đình 6 người phải vào viện cấp cứu vì ngộ độc, nguyên nhân là do ăn đậu cô-ve xào chưa chín, tại sao lại như vậy?

Gần đây, thông tin có một gia đình cả 5 người đều bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy và phải vào bệnh viện cấp cứu và nguyên nhân gây bệnh có ở hầu hết mọi gia đình.

Chúng ta đều biết rằng khi quần áo mặc lâu sẽ có mùi hôi, tủ lạnh dùng lâu cũng sẽ có mùi hôi khó chịu, thực tế này đều là do vi khuẩn gây nên.

 

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Chuyên gia ung bướu nói gì về gia đình 9 người ung thư

"Đây là trường hợp tôi cho rằng hiếm, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới", PGS-TS Đoàn Hữu Nghị - Nguyên Giám đốc bệnh viện E, chuyên gia Ung bướu Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết.

Trường hợp gia đình anh Phạm Duy Vinh ở xã Văn Hội huyện Ninh Giảng tỉnh Hải Dương có 9 người trong gia đình bị ung thư, trong đó 7 người ung thư đại tràng là một trường hợp rất hy hữu. Chia sẻ của PGS-TS Đoàn Hữu Nghị - về trường hợp này.

Chuyên gia ung bướu nói gì về gia đình 9 người ung thư

Trường hợp hy hữu

- Thưa phó giáo sư, những ngày qua, rất nhiều người quan tâm tới trường hợp một gia đình có 9 người bị ung thư, trong đó 7 người mắc ung thư đại tràng ở Hải Dương. Với chuyên môn và kinh nghiệm của mình, ông nhận xét thế nào về trường hợp này?

Đây là một trường hợp rất hy hữu không những với Việt Nam mà ngay cả thế giới.

Cách đây 17 năm, tôi và một đồng nghiệp ở bệnh viện K có công bố một công trình về ung thư đại tràng gia đình. Chúng tôi nghiên cứu trên 7 gia đình bị ung thư đại tràng. Trong 7 gia đình đó, gia đình nhiều nhất cũng chỉ có tới 4 người ruột thịt bị ung thư. Trường hợp này một gia đình có 7 người là rất hiếm.

Ung thư đại trực tràng nếu phát hiện sớm điều trị rất tốt. Chính vì vậy, giới khoa học rất mong muốn bệnh nhân phát hiện sớm. Những người có quan hệ ruột thịt với 7 người bị ung thư đại tràng nên đi soi tràng sớm, tối thiểu cần xét nghiệm máu trong phân để tầm soát sớm ung thư đại tràng.

- Ung thư đại trực tràng thường có mấy dạng, thưa phó giáo sư?

Ung thư đại trực tràng là tên gọi chung của ung thư ruột kết và ung thư trực tràng. Loại ung thư này gây nên bởi sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn hoặc lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư đại trực tràng thường gặp 2 dạng: dạng thông thường nhất là ung thư biểu mô tuyến, dạng thứ 2 là ung thư sát ngay hậu môn, gọi là ung thư biểu mô vảy.

Ngoài ra, có thể gặp các dạng khác: Ung thư hắc tố của trực tràng, U Lympho của trực tràng là dạng hiếm gặp hơn.

Hiểu hơn về bệnh

- Một bệnh nhân ung thư đại trực tràng có thể trải qua bao nhiêu giai đoạn bệnh?

Ung thư đại trực tràng thông thường trải qua 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Khối U khu trú ở niêm mạc (chỉ phát triển trên niêm mạc). Ở giai đoạn này, bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện chảy máu (trong phân có máu) và khó chịu do viêm nhiễm niêm mạc.

Giai đoạn 2: U xâm lấn sâu hơn, đến lớp cơ và đến lớp thanh mạc. Khi xâm lấn vào lớp này, tình trạng bệnh bắt đầu phức tạp  hơn.

Ở giai đoạn này, ngoài phẫu thuật, người bệnh phải sử dụng hóa chất.

Giai đoạn 3: Di căn ra hạch.

Giai đoạn 4: Di căn vào các nội tạng.

 

Bệnh nhân ở giai đoạn muộn (giai đoạn 3 , giai đoạn 4) chiếm khoảng trên 50 %. Rất hiếm bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn 1.

Trước kia, ở giai đoạn 4 không thể kiểm soát được. Từ khi phát triển hóa trị liệu, giai đoạn 3 bắt đầu phải điều trị bằng hóa chất. Giai đoạn 4 ngoài điều trị hóa chất còn thêm các phương pháp hiện đại hơn như điều trị đích, điều trị miễn dịch, phức tạp hơn.

- Phó giáo sư có thể cho biết tiên lượng đối với từng giai đoạn bệnh của ung thư đại trực tràng ?

Giai đoạn 1, tỷ lệ khỏi bệnh lên tới hơn 90%.

Giai đoạn 2: Dao động từ 60-70%

Giai đoạn 3 : Còn khoảng 40- 50%

Giai đoạn 4: Tỷ lệ khỏi bệnh sống 5 năm khoảng 25%.

- Phương pháp điều trị ung thư đại tràng tốt nhất hiện nay là gì, thưa phó giáo sư?

Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nếu đã bị bệnh ung thư đại trực tràng thì có các phương pháp như:

- Phẫu thuật, cắt bỏ rộng rãi khối ung thư

- Phối hợp với xạ trị

- Kết hợp phẫu thuật và hóa chất, xạ trị- phẫu thuật- hóa chất

- Thưa phó giáo sư, hiện tại có rất nhiều bệnh nhân khi được chẩn đoán ung thư trực tràng đã tự về nhà cắt thuốc nam để uống, không can thiệp hóa xạ trị. Ông nghĩ thế nào về tình trạng này ?

Ung thư trực tràng gần hậu môn nên viêm nhiễm nhiều. Thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, đi phân dễ hơn. Vì có tác dụng tiêu độc giảm viêm, nên bệnh nhân có cảm giác nhẹ hơn, đỡ bệnh. Tuy nhiên, về lâu dài uống thuốc nam không có tác dụng chữa ung thư. Vẫn phải hóa xạ trị. Có thể kết hợp thuốc nam cho nhuận tràng rất tốt. Tôi vẫn khuyên bệnh nhân ăn khoai, đu đủ, chuối đi ngoài dễ hơn.

- Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng, có trường hợp nào khiến phó giáo sư nhớ nhất?

Tôi từng làm luận án chuyên khoa cấp 2 vấn đề mổ an toàn, mổ hàng ngàn ca ung thư trực tràng rất an toàn. Sau khi bảo vệ chuyên khoa 2, tôi làm luận án tiến sĩ về phẫu thuật bảo tồn cơ tròn với ung thư trực tràng. Luận án thành công và sau này hướng dẫn nhiều học trò bảo toàn cơ tròn ung thư trực tràng.

Cách đây 40 năm, ở Hà Nội bảo tồn cơ tròn rất ít. Tôi là một trong những người đi tiên phong bảo tồn cơ tròn và những người mổ trong thời kỳ đó cách đây 40 năm họ vẫn khỏe mạnh, đi ngoài bình thường. Đó là những ca bệnh khiến tôi nhớ nhất.

- Rất cảm ơn ông!

Minh Tuấn

 

3 chị em cùng phát hiện ung thư trong một năm

Từ đầu làng ngõ xóm xã Thanh Giang (Thanh Miện, Hải Dương) xôn xao một gia đình 9 người bị ung thư. Trong đó, hai chị em gái là bà Phạm Thị Thơi (1970) và bà Phạm Thị Mùi (1979) cùng mắc căn bệnh ung thư đại tràng quái ác.

"Tôi chưa thấy nhà nào như nhà bà Thơi, có tới 9 người bị ung thư. Nếu tính người ruột thịt thì là 8, nhưng chị dâu bà ấy lại mới phát hiện ung thư máu mấy tháng trước, giờ lên tới 9 người rồi", hàng xóm bà Thơi cho biết.

Bà Thơi là con thứ 5 năm trong gia đình. Mẹ bà mất do ung thư đại tràng, anh trai cả cũng đột ngột ra đi. Trong số 7 anh em ruột còn lại của bà có 6 người đang điều trị ung thư đại tràng.

Đầu năm 2017, em gái bà Thơi là bà Phạm Thị Mùi được chẩn đoán ung thư đại tràng, bà Thơi đưa em lên viện mổ theo chỉ định của bác sĩ. Cũng trong ngày định mệnh ấy, bà được bác sĩ khuyên đi xét nghiệm và rụng rời khi cầm kết luận của bác sĩ trên tay. Bà cũng bị ung thư đại tràng. "Bác sĩ bảo tôi ở giai đoạn 3 rồi", bà Thơi buồn bã.

Bà Thơi cũng như rất nhiều bệnh nhân ung thư đại tràng khác, gặp triệu chứng ban đầu nhưng nghĩ bệnh tiêu hóa thông thường "Tôi thấy đau bụng từ lâu rồi nhưng nghĩ chỉ bình thường thôi nên không đi khám. Đau bụng và đi ngoài khó thì nghĩ ăn cái gì vào nó nóng, nó mới thế. Đến khi đưa em lên Hà Nội mổ thì bác sĩ mới bảo tôi đi khám xem thế nào thì tôi mới phát hiện ra bệnh".

3 chị em cùng phát hiện ung thư trong một năm

May mắn hơn rất nhiều trường hợp ung thư đại tràng phải nhập viện trong tình trạng muộn, bà Thơi được bác sĩ khuyên đi xét nghiệm, bởi gia đình bà đã có tới 4 người bị bệnh này trước đó.

 

Sau khi em gái mổ xong, 1 tuần sau, bà Thơi nhập viện mổ đại tràng. Hiện tại, sức khỏe của cả hai chị em bà đã ổn định. "Lúc đi viện người ta đồn em gái tôi sắp chết rồi, lúc đó người nó gầy lắm, chỉ còn da bọc xương", bà Thơi chia sẻ.

Chia sẻ về trường hợp đặc biệt của gia đình 9 người bị ung thư, trong đó 7 người bị ung thư đại tràng, PGS- TS Đoàn Hữu Nghị - Chuyên gia Ung bướu bệnh viện MEDLATEC cho rằng đây "Đây là một chuyện rất hy hữu, không những đối với Việt Nam mình mà ngay cả trên thế giới".

Theo PGS-TS Đoàn Hữu Nghị, "Khi thấy những rối loại phân, đi lại nhiều lần trong một ngày, kéo dài trên một tuần thì cần thiết phải đi soi đại tràng hoặc tìm máu trong phân. Nếu những phân đó có dấu hiệu có hemoglobin, có hồng cầu ở trong máu, chúng ta nên đi soi đại tràng để phát hiện sớm. Phát hiện sớm đảm bảo khỏi đến 98%".

3 chị em cùng phát hiện ung thư trong một năm

Theo thống kê của Bộ Y tế, số lượng người Việt Nam mắc bệnh đại tràng mãn tính đã lên tới 4 triệu người, cao gấp 4 lần tỷ lệ mắc bệnh trung bình trên toàn cầu, lớn hơn tổng lượng người mắc bệnh của toàn châu Âu. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đều nhận định, nếu phát hiện sớm, bệnh ung thư đại tràng có khả năng chữa khỏi cao. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, người dân cần tham gia khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư sớm để kịp thời điều trị.

Minh Tuấn

 

Tìm nguyên nhân, triệu chứng để chữa đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa gây ra các cơn đau tập trung ở một bên cơ thể, từ thắt lưng lan xuống chân. Biết được những nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sẽ giúp lựa chọn được cách chữa phù hợp, ngăn chặn các biến chứng.

Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa là trạng thái rễ dây thần kinh tọa bị chèn ép bởi: Khối thoát vị, gai xương, u xương, viêm nhiễm cục bộ,… Tạo ra áp lực cột sống làm khí huyết ứ trệ dẫn đến cơn đau nhức âm ỉ, hạn chế vận động chi dưới.

Tìm nguyên nhân, triệu chứng để chữa đau thần kinh  tọa
Biến chứng đau dây thần kinh tọa nguy hiểm

Những triệu chứng đau thần kinh tọa điển hình

Đau dọc dây thần kinh tọa: Cơn đau xuất phát từ thắt lưng, lan xuống mặt trước, mặt sau của đùi và gót chân.

Hạn chế vận động: Động tác cúi, gập, ngửa, nghiêng người khó khăn.

Co cứng cột sống: Buổi sáng mất 30 phút để vận động giãn cơ lưng.

Dáng đi tập tễnh: Tình trạng đau thần kinh tọa tập trung ở một bên trong thời gian dài khiến cột sống bị vẹo, đi tập tễnh.

Rối loạn cảm giác: Cảm giác kiến bò râm ran, tê cứng ở vùng tổn thương, mất khả năng điều khiển đại, tiểu tiện. 

Ngoài các triệu chứng đau thần kinh tọa kể trên, người bệnh nên kiểm tra các dấu hiệu cận lâm sàng bằng các phương pháp hiện đại để xác định tình trạng đau của mình.

Tìm nguyên nhân, triệu chứng để chữa đau thần kinh tọa
Triệu chứng đau thần kinh tọa cận lâm sàng

Nguyên nhân đau thần kinh tọa thường gặp

Bệnh lý: Thoát vị đĩa đệm, , lao cột sống, u xương,... là những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa hàng đầu.

Lao động, sinh hoạt không khoa học: Bê vác, vận chuyển đồ bằng lưng hoặc ngồi làm việc, ngủ nghỉ sai tư thế.

Bẩm sinh: Nguyên nhân đau thần kinh tọa có thể do bệnh bẩm sinh như gai đôi S1, hẹp ống sống, dị tật trong bào thai,...

Tai nạn, va chạm: Cột sống bị tổn thương do tai nạn hoặc va chạm dẫn đến viêm nhiễm cột sống, chèn ép dây thần kinh tọa.

Tìm nguyên nhân, triệu chứng để chữa đau thần kinh tọa
Những nguyên nhân đau thần kinh tọa

Cách chữa đau thần kinh tọa

Chữa bằng thuốc Tây

 

Một số nhóm thuốc Tây được chỉ định sử dụng cho người bệnh đau thần kinh tọa gồm:

Thuốc kháng viêm không Steroid: Aspirin, Diclofenac,…

Thuốc giảm đau: Paracetamol, Acetaminophen

Thuốc giãn cơ: Myonal, Baclofen,…

Nhóm thuốc tiêm ngoài màng cứng: Corticoid,…

Chữa đau thần kinh tọa bằng thuốc Nam

Ngải cứu: Rửa sạch, sắc với nước uống từ 2 - 3 ngày. Kết hợp với việc đắp trực tiếp lên vị trí đau.

Lá lốt: Hơ nóng, đắp lên vùng bị đau.  Bệnh nhân đau thần kinh tọa thực hiện ngày từ 1 - 2 lần, kéo dài khoảng 1 tuần.

Cỏ xước: Cỏ xước 20g, sắc cùng 500ml nước. Đến khi nước cạn còn ½ thì đem ra uống. Ngày 2 - 3 lần.

Cây chìa vôi: Chìa vôi có thể nhai sống nuốt lấy nước hoặc sắc làm thuốc uống.

Một số bài tập hỗ trợ chữa đau thần kinh tọa

Tập luyện giúp giải phóng áp lực chèn ép lên rễ dây thần kinh tọa, giảm nhanh đau nhức. Một số bài tập như động tác ôm gối, tư thế chim bồ câu, xoay gối, tư thế con mèo,… là những bài tập điển hình hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa.

Tại chương trình "Sống khỏe mỗi ngày" - VTV2, Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) cho biết muốn chữa đau thần kinh tọa dứt điểm cần thực hiện theo một lộ trình khoa học, đầy đủ chứ không phải chỉ bằng biện pháp đơn lẻ. Trong đó, ông đề cao sự cải tiến, hiện đại và hiệu quả của phác đồ An Cốt Nam tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và An Dược.

Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa

Bác sĩ Toàn nhận định: "Hiếm có phác đồ chữa đau thần kinh tọa nào toàn diện như phác đồ An Cốt Nam. An Cốt Nam là sự tổng hòa các phương pháp từ Y học cổ truyền đến Y học hiện đại gồm: Cao dán, thảo dược tươi, vật lý trị liệu, bài tập chuyên biệt, kỹ thuật đốt thuốc của Nhật,… Từ đó giúp giảm nhanh đau nhức, thông kinh hoạt lạc, giải phóng chèn ép rễ thần kinh và phục hồi tổn thương gân cốt."

Bài thuốc An Cốt Nam đã giúp hơn 5000 bệnh nhân thoát khỏi đau thần kinh tọa nhanh chóng.

Tìm nguyên nhân, triệu chứng để chữa đau thần kinh tọa
Phác đồ chữa đau thần kinh tọa An Cốt Nam
Tìm nguyên nhân, triệu chứng để chữa đau thần kinh tọa

Ngọc Minh

 

‘Ung thư cổ tử cung có khả năng phòng ngừa cao’

"99.6% bệnh ung thư cổ tử cung có thể phòng tránh được, và có thể bị xóa sổ giống bệnh đậu mùa." Bác sĩ Chia Yin Nin, chuyên gia ung thư phụ khoa, bệnh viện Gleneagles, Singapore cho biết.

Khám sàng lọc để phòng ngừa

Bác sĩ Chia cho hay virus sinh u nhú ở người-HPV làm cổ tử cung bị viêm nhiễm. Ở 80% các trường hợp, virus tự biến mất và tế bào cổ tử cung trở lại bình thường. Tuy nhiên, trong 20% số ca, viêm nhiễm vẫn còn, các tế bào bị viêm tiến triển thành tế bào ung thư.

Bác sỹ Chia cho rằng phụ nữ không nên để đến mức như vậy. "Ở thời đại này, không phụ nữ nào nên để ung thư cổ tử cung gây tử vong. Chúng ta biết nguyên nhân và có các cách để phòng ngừa ung thư cổ tử cung." Phương pháp sàng lọc phổ biến nhất hiện nay là Phết tế bào Âm đạo - Pap Smear. Việc này sẽ cần y tá hoặc bác sỹ thực hiện thủ thuật lấy tế bào cổ tử cung và gửi tới phòng xét nghiệm xem có tế bào bất thường không. "Sau khi nhiễm virus, các tế bào ở cổ tử cung sẽ trải qua một quá trình thay đổi tiền ung thư (các dấu hiệu Nghịch sản Cổ tử cung) hàng năm trước khi ung thư hình thành."

Papsmear là tầm soát phòng tránh ung thư thứ phát, vì nó giúp phát hiện các thay đổi về mặt tế bào. Mặc dù việc này được khuyến nghị 3 năm/lần nhưng bác sỹ Chia khuyên nên làm test này hàng năm để giảm thiểu việc quên thực hiện và tăng độ chính xác.

"Việc này là do phết đồ âm đạo phụ thuộc vào người lấy mẫu và đọc kết quả, do đó đôi khi Papsmear là âm tính nhưng có thể không thực sự âm tính. Do đó, có thể nói rằng độ chính xác của việc Papsmear phụ thuộc vào tần suất thực hiện," bác sỹ Chia giải thích. Hơn nữa, nghiên cứu đã chứng minh Papsmear hay có xu hướng cho kết quả âm tính giả, với hơn 1/3 số phụ nữ được chẩn đoán ung thư cổ tử cung có kết quả Papsmear âm tính trong vòng ba năm trước đó.

Theo bác sĩ Chia,  xét nghiệm mới có độ nhạy và độ chính xác cao hơn đó là HPV test. HPV test là sàng lọc có mục đích chính để phòng ngừa, có nghĩa là chúng ta phát hiện virus HPV xuất hiện ở cổ tử cung, trước khi có bất kì tế bào nào thay đổi. Chỉ cần một lượng nhỏ DNA của virus hiện diện cũng có thể cho kết quả dương tính. Cách lấy mẫu cũng giống như đối với Papsmear, tuy nhiên kết quả kiểm tra HPV do máy đọc nên không mắc lỗi sơ suất của con người. Có loại kiểm tra tất cả các loại HPV và cũng có loại tập trung vào nhận diện chủng 16 và 18.

Phụ nữ nên chủ động

 

Nhiều bệnh nhân cảm thấy ngại và sợ đau nên thường tránh đi khám. Tuy nhiên, bác sỹ Chia khẳng định cả thủ thuật Papsmear và kiểm tra HPV đều chỉ hơi khó chịu một chút chứ không đau. "Chúng tôi khuyến khích phụ nữ đi khám sàng lọc ung thư cổ tử cung sử dụng cả Papsmear và kiểm tra HPV để cho kết quả chính xác hơn. Trước khi có kiểm tra HPV, Papsmear là lựa chọn duy nhất. Với sự phát triển và tiến bộ của công nghệ, giờ đây chúng ta có thể phát hiện chính xác sự hiện diện của virus HPV trực tiếp nhờ kiểm trả HPV test. Điều này có nghĩa là HPV test có thể được sử dụng thành phương pháp sàng lọc chính hoặc kết hợp cùng Papsmear. Sàng lọc là bước quan trọng đầu tiên trong việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Đã đến lúc phụ nữ phải có quyền tự quyết lấy sức khỏe của mình."

"Một số quốc gia như Thái Lan đã đưa HPV test thành kiểm tra bắt buộc trong sàng lọc ung thư cổ tử cung. Australia cũng thay thế phết tế bào âm đạo sang HPV test vào năm 2017." Singapore cũng đang làm như vậy, bác sỹ Chia cho hay. Tuy nhiên, HPV test không cần thực hiện đối với phụ nữ dưới tuổi 30. "Có rất nhiều viêm nhiễm tạm thời xảy ra trong độ tuổi này, vậy nên dương tính với HPV test sẽ cao hơn nhưng không phải có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Chỉ cần làm phết tế bào âm đạo thông thường là đủ. Những ai trên 30 tuổi thì cần làm HPV test bởi thường các viêm nhiễm ở độ tuổi này có xu hướng lâu dài và có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung."

"Rất nhiều người lầm tưởng rằng ung thư cổ tử cung chỉ xảy ra đối với những người có quan hệ không chung thủy. Họ nghĩ rằng mình không thuộc tuýp người vậy thì mình không thể bị nhưng ung thư cổ tử cung có thể xảy ra với bất kỳ ai. Thêm vào đó, nhiều khi không hề có triệu chứng như ra dịch hay chảy máu." Bác sỹ Chia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tầm soát.

Khi được hỏi về việc một phụ nữ nên làm thế nào để bình phục nếu phát hiện bị ung thư cổ tử cung. Bác sỹ Chia chia sẻ "Trước tiên, bệnh nhân cần được điều trị đúng cách. Nhiều phụ nữ chần chừ việc điều trị vì không muốn bị cắt bỏ tử cung hay muốn thử phương pháp khác thay thế. Tuy nhiên, nếu được điều trị ở giai đoạn sớm, họ có thể hoàn toàn khỏi bệnh.

'Ung thư cổ tử cung có khả năng phòng ngừa cao'

 Lệ Thanh

 

Cứu sống bệnh nhi bị hẹp khí quản, tim bẩm sinh hiếm gặp

 - Bệnh nhi H.M.N (8 tháng tuổi, quê Đăk Lăk) nhập viện trong tình trạng nguy kịch: viêm phổi nặng trên nền bệnh hẹp khí quản và  tim bẩm sinh.

Ngày 21/11, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bệnh nhi bị hẹp khí quản bẩm sinh lẫn bệnh tim bẩm sinh thuộc trường hợp rất hiếm, tỉ lệ tử vong gần như trên 90 %.

Tình hình bệnh nhi trở nặng, bệnh lý phức tạp, nếu bác sĩ chỉ chú ý, bé khó có thể qua khỏi.

Cứu sống bệnh nhi bị hẹp khí quản, tim bẩm sinh hiếm gặp

Ảnh chụp CT hình bệnh nhi bị hẹp khí quản bẩm sinh. Ảnh: BSCC

Bác sĩ Nguyễn Trần Việt Tánh, Khoa Ngoại tổng hợp cho biết, bệnh nhi được đưa vào phòng mổ trong tình trạng , kíp phẫu thuật phải trì hoãn liên tục để đợi bệnh nhi hồi sức.

Cuộc hội chẩn căng thẳng khi cả hội đồng đánh giá cơ hội cứu sống của bé rất thấp, tỉ lệ tử vong lên đến 90%. Mặc dù có cả máy ECMO (hỗ trợ tuần hoàn và trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể) có thể giúp ổn định tình trạng bệnh nhân song nguy cơ tử vong sau mổ của bệnh nhi rất cao.

Được sự tin tưởng gia đình, bác sĩ đã quyết định đưa bé vào phòng mổ. Ca mổ kéo dài 6 giờ, ê-kíp tiến hành tạo khí quản, xử lý ống động mạch và quai động mạch phổi trái. Song song đó, bác sĩ còn đặt máy tuần hoàn ngoài cơ thể cho bệnh nhi.

 

Sau 3 tuần sau cuộc mổ, sức khỏe bệnh nhi ổn định và có thể xuất viện.

Cứu sống bệnh nhi bị hẹp khí quản, tim bẩm sinh hiếm gặp

Bệnh nhi khỏe mạnh sau ca phẫu thuật cân não. Ảnh: BSCC

Theo bác sĩ Vũ Trường Nhân, Phó khoa ngoại tổng hợp, trường hợp hẹp khí quản bẩm sinh là bệnh khá hiếm gặp với tỉ lệ 1/65.000 và những trường hợp hẹp khí quản, kèm bệnh tim bẩm sinh lại đặc biệt hiếm.

Từ năm 2013, nhờ có sự hỗ trợ chuyên môn từ bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng 2 đã triển khai thành công kĩ thuật phẫu thuật tạo hình khí quản cho các trường hợp hẹp khí quản bẩm sinh. Đến nay, ê-kíp phẫu thuật lồng ngực của Bệnh viện Nhi đồng 2 đã cứu sống 50 trường hợp hẹp khí quản bẩm sinh.

Phan Nhơn

Câu chuyện bất ngờ phía sau bức ảnh gây chấn động thế giới năm 1987 và đã làm thay đổi lịch sử nền y học.

Bé trai 5 tuổi ở Long An được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM trong tình trạng méo miệng, yếu liệt tứ chi do có nhồi máu não.

Bác sĩ khoa Nội thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy không nhớ cụ thể ngày giờ thăm khám và đã khám cho những bệnh nhân nào, tình trạng của họ ra sao.

 

Ngộ nhận sai lầm về cắt amidan

Cắt amidan gây mất tiếng, cắt amidan rất đau, gây chảy máu, amidan là hàng rào miễn dịch quan trọng không được cắt bỏ… là những ngộ nhận sai lầm của nhiều người về phẫu thuật cắt amidan.

Mẹ nhất quyết không cho con cắt amidan vì sợ con… mất tiếng!

Chị V.T.N có con gái 8 tuổi đã bị viêm amidan 2 năm nay. Mỗi lần viêm amidan tái phát là con lại bị đau họng, sốt cao, nuốt đau kèm chán ăn và hay nôn ói. Chị N. đưa con đi khám, bác sĩ chỉ định phải cắt amidan để loại bỏ ổ viêm tái đi tái lại nhiều lần.

Ngộ nhận sai lầm về cắt amidan
Viêm amidan phổ biến hàng đầu trong các bệnh lý tai mũi họng ở trẻ

"Thấy con còn nhỏ mà cứ bị viêm amidan suốt cả nhà cũng lo lắng lắm. Mỗi lần con ốm là tôi lại đưa con đến viện khám lấy thuốc nhưng đợt khám gần đây bác sĩ khuyên tôi nên cho cháu phẫu thuật cắt amidan để điều trị bởi tình trạng viêm của con tái phát quá nhiều lần. Nghe đến phải phẫu thuật tôi sợ quá bởi trước đó có nghe một số mẹ bảo cắt amidan dễ khiến con bị mất tiếng", chị N. chia sẻ.

Thực tế, mất tiếng do cắt amidan trước đây có xảy ra do dùng phương pháp phẫu thuật cũ, không đảm bảo an toàn, kỹ thuật cắt của người tiến hành phẫu thuật tại các cơ sở y tế, phòng khám chui không đảm bảo làm tổn thương dây thanh quản. Theo bác sĩ Dương Văn Tiến, Trưởng Phòng khám Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, ngày nay với áp dụng tiến bộ y học trong phẫu thuật cắt amidan bằng dao plasma cùng với đảm bảo phẫu thuật tại cơ sở y tế thì chuyện mất tiếng là không xảy ra.

"Cắt amidan đúng kỹ thuật không thể gây ra chuyện không phát âm được bởi quá trình phẫu thuật loại bỏ ổ viêm amidan khỏi vùng họng không hề động đến thanh quản - cơ quan phát âm quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên thực tế vẫn có trường hợp trẻ cắt amidan xong bị mất tiếng nhưng là do yếu tố tâm lý, không phải do phẫu thuật", bác sĩ Tiến cho biết.

Giải thích rõ hơn về vấn đề này, bác sĩ Tiến cho hay sau khi cắt amidan trẻ nhỏ đều được khuyên nên hạn chế nói, ho, hắng giọng nhất là những ngày đầu sau phẫu thuật. Nhiều phụ huynh muốn con mau hồi phục nên "cấm" con nói hoàn toàn. Chính điều này khiến con dễ bị ức chế, nghĩ mình không được nói dẫn đến khó phát âm sau đó. "Thông thường sau cắt amidan trẻ chỉ nên hạn chế nói trong 2 - 3 ngày và sau đó phải luyện âm lại dần đến khi giọng nói bình thường và trong trở lại", bác sĩ Tiến khuyên.

Nhiều ngộ nhận sai lầm về phẫu thuật cắt amidan

Ngoài hiểu lầm phẫu thuật cắt amidan có thể gây mất tiếng, còn có rất nhiều ngộ nhận sai lầm về phẫu thuật cắt amidan khác, điển hình là:

 

Amidan là hàng rào miễn dịch, không được cắt bỏ

Bình thường, amidan là những tế bào lympho để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Ngoài ra, amidan cũng là nơi sản xuất kháng thể IgG rất cần thiết trong miễn dịch. Tuy nhiên, khi bị viêm đi viêm lại nhiều lần, khả năng chống vi khuẩn bị yếu đi do chính các ổ viêm nằm trong amidan. Lúc này, đây lại là nơi khởi phát các đợt viêm vùng họng và cần phải loại bỏ.

Ngộ nhận sai lầm về cắt amidan
Cắt amidan bằng dao plasma an toàn, ít đau, gần như không chảy máu tại Bệnh viện Thu Cúc

Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi không được cắt amidan

Nhiều người có suy nghĩ rằng trẻ nhỏ dưới 10 tuổi không được cắt amidan vì sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch nhưng điều này lại không đúng với thực tế.

Theo chia sẻ của bác sĩ Tiến, cắt amidan phải được xem xét theo chỉ định phẫu thuật như viêm mạn tính tái lại trên 5 lần trong năm, viêm amidan gây khó nuốt, khó nói, gây biến chứng viêm tai giữa, viêm phế quản… Độ tuổi chỉ mang tính chất tương đối và không có giới hạn nhất định.

Cắt amidan rất đau, chảy máu nhiều

 Phương pháp phẫu thuật cắt amidan hiện đại bằng dao plasma có ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các phương pháp phẫu thuật cắt amidan truyền thống. Phương pháp này sử dụng sóng năng lượng từ tần số radio để phá hủy các mô bị viêm với nhiệt độ phù hợp, khoảng 65 - 90 độ C nên không gây bỏng. Ngoài ra, dao plasma có thể cắt, đốt và cầm máu dễ dàng ngay trong khi mổ, giảm thiểu tối đa nguy cơ chảy máu, giúp bệnh nhi hầu như không đau đớn.

 Minh Tuấn

 

Người đàn ông đầu tiên mang thai trên thế giới và câu chuyện bí ẩn phía sau

Sanju Bhagat 36 tuổi được đưa vào bệnh viện vì nghi có khối u ác tính trong bụng, nhưng sau đó bác sĩ đã phát hiện ra ông đang mang thai.

Năm 1999 tại Nagur, Ấn Độ có một người đàn ông 36 tuổi tên là Sanju Bhagat luôn bị hàng xóm và người xung quanh nhìn bằng ánh mắt hiếu kỳ vì phần bụng của anh bị phình to như quả bóng từ khi còn nhỏ. Thời điểm bấy giờ, khoa học công nghệ cũng như y học tại Ấn Độ chưa phát triển, nền dân trí còn thấp vì vậy Sanju không được bố mẹ đưa đi khám. Mãi sau này, khi chiếc bụng "quả bóng" của Sanju trở nên đau nhức thậm chí nghẹt thở vì quá to, ông mới được đưa đến bệnh viện kiểm tra.

Người đàn ông đầu tiên mang thai trên thế giới và câu chuyện bí ẩn phía sau

Sanju Bhagat có một chiếc bụng phình to từ nhỏ nhưng do không có điều kiện và nền dân trí thấp nên không được đi khám

Sau quá trình xét nghiệm, ngay lập tức bác sĩ quyết định phẫu thuật cho Sanju vì cho rằng anh có một khối u lớn ác tính trong dạ dày dẫn đến tình trạng ổ bụng phình to. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã nhìn thấy cảnh tượng trước nay chưa từng có, thay vì là khối u như dự đoán, họ phát hiện ra các phần như: xương tay, chân, xương hàm và tóc.

"Tôi đã rất bàng hoàng và cảm thấy kinh dị, khối u mà bệnh nhân mang trong người gây sốc cho tất cả chúng tôi khi đó", Bác sĩ Mehta - người trực tiếp mổ cho Sanju chia sẻ.

Với điều kiện y học kém phát triển như nhưng năm 1999, khi chứng kiến cảnh tượng này, các bác sĩ thật sự cho rằng bằng cách nào đó Sanju đã mang thai và "bào thai" trong bụng là một dạng thai hư. Tuy nhiên, sau một quá trình nghiên cứu các chuyên gia y học tại bệnh viện đã phát hiện ra rằng bào thai này thực chất là em trai sinh đôi của Sanju đã sống ký sinh trong dạ dày anh trai gần 40 năm.

Người đàn ông đầu tiên mang thai trên thế giới và câu chuyện bí ẩn phía sau

Bào thai người em trai song sinh trong bụng Sanju.

 

Đây là hiện tượng thai trong thai cực hiếm gặp, xuất hiện ở giai đoạn đầu của thai kỳ song sinh khi một thai nhi phát triển lấn át rồi dần ôm trọn thai nhi còn lại. Trong khi bào thai bên ngoài vẫn phát triển như bình thường, bào thai bên trong vẫn tiếp tục hút chất dinh dưỡng của người anh em sinh đôi để phát triển.

Thường cả 2 bào thai này sẽ chết khi nhau thai chung bị đứt vào thời điểm sinh nở. Nhưng trong trường hợp của Sanju Bhagat, không những anh phát triển khỏe mạnh mà người em trai vẫn tiếp tục sống ký sinh suốt 36 năm sau đó.

Mặc dù sau khi phẫu thuật, sức khỏe của Sanju đã trở về bình thường, nhưng anh luôn cảm thấy buồn vì người em xấu số của mình đã không được sinh ra, hơn nữa còn bên cạnh anh trong suốt 36 năm nhưng anh lại không hề hay biết.

Hiện tượng "thai trong thai" là gì?

Bình thường đó là những cặp sinh đôi cùng trứng nhưng do quá trình phân chia muộn của phôi dẫn đến tình trạng "thai trong thai". Sự phân chia của những cặp song sinh cùng trứng từ ngày thứ 3, 4 sau khi thụ thai nhưng do sự phân chia muộn hơn, khoảng từ ngày thứ 7, 8 sẽ dẫn đến các trường hợp thai trong thai.

Hầu hết các trường hợp này thai đều chết trong chu kỳ 3 tháng đầu tiên của thai nghén, một số ít sống được thì sinh ra trong tình trạng thai dính nhau chung một hoặc nhiều bộ phận cơ thể, một số ít khác là dạng "thai trong thai".

Để phòng tránh được các dị dạng thai nhi nói chung, các nhà sản khoa cho rằng quá trình trước và trong thời kỳ thai nghén, đặc biệt là 3 tháng đầu các bà mẹ cần tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại và các tia phóng xạ. Nên tiêm phòng các loại bệnh truyền nhiễm như cúm, Rubella, thủy đậu.

An An(Dịch theo Sina)

Theo lý thuyết, khi 2 cặp song sinh cùng trứng kết hôn con cái của những người này sẽ là anh chị em họ, nhưng khoa học thì nói là anh chị em ruột.  

Gần đây dư luận Trung Quốc đang xôn xao một vụ việc cậu bé 2 tuổi rưỡi xuất hiện tình trạng ốm nghén, sau khi kiểm tra phát hiện thai nhi trong bụng, điều này thật sự rất kỳ lạ!

"Nếu vợ mình không thể mang thai, là người trụ cột trong gia đình, tôi nghĩ mình nên giúp đỡ cô ấy", Thomas Beatie - người đàn ông mang thai đầu tiên trên thế giới cho biết.

 

Bé trai 6 tuổi ở bị chó nhà cắn nát mặt

 - Bệnh viện Nhi Thanh Hóa vừa tiếp nhận một bé trai 6 tuổi bị chó nhà nuôi chắn nát mặt.

Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa Lê Đăng Khoa hôm nay cho biêt, bệnh viện vừa tiếp nhận bé Nguyễn Đình Đồng (6 tuổi, trú xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia) bị chó nhà cắn.

Trước đó, vào khoảng 14h30', ngày 17/11, bé Đồng được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nhiều vết thương vùng mặt, mũi, đầu và tổn thương vùng hốc mắt, đứt ống tuyến lệ.

Bé trai 6 tuổi ở bị chó nhà cắn nát mặt
Cháu Đồng đang được điều trị tại bệnh viện

Người nhà cháu bé cho biết, khi bé đang chơi ngoài ngõ thì bị chó nhà tấn công.

Theo Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, hiện bệnh nhi đang được điều trị kháng sinh tích cực, chăm sóc vết thương. Các bác sĩ cũng đã tư vấn cho gia đình đưa bé đến Trung tâm Y tế dự phòng để tiêm phòng dại và uốn ván.

 

Các bác sĩ khuyến cáo, với những gia đình có con nhỏ nên hạn chế nuôi chó. Nếu nuôi chó phải tiến hành tiêm phòng, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó, không thả chó nếu không có rọ mõm.

Trong trường hợp người bị chó cắn thì cần nhốt hoặc theo dõi chó trong vòng một tuần. Nếu chó có biểu hiện bất thường hoặc ốm, chết thì phải đưa người bị chó cắn đi tiêm phòng ngay.

Bệnh nhân nhi 6 tuổi đã tử vong tại bệnh viện Đa khoa quận Lê Chân sau hơn 1h nhập viện điều trị tiêu chảy. Phía bệnh viện đã hỗ trợ gia đình cháu bé 100 triệu đồng.

Cô gái trẻ sống trong đau đớn nhiều năm và liên tiếp phải đi vệ sinh 30 lần/ngày. Cuối cùng cô buộc phải cắt ruột nếu không sẽ chết.

Cô gái 23 tuổi tên Tiểu Trần không ngờ rằng, trong 3 ngày từ lúc không nhìn rõ mọi vật cho đến khi đột nhiên 2 mắt bị mù. Tất cả những việc này đều do bệnh tiểu đường của cô gây nên.

"Hợp chất Fucoidan mang lại sức khỏe và hy vọng" là những đúc kết tâm huyết của BS.Daisuke Tachikawa trong sự nghiệp nghiên cứu và điều trị ung thư.

Lê Dương

 

Bài đăng phổ biến